Điều kiện kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình giải quyết tranh chấp về đất đai trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 44 - 47)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu

4.1.3. Điều kiện kinh tế

Trong công cuộc đổi mới, Đảng bộ và nhân dân Gia Lâm không ngừng phấn đấu, tranh thủ điều kiện và thời cơ thuận lợi, phát huy nguồn lực, động viên mọi tầng lớp nhân dân hăng hái lao động, sản xuất kinh doanh giành nhiều thành

tựu to lớn: kinh tế liên tục phát triển và có mức tăng trưởng khá, các lĩnh vực văn hóa xã hội có tiến bộ rõ rệt, an ninh quốc phịng được giữ vững, bộ mặt nơng thơn, đơ thị có nhiều đổi mới, đời sống của nhân dân không ngừng được cải thiện và nâng cao, lòng tin của nhân dân với Đảng, chính quyền được củng cố, tăng cường.

Bảng 4.1. Bảng cơ cấu ngành của huyện Gia Lâm theo báo cáo thống kê của UBND các xã, thị trấn từ năm 2015 đến năm 2018

Lĩnh vực

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Tỷ đồng % Tỷ đồng % Tỷ đồng % Tỷ đồng % Tỷ đồng % Nông nghiệp 152.3 4.1 162.4 4.2 356.1 8.05 320.5 6.8 332.4 6.84 Công nghiệp 1390 37.5 1450 37 1530 34.6 1658 35.2 1705 35.09 Dịch vụ 2157 58.4 2259 58 2536 57.3 2738 58.1 2821 58.06 Tổng 3699.3 100 3871.4 100 4422.1 100 4716.5 100 4858.4 100

Nguồn: UBND huyện Gia Lâm (2018)

Trong những năm gần đây, kinh tế của huyện liên tục phát triển và có mức tăng trưởng cao, giá trị sản xuất tăng bình qn từ 13 - 14.1%/năm, trong đó cơng nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp, xây dựng cơ bản tăng bình qn 17.5%/năm, thương mại, dịch vụ tăng bình qn 15.1%/năm, nơng nghiệp tăng 4%/năm. Giá trị sản xuất trên 1 ha canh tác đạt 54.3 triệu đồng/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tiến bộ tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - thương mại dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp. Cơ cấu kinh tế của huyện hiện nay: công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp chiếm 53.5%, thương mại - dịch vụ chiếm 23.4%, nơng nghiệp cịn 23.1%. Cụ thể, tăng trưởng kinh tế trong 3 năm 2015 - 2017 tăng bình quân 11.25%; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Thu nhập bình quân đầu người năm 2017 đạt 41.2 triệu đồng/người, bằng 1.07 lần so với cả nước. Trên địa bàn hiện có 7 cụm cơng nghiệp, làng nghề, trong đó có 4 cụm cơng nghiệp, làng nghề đang hoạt động với tỷ lệ lấp đầy đạt trên 99%. Hiện tồn huyện có 2.518 DN đang hoạt động và hơn 10.000 hộ sản xuất kinh doanh.

Cùng với phát triển kinh tế, Gia Lâm đặc biệt chăm lo tới lĩnh vực văn hóa, xã hội: Đẩy mạnh cuộc vận động "Tồn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hóa", 55/127 thơn, làng đạt tiêu chuẩn làng văn hóa trong đó có 12 thơn đạt tiêu chuẩn cấp thành phố, 86% hộ gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa, chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao, nhiều năm liên tục là đơn vị dẫn đầu các huyện ngoại thành, đến nay đã xây dựng được nhiều trường đạt chuẩn quốc gia. Cơng tác chăm sóc sức khỏe nhân dân được đặc biệt quan tâm, không để dịch bệnh xảy ra, luôn chú trọng cơng tác an tồn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh môi trường, đã xây dựng 19/22 xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế, giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng xuống còn 15.9%, tỷ lệ sinh 16.1%. Ngoài ra, huyện cũng là đơn vị dẫn đầu thành phố trong việc thực hiện tốt chính sách người có cơng và chính sách xã hội.

Đặc biệt đến thời điểm này, so sánh với các tiêu chí thành lập quận theo Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 và Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của UBTV Quốc hội, huyện Gia Lâm đã có 24/28 tiêu chí đạt và cơ bản đạt. Đối với các xã, thị trấn, so sánh với 16 tiêu chí thành lập phường, đã có từ 8 - 13/16 tiêu chí đạt và cơ bản đạt. Để hồn thiện các tiêu chí lên quận theo Đề án “Đầu tư xây dựng huyện Gia Lâm thành quận vào năm 2020”, huyện Gia Lâm xác định tiếp tục tập trung phát triển kinh tế; đẩy

mạnh huy động các nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng theo hướng đô thị; quan tâm đầu tư phát triển các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế; hồn thiện các tiêu chí về phát triển kinh tế - xã hội và hệ thống cơ sở hạ tầng. Phấn đấu đến năm 2020, huyện Gia Lâm và các xã, thị trấn thuộc huyện đáp ứng các yêu cầu, tiêu chuẩn của quận, phường theo quy định.

Theo đó, các chỉ tiêu chủ yếu mà huyện Gia Lâm dự kiến đề ra đến năm 2020, quy mô dân số dự kiến đạt khoảng 383.000 người. Về phát triển kinh tế - xã hội, huyện phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 13.2%/năm. Hàng năm, hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu thu ngân sách nhà nước TP giao; cân đối thu chi ngân sách theo hướng thu nhiều hơn chi. Thu nhập bình quân đầu người đạt 59.6 triệu đồng/người/năm (cao hơn 1.15 lần mức thu nhập bình quân đầu người của cả nước). Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp đạt trên 93.65%; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 60%; giải quyết việc làm bình quân hàng năm đạt trên 7.900 lao động; tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 0.5%.

phấn đấu mật độ đường giao thông đô thị đạt trên 10km/km2; hệ thống cung cấp nước sạch đến 22 xã, thị trấn đạt 100%; tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước sạch tập trung đạt trên 87%; tỷ lệ trường học đạt chuẩn quốc gia trên 94%; xây mới 1 trường THPT công lập; 100% xã, thị trấn đạt chuẩn Quốc gia về y tế. Bảo đảm 100% nước thải của các cụm điểm công nghiệp và nước thải sinh hoạt được thu gom, xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường chất lượng; phân loại chất thải tại nguồn và 100% chất thải rắn sinh hoạt được thu gom, xử lý hợp vệ sinh. Phát triển diện tích khơng gian xanh đơ thị, phấn đấu đạt chỉ tiêu 7.5m2/người. Các tiêu chí khác đảm bảo đủ tiêu chuẩn theo quy định pháp luật về tiêu chí cơ sở hạ tầng của quận.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình giải quyết tranh chấp về đất đai trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 44 - 47)