Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội của huyện Gia Lâm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình giải quyết tranh chấp về đất đai trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 47 - 51)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu

4.1.4. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội của huyện Gia Lâm

những dấu ấn rất riêng. Trong qua trình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh, quốc phòng, Đảng bộ và nhân dân huyện Gia Lâm đã xác định cho mình một tầm nhìn xa, tạo nên hành trang lớn trên con đường phát triển vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội cơng bằng, dân chủ, văn minh.

4.1.4. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội của huyện Gia Lâm Gia Lâm

4.1.4.1. Những thuận lợi về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Gia Lâm

Huyện Gia Lâm có vị trí địa lý chính trị quan trọng của thủ đơ Hà Nội, có lợi thế về mặt đối ngoại là trung tâm tam giác của tăng trưởng kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Gia Lâm là trung tâm cảu nhiều đầu mối giao thông quan trọng nằm dọc tuyến giao thông này. Quan hệ giao lưu với các quận huyện trong và ngồi thủ đơ rất thuận lợi thông qua các cây cầu lớn. Đây là điều kiện rất thuận lợi thúc đẩy giao lưu liên kết mạnh mẽ giữa các tỉnh và các địa phương khác trong nước.

Phần lớn diện tích của huyện Gia Lâm khơng phức tạp và vùng phụ cận là đồng bằng, thấp dần từ tây xuống đông nam theo hướng chung của địa hình thành phố và cũng là theo hướng của dịng chảy sơng Hồng. Vùng đồng bằng có điều kiện bằng phẳng được bồi tụ phù sa của sơng Hồng bề dày phù sa trung bình 90 - 120 cm. Từ đó huyện có rất nhiều thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp cũng như cho phát triển hạ tầng, dân dụng và công nghiệp.

Đất đai được bồi tụ phù sa của hệ thống sông Hồng màu mỡ phì nhiêu, trên nền địa hình khá bằng phẳng cùng với khí hậu, thời tiết và nguồn nước ngọt dồi dào phân bố đều trên các ao hồ trong huyện nên huyện rất phù hợp cho phát

triển nông nghiệp nhất là trồng lúa và các loại rau màu. Bên cạnh đó, Gia Lâm là một huyện ngoại thành nên có thuận lợi cho tiêu thụ sản phẩm nơng nghiệp nói chung và rau an tồn nói riêng của huyện Gia Lâm có rất nhiều thuận lợi.

Bên cạnh đó, sự khởi sắc trong các lĩnh vực kinh tế đã góp phần làm thay đổi diện mạo xã hội và cải thiện đời sống nhân dân trong huyện. Nhiều cơng trình xây dựng cơ bản được hồn thành, hệ thống đường giao thông được củng cố, từ tỉnh lộ đến đường liên xã, liên thơn đều được bê tơng hoặc nhựa hố, thuận lợi cho việc giao lưu, trao đổi hàng hố với bên ngồi. Huyện Gia Lâm có nguồn nhân lực dồi dào, với lực lượng trong độ tuổi có khả năng lao động cao so với dân số. Trong đó, tỷ lệ lao động qua đào tạo đã từng bước được nâng lên. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân trong huyện ngày càng được cải thiện, số hộ nghèo giảm, thu nhập bình quân đầu người hàng năm tăng, chất lượng cuộc sống ngày càng được đảm bảo.

4.1.4.2. Những khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Gia Lâm

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, kinh tế huyện vẫn cịn nhiều khó khăn, hạn chế do vốn đầu của nhà nước còn hạn chế, khả năng thu hút nguồn vốn từ bên ngồi chưa cao. Đời sống nhân dân tuy có được cải thiện nhưng cịn một bộ phận dân cư có thu nhập thấp, đời sống cịn gặp nhiều khó khăn.

Cơ sở hạ tầng cơ sở kỹ thuật của huyện những năm gần đây tuy đã được quan tâm đầu tư cải thiện, nhưng ở nhiều nơi vẫn đang ở tình trạng xuống cấp, thiếu đồng bộ, chưa đủ đáp ứng cho một nền sản xuất hàng hóa và phát triển dịch vụ trong điều kiện cạnh tranh gay gắt, chưa thu hút được nhiều từ các nhà đầu tư trong và ngồi nước.

4.2. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIA LÂM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

4.2.1. Tình hình quản lý đất đai trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội

Sau khi Luật đất đai năm 1987 đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá VIII, kỳ họp thứ 2, thông qua ngày 29 tháng 12 năm 1987, tiếp theo đó là Luật Đất đai năm 1993 có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 và Luật Đất đai 2003 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2004, thì cơng tác quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn huyện Gia Lâm đã được kiện toàn

một bước quan trọng. Bộ máy tổ chức của ngành địa chính đã được thành lập ở 2 cấp, huyện, xã để giúp UBND các cấp quản lý đất đai ở địa phương.

Trong thời gian hơn 10 năm trước khi Luật Đất đai năm 2013 ra đời và có hiệu lực ngày 1 tháng 7 năm 2014, công tác quản lý và sử dụng đất đai tại huyện Gia Lâm đã thực hiện được một khối lượng lớn công việc như: Điều tra, khảo sát, đo đạc, lập hồ sơ địa chính; Xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; Giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất; Đăng ký đất đai, lập và quản lý sổ địa chính, quản lý hợp đồng cho thuê đất, thống kê, kiểm kê, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Thanh tra đất đai, giải quyết tranh chấp, khiếu nại các vi phạm trong quản lý và sử dụng đất đai. Việc giao đất lâu dài và ổn định cho các hộ nông dân đã giải quyết cơ bản được vấn đề ruộng đất, cho phép người nông dân thực sự chủ động suy nghĩ trên thửa ruộng của mình. Từ đó năng suất tăng nhanh, đời sống vật chất và tinh thần của nông dân được cải thiện đáng kể.

Để thực hiện các nội dung quản lý nhà nước về đất đai ở huyện Gia Lâm, UBND huyện đã ban hành nhiều văn bản pháp quy về lập quy hoạch, giao đất, thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất, chuyển quyền sử dụng đất, đăng ký địa chính, cấp GCNQSDĐ, thanh tra xử lý các vi phạm về đất đai... Đã hoàn thành cơ bản công tác đo đạc, lập Bản đồ Địa chính trên địa bàn huyện và giao cho UBND các xã, thị trấn để phục vụ kịp thời công tác quản lý đất đai.

Đối với vấn đề quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất, huyện đã xây dựng kế hoạch sử dụng đất hàng năm, quy hoạch kế hoạch sử dụng đất huyện đến năm 2020. Công tác giao đất, cho thuê đất trên địa bàn huyện đã đáp ứng được yêu cầu sử dụng đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Song trong thực tiễn công tác này cịn nặng về thủ tục hành chính, thiếu kiểm tra xem xét sau khi có quyết định giao đất, cho thuê đất đối với các dự án đầu tư. Do đó tình hình giao đất, cho th đất khơng đúng thẩm quyền, sử dụng đất đai sai mục đích được giao, được thuê còn xảy ra khá phổ biến. Huyện đã cơ bản hồn thành cơng tác giao đất nông nghiệp ổn định lâu dài và cấp GCNQSDĐ nơng nghiệp cho các hộ gia đình và cá nhân, toàn huyện đã cấp được 1.951 giấy chứng nhận đạt 86.7%.

Công tác thanh tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo đã có nhiều chuyển biến, giải quyết tập trung có hiệu quả, xử lý được một số điểm nóng, các vụ khiếu kiện chính sách nhà tồn đọng, không để các vụ mới phát sinh, kiên quyết xử lý thu hồi đất của các tổ chức, đơn vị sử dụng đất để hoang hóa khơng sử dụng, sử dụng sai mục đích đã đạt được những kết quả tích cực, các tổ chức,

cá nhân đã từng bước nhận thức đúng đắn việc quản lý, sử dụng đất theo đúng quy định của pháp luật, khai thác sử dụng đất có hiệu quả. UBND huyện đã chỉ đạo các phòng, ban, ngành, Thanh tra huyện cùng UBND các xã, thị trấn tiến hành kiểm tra việc quản lý, sử dụng đất và giải quyết nhiều vụ tranh chấp về đất đai giữa các tổ chức với nhau và giữa tổ chức với dân, giữa dân với dân.

Năm 2015, phòng Tài nguyên và môi trường đã xử lý 67% trong tổng số 52 đơn khiếu nại, tranh chấp đất đai; kiểm tra 8 vụ theo yêu cầu của UBND huyện; tổ chức 03 vụ thanh tra theo chương trình. Năm 2016, phịng Tài ngun và Mơi trường cũng đã thanh tra và có kết luận 20/27 đơn thư về tranh chấp đất đai, đạt 74%.

Về tình hình quản lý đất đai, đối với các trường hợp không sử dụng đất quá 12 tháng kể từ ngày được giao đất, huyện đã thực hiện kiểm tra các hộ gia đình sử dụng đất, phát hiện có vi phạm về quản lý sử dụng đất, trong đó một số hộ được giao đất cịn để hoang hóa chưa sử dụng. UBND huyện đã tiến hành rà soát và xử lý thu hồi đất của các hộ gia đình, cá nhân để đất hoang hóa khơng sử dụng. Tồn bộ diện tích đất thu hồi trên được giao cho UBND các xã, thị trấn để quản lý, lập phương án bồi thường cho các chủ sử dụng đất bị thu hồi, giải phóng mặt bằng và đề xuất phương án sử dụng đất có hiệu quả.

Công tác quản lý đất đai trên địa bàn huyện Gia Lâm trong những năm qua, đặc biệt từ khi Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn có hiệu lực thi hành, công tác quản lý đất đai trên địa bàn huyện đã có nhiều chuyển biến tích cực như: xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của HĐND huyện và UBND huyện; công tác giao đất, cho thuê đất được thực hiện đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đến nay đạt kết quả khá; công tác thống kê, kiểm kê đất đai được thực hiện định kỳ; công tác xây dựng Bảng giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp, khiếu nại về đất đai được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, góp phần giữ vững ổn định chính trị, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện vẫn còn tồn tại và bất cập như: việc lập quy hoạch sử dụng đất còn chậm, sự phối hợp của các ngành, các cấp trong công tác lập và quản lý quy hoạch chưa chặt chẽ, tự ý chuyển mục đích sử dụng đất nơng nghiệp sang đất phi nông nghiệp, đặc biệt tại những địa phương quy hoạch phát triển đô thị; đất do các công ty được giao quản lý, sử dụng bị lấn, chiếm và sử dụng sai mục đích... làm cho tình

hình quản lý đất đai gặp nhiều khó khăn, nhất là cơng tác thu hồi đất, bồi thường hỗ trợ, tái định cư và giải phóng mặt bằng. Nguyên nhân tồn tại là do ý thức chấp hành pháp luật đất đai của một số tổ chức, cá nhân chưa tốt; công tác thanh tra, kiểm tra việc quản lý và sử dụng đất của các tổ chức, cá nhân chưa được quan tâm, chú trọng, việc xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật đất đai chưa triệt để, công tác tuyên truyền, phổ biến về pháp luật đất đai chưa được chú ý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình giải quyết tranh chấp về đất đai trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)