Phương pháp minh họa bằng sơ đồ, đồ thị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình giải quyết tranh chấp về đất đai trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 41)

Sử dụng các dạng biểu đồ và đồ thị để thể hiện một số kết quả nghiên cứu của đề tài.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN

GIA LÂM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 4.1.1. Điều kiện tự nhiên

Gia Lâm là một huyện ở ngoại thành nằm ở phía Đông bắc thủ đô Hà Nội: phía Bắc giáp quận Long Biên, huyện Đông Anh, Tây nam có địa giới là dòng sông Hồng, nơi bên kia bờ là nội thành và huyện Thanh Trì - Hà Nội, Đông bắc và Đông tiếp giáp với 3 huyện Từ Sơn, Tiên Du, Thuận Thành (tỉnh Bắc Ninh), Nam giáp huyện Văn Lâm và Văn Giang (tỉnh Hưng Yên).

Sơ đồ 4.1. Sơ đồ vị trí địa lý của huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội

Trước năm 2004, huyện có 35 xã, thị trấn với dân số trên 36 vạn người, diện tích đất tự nhiên trên 175 km2. Năm 2004, thực hiện Nghị định 132/2004/NĐ-CP của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập quận mới Long Biên, huyện Gia Lâm còn 20 xã và 02 thị trấn. Đến nay dân số của Gia Lâm có trên 24 vạn người, 53.700 hộ gia đình, diện tích đất tự nhiên 114 km2 (bình quân 1800 người/km2), trong đó diện đất nông nghiệp là 67.21 km2 chiếm 58,99%, người lao động chiếm gần 65% lao động của huyện.

Gia Lâm là nơi giao tiếp nhiều đường giao thông lớn, đường quốc lộ 1A, 1B, quốc lộ 5, đường sắt Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội - Lạng Sơn - Lào Cai, có sông Hồng, sông Đuống, các nhà ga, bến xe, bến bãi, kho tàng, hệ thống thông tin vô tuyến, hữu tuyến... tạo mối giao lưu kinh tế với phía Đông và phía Bắc đồng bằng Bắc Bộ; nằm trong vùng tam giác kinh tế động lực: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Đây chính là động lực và là tiềm năng to lớn của Gia Lâm để phát triển kinh tế thương mại, du lịch, dịch vụ giao thông, giao lưu hàng hóa cả trong hiện tại và tương lai.

Là huyện thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ, nằm trong vùng châu thổ sông Hồng và sông Đuống, với 6.400 ha đất trong đê và 2.100 ha đất bãi, huyện Gia Lâm được chia làm ba khu vực chính là: Bắc Đuống, Nam Đuống và sông Hồng. Nhìn chung, địa bàn huyện Gia Lâm nằm trong địa hình của miền đồng bằng, tiếp giáp miền trung du độ cao thấp chênh lệch nhau không nhiều. Nhìn tổng quát, sông Đuống được coi là mạch máu của huyện. Địa hình thoải dần từ hai bờ phía Bắc Đuống và phía Quốc lộ 5. Đất đai Gia Lâm màu mỡ, cây cối quanh năm tươi tốt, là điều kiện thuận lợi cho phát triển trồng trọt. Chăn nuôi gia súc, gia cầm ngày một phát triển.

Nghề thủ công phát triển sớm: người thợ thủ công từ lâu nhóm lập phường, họ, dần phát triển thành làng, trại chuyên nghiệp... Hàng gốm sứ Bát Tràng có từ thời Trần, với các loại men quý, hiếm đã trở nên nổi tiếng trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, Gia Lâm còn được biết đến với nghề giát quỳ vàng nổi tiếng ở Kiêu Kỵ, đúc diệp cầy, nồi gang ở Nhân Lễ, nghề làm hàng tre, nan ở làng Táo, làng Dương, sơ chế thuốc nam ở tổng Nành, chăn tằm, ươm tơ ở Phù Đổng, Hạ Dương…

4.1.2. Điều kiện lịch sử

Gia Lâm là vùng đất có lịch sử từ lâu đời. Qua khai quật đã phát hiện rất nhiều ngôi mộ cổ từ thời Hán vào thế kỷ đầu của Công nguyên, phát hiện nhiều rìu, búa... ở Trung Màu, Phù Đổng và nhiều di chỉ văn hóa ở Trâu Quỳ, Dương Xá, Kim Sơn, Ninh Hiệp, Yên Thường... những dấu vết tồn tại của con người lao động, sinh sống và phát triển. Bên cạnh đó, nhiều đình, chùa, đền thờ trong huyện thờ các vị thần thời vua Hùng đã chứng tỏ cùng đất Gia Lâm có lịch sử rất lâu đời, tồn tại hàng ngàn năm và có một nền văn minh sớm.

Trải qua hàng ngàn năm lao động giữ gìn và xây dựng đất nước, nhân dân Gia Lâm cần cù, sáng tạo đã tạo dựng nên những công trình lớn về văn hóa. Gia Lâm tự hào về những công trình lịch sử vĩ đại được cả nước biết đến, đó là chùa Kiến Sơ (Phù Đổng) thờ Đức Thánh Gióng, đền thờ Nguyên Phi Ỷ Lan, những đồi gò đắp nổi Hành cung Cổ Bi, Trâu Quỳ... Huyện có nhiều phong cảnh đẹp, nhiều di tích, danh thắng làm hài lòng du khách thập phương. Trải dài theo tiến trình lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, lớp lớp các thế hệ người con của Gia Lâm đã đổ mồ hôi, xương máu để xây dựng và bảo vệ quê hương, góp phần tô đẹp thêm truyền thống anh hùng bất khuất của một thủ đô anh hùng. Tham gia các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ, chiến tranh biên giới bảo vệ Tổ quốc, hàng nghìn người con của Gia Lâm đã anh dũng lên đường chiến đấu chống quân thù, đem hết sức lực và tuổi thanh xuân cống hiến cho Tổ quốc, và nhiều người trong số họ đã vĩnh viễn nằm lại nơi chiến trường hoặc để lại một phần xương máu để tô hồng thêm những trang sử hào hùng của quê hương, đất nước. Cho đến nay, huyện có 19.517 người có công với cách mạng, trong đó có trên 2.862 liệt sĩ, 1.547 thương, bệnh binh...

Gia Lâm là mảnh đất giao lưu của hai nền văn hóa đặc sắc, nền văn hóa lâu đời của vùng Kinh Bắc kết hợp với nền văn hóa ngàn năm văn hiến của Thăng Long - Hà Nội. Chính vì vậy khi nói về Gia Lâm là nói về một cội nguồn văn hóa, về những nét tinh tú từ huyền thoại, huyền tích xa xưa đến những giá trị tinh thần của thời đại công nghiệp hôm nay.

4.1.3. Điều kiện kinh tế

Trong công cuộc đổi mới, Đảng bộ và nhân dân Gia Lâm không ngừng phấn đấu, tranh thủ điều kiện và thời cơ thuận lợi, phát huy nguồn lực, động viên mọi tầng lớp nhân dân hăng hái lao động, sản xuất kinh doanh giành nhiều thành

tựu to lớn: kinh tế liên tục phát triển và có mức tăng trưởng khá, các lĩnh vực văn hóa xã hội có tiến bộ rõ rệt, an ninh quốc phòng được giữ vững, bộ mặt nông thôn, đô thị có nhiều đổi mới, đời sống của nhân dân không ngừng được cải thiện và nâng cao, lòng tin của nhân dân với Đảng, chính quyền được củng cố, tăng cường.

Bảng 4.1. Bảng cơ cấu ngành của huyện Gia Lâm theo báo cáo thống kê của UBND các xã, thị trấn từ năm 2015 đến năm 2018

Lĩnh vực

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Tỷ đồng % Tỷ đồng % Tỷ đồng % Tỷ đồng % Tỷ đồng % Nông nghiệp 152.3 4.1 162.4 4.2 356.1 8.05 320.5 6.8 332.4 6.84 Công nghiệp 1390 37.5 1450 37 1530 34.6 1658 35.2 1705 35.09 Dịch vụ 2157 58.4 2259 58 2536 57.3 2738 58.1 2821 58.06 Tổng 3699.3 100 3871.4 100 4422.1 100 4716.5 100 4858.4 100

Nguồn: UBND huyện Gia Lâm (2018)

Trong những năm gần đây, kinh tế của huyện liên tục phát triển và có mức tăng trưởng cao, giá trị sản xuất tăng bình quân từ 13 - 14.1%/năm, trong đó công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cơ bản tăng bình quân 17.5%/năm, thương mại, dịch vụ tăng bình quân 15.1%/năm, nông nghiệp tăng 4%/năm. Giá trị sản xuất trên 1 ha canh tác đạt 54.3 triệu đồng/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tiến bộ tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - thương mại dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp. Cơ cấu kinh tế của huyện hiện nay: công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp chiếm 53.5%, thương mại - dịch vụ chiếm 23.4%, nông nghiệp còn 23.1%. Cụ thể, tăng trưởng kinh tế trong 3 năm 2015 - 2017 tăng bình quân 11.25%; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Thu nhập bình quân đầu người năm 2017 đạt 41.2 triệu đồng/người, bằng 1.07 lần so với cả nước. Trên địa bàn hiện có 7 cụm công nghiệp, làng nghề, trong đó có 4 cụm công nghiệp, làng nghề đang hoạt động với tỷ lệ lấp đầy đạt trên 99%. Hiện toàn huyện có 2.518 DN đang hoạt động và hơn 10.000 hộ sản xuất kinh doanh.

Cùng với phát triển kinh tế, Gia Lâm đặc biệt chăm lo tới lĩnh vực văn hóa, xã hội: Đẩy mạnh cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa", 55/127 thôn, làng đạt tiêu chuẩn làng văn hóa trong đó có 12 thôn đạt tiêu chuẩn cấp thành phố, 86% hộ gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa, chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao, nhiều năm liên tục là đơn vị dẫn đầu các huyện ngoại thành, đến nay đã xây dựng được nhiều trường đạt chuẩn quốc gia. Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân được đặc biệt quan tâm, không để dịch bệnh xảy ra, luôn chú trọng công tác an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh môi trường, đã xây dựng 19/22 xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế, giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng xuống còn 15.9%, tỷ lệ sinh 16.1%. Ngoài ra, huyện cũng là đơn vị dẫn đầu thành phố trong việc thực hiện tốt chính sách người có công và chính sách xã hội.

Đặc biệt đến thời điểm này, so sánh với các tiêu chí thành lập quận theo Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 và Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của UBTV Quốc hội, huyện Gia Lâm đã có 24/28 tiêu chí đạt và cơ bản đạt. Đối với các xã, thị trấn, so sánh với 16 tiêu chí thành lập phường, đã có từ 8 - 13/16 tiêu chí đạt và cơ bản đạt. Để hoàn thiện các tiêu chí lên quận theo Đề án “Đầu tư xây dựng huyện Gia Lâm thành quận

vào năm 2020”, huyện Gia Lâm xác định tiếp tục tập trung phát triển kinh tế; đẩy

mạnh huy động các nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng theo hướng đô thị; quan tâm đầu tư phát triển các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế; hoàn thiện các tiêu chí về phát triển kinh tế - xã hội và hệ thống cơ sở hạ tầng. Phấn đấu đến năm 2020, huyện Gia Lâm và các xã, thị trấn thuộc huyện đáp ứng các yêu cầu, tiêu chuẩn của quận, phường theo quy định.

Theo đó, các chỉ tiêu chủ yếu mà huyện Gia Lâm dự kiến đề ra đến năm 2020, quy mô dân số dự kiến đạt khoảng 383.000 người. Về phát triển kinh tế - xã hội, huyện phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 13.2%/năm. Hàng năm, hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu thu ngân sách nhà nước TP giao; cân đối thu chi ngân sách theo hướng thu nhiều hơn chi. Thu nhập bình quân đầu người đạt 59.6 triệu đồng/người/năm (cao hơn 1.15 lần mức thu nhập bình quân đầu người của cả nước). Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp đạt trên 93.65%; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 60%; giải quyết việc làm bình quân hàng năm đạt trên 7.900 lao động; tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 0.5%.

phấn đấu mật độ đường giao thông đô thị đạt trên 10km/km2; hệ thống cung cấp nước sạch đến 22 xã, thị trấn đạt 100%; tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước sạch tập trung đạt trên 87%; tỷ lệ trường học đạt chuẩn quốc gia trên 94%; xây mới 1 trường THPT công lập; 100% xã, thị trấn đạt chuẩn Quốc gia về y tế. Bảo đảm 100% nước thải của các cụm điểm công nghiệp và nước thải sinh hoạt được thu gom, xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường chất lượng; phân loại chất thải tại nguồn và 100% chất thải rắn sinh hoạt được thu gom, xử lý hợp vệ sinh. Phát triển diện tích không gian xanh đô thị, phấn đấu đạt chỉ tiêu 7.5m2/người. Các tiêu chí khác đảm bảo đủ tiêu chuẩn theo quy định pháp luật về tiêu chí cơ sở hạ tầng của quận.

Với bề dày về truyền thống lịch sử, mảnh đất, con người Gia Lâm có những dấu ấn rất riêng. Trong qua trình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh, quốc phòng, Đảng bộ và nhân dân huyện Gia Lâm đã xác định cho mình một tầm nhìn xa, tạo nên hành trang lớn trên con đường phát triển vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

4.1.4. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội của huyện Gia Lâm Gia Lâm

4.1.4.1. Những thuận lợi về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Gia Lâm

Huyện Gia Lâm có vị trí địa lý chính trị quan trọng của thủ đô Hà Nội, có lợi thế về mặt đối ngoại là trung tâm tam giác của tăng trưởng kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Gia Lâm là trung tâm cảu nhiều đầu mối giao thông quan trọng nằm dọc tuyến giao thông này. Quan hệ giao lưu với các quận huyện trong và ngoài thủ đô rất thuận lợi thông qua các cây cầu lớn. Đây là điều kiện rất thuận lợi thúc đẩy giao lưu liên kết mạnh mẽ giữa các tỉnh và các địa phương khác trong nước.

Phần lớn diện tích của huyện Gia Lâm không phức tạp và vùng phụ cận là đồng bằng, thấp dần từ tây xuống đông nam theo hướng chung của địa hình thành phố và cũng là theo hướng của dòng chảy sông Hồng. Vùng đồng bằng có điều kiện bằng phẳng được bồi tụ phù sa của sông Hồng bề dày phù sa trung bình 90 - 120 cm. Từ đó huyện có rất nhiều thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp cũng như cho phát triển hạ tầng, dân dụng và công nghiệp.

Đất đai được bồi tụ phù sa của hệ thống sông Hồng màu mỡ phì nhiêu, trên nền địa hình khá bằng phẳng cùng với khí hậu, thời tiết và nguồn nước ngọt dồi dào phân bố đều trên các ao hồ trong huyện nên huyện rất phù hợp cho phát

triển nông nghiệp nhất là trồng lúa và các loại rau màu. Bên cạnh đó, Gia Lâm là một huyện ngoại thành nên có thuận lợi cho tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp nói chung và rau an toàn nói riêng của huyện Gia Lâm có rất nhiều thuận lợi.

Bên cạnh đó, sự khởi sắc trong các lĩnh vực kinh tế đã góp phần làm thay đổi diện mạo xã hội và cải thiện đời sống nhân dân trong huyện. Nhiều công trình xây dựng cơ bản được hoàn thành, hệ thống đường giao thông được củng cố, từ tỉnh lộ đến đường liên xã, liên thôn đều được bê tông hoặc nhựa hoá, thuận lợi cho việc giao lưu, trao đổi hàng hoá với bên ngoài. Huyện Gia Lâm có nguồn nhân lực dồi dào, với lực lượng trong độ tuổi có khả năng lao động cao so với dân số. Trong đó, tỷ lệ lao động qua đào tạo đã từng bước được nâng lên. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân trong huyện ngày càng được cải thiện, số hộ nghèo giảm, thu nhập bình quân đầu người hàng năm tăng, chất lượng cuộc sống ngày càng được đảm bảo.

4.1.4.2. Những khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Gia Lâm

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, kinh tế huyện vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế do vốn đầu của nhà nước còn hạn chế, khả năng thu hút nguồn vốn từ bên ngoài chưa cao. Đời sống nhân dân tuy có được cải thiện nhưng còn một bộ phận dân cư có thu nhập thấp, đời sống còn gặp nhiều khó khăn.

Cơ sở hạ tầng cơ sở kỹ thuật của huyện những năm gần đây tuy đã được quan tâm đầu tư cải thiện, nhưng ở nhiều nơi vẫn đang ở tình trạng xuống cấp, thiếu đồng bộ, chưa đủ đáp ứng cho một nền sản xuất hàng hóa và phát triển dịch vụ trong điều kiện cạnh tranh gay gắt, chưa thu hút được nhiều từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình giải quyết tranh chấp về đất đai trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)