Hiện trạng sử dụng đất huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội năm 2018

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình giải quyết tranh chấp về đất đai trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 51 - 56)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu

4.2.2. Hiện trạng sử dụng đất huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội năm 2018

Bảng 4.2. Hiện trạng sử dụng đất huyện Gia Lâm năm 2018

STT Chỉ tiêu sử dụng đất Diện tích kế hoạch SD đất năm 2018 (ha) Tỷ lệ (%) Tổng diện tích đất tự nhiên 11.671,25 1 Đất nông nghiệp NNP 5.871,29 50,30 1.1 Đất trồng lúa LUA 2.721,69 23,3

Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước LUC 2.264,76 19,4

1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 1.738,32 14,8 1.3 Đất trồng cây lâu năm CLN 800,52 6,85

1.4 Đất rừng phòng hộ RPH 27,00 0,23

1.5 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 224,37 1,92 1.6 Đất nông nghiệp khác NKH 359,38 3,07

2 Đất phi nông nghiệp PNN 5.727,40 49,07

2.1 Đất quốc phòng CQP 94,39 0,80

2.2 Đất an ninh CAN 3,63 0,03

2.3 Đất khu công nghiệp SKK 39,01 0,33

2.4 Đất khu chế xuất SKT - -

2.5 Đất cụm công nghiệp SKN 75,09 0,60 2.6 Đất thương mại, dịch vụ TMD 13,86 0,11 2.7 Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp SKC 368,87 3,16 2.8 Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản SKS - - 2.9 Đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia, cấp

tỉnh, cấp huyện, cấp xã DHT 1.719,85 14,7

Đất xây dựng cơ sở văn hóa DVH 3,48 0,02

Đất xây dựng cơ sở y tế DYT 8,66 0,07

STT Chỉ tiêu sử dụng đất Diện tích kế hoạch SD đất năm 2018 (ha) Tỷ lệ (%)

Đất xây dựng cơ sở thể dục thể thao DTT 49,49 0,42

Đất xây dựng cơ sở khoa học và công nghệ DKH 1,89 0,01

Đất xây dựng cơ sở dịch vụ xã hội DXH - -

Đất giao thông DGT 999,61 8,5

Đất thủy lợi DTL 485,81 4,16

Đất cơng trình năng lượng DNL 3,73 0,03

Đất cơng trình bưu chính, viễn thơng DBV 0,92 0,007

Đất chợ DCH 14,49 0,12

2.1 Đất có di tích lịch sử - văn hóa DDT 2,36 0,02

2.11 Đất danh lam thắng cảnh DDL - -

2.12 Đất bãi thải, xử lý chất thải DRA 14,90 0,12 2.13 Đất ở tại nông thôn ONT 1.395,99 11,96

2.14 Đất ở tại đô thị ODT 558,23 4,7

2.15 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 17,48 0,14 2.16 Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp DTS 4,21 0,03 2.17 Đất xây dựng cơ sở ngoại giao DNG - -

2.18 Đất cơ sở tôn giáo TON 34,06 0,29

2.19 Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ,

nhà hỏa táng NTD 108,71 0,93

2.2 Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm SKX 10,90 0,09 2.21 Đất sinh hoạt cộng đồng DSH 13,24 0,11 2.22 Đất khu vui chơi, giải trí cơng cộng DKV 9,06 0,07 2.23 Đất cơ sở tín ngưỡng TIN 25,22 0,21 2.24 Đất sơng, ngịi, kênh, rạch, suối SON 860,11 7,36 2.25 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 341,19 2,92 2.26 Đất phi nông nghiệp khác PNK 17,03 0,14 2.27 Đất cơng trình cơng cộng khác DCK 13,77 0,11 2.28 Đất phi nông nghiệp khác PNK 3,26 0,02

3 Đất chưa sử dụng CSD 72,56 0,62

3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 72,56 0,62 Nguồn: Phòng TN&MT huyện Gia Lâm (2018)

Theo số liệu đất đai năm 2018, huyện Gia Lâm có diện tích tự nhiên là 11.671,25 ha. Trong đó :

* Nhóm đất nơng nghiệp

Theo kết quả thống kê năm 2018, đất sản xuất nông nghiệp của huyện là 5.871,29 ha, chiếm 50,30% diện tích đất tự nhiên. Trong đó:

- Đất trồng lúa: Có 2.721,69 ha chiếm 23,3% tổng diện tích đất nơng nghiệp. trong đó, phần lớn diện tích đất trồng lúa dành cho đất chuyên trồng lúa nước có 2.264,76 ha, chiếm 19.4%. Loại đất này phân bố phần lớn ở các xã nằm về phía Đơng Bắc của huyện: xã n Viên (392,49 ha), xã Yên Thường (300,58 ha), xã Kim Sơn (270,67 ha)... Các xã khơng có diện tích đất chuyện trồng lúa nước: thị trấn Yên Viên và thị trấn Trâu Quỳ.

- Đất trồng cây hàng năm khác: Có 1.738,32 ha chiếm 14,8% diện tích đất nơng nghiệp của toàn huyện. Loại đất này phân bố chủ yếu ở các xã nằm ngoài đê (giáp với sông Hồng ): Đa Tốn (106,45 ha), Phú Thị (109,84 ha), Kim Lan (191,96 ha)...

- Đất trồng cây lâu năm: Có 800,52 ha chiếm 6,85% diện tích đất sản xuất nơng nghiệp. Tồn bộ diện tích đất trồng cây lâu năm khác phân bố trong khu dân cư nông thôn gắn liền với đất ở của các hộ gia đình có hiệu quả kinh tế thấp. Trong những năm tới cần phải được cải tạo để trồng cây ăn quả có hiệu quả kinh tế cao hơn hoặc chuyển sang quy hoạch đất ở.

- Đất ni trồng thủy sản: Có 224,37 ha chiếm 1,92% diện tích đất nơng nghiệp của huyện, phân bố rải rác ở các xã trong huyện, song tập chung chủ yếu ở các xã: xã Yên Thường (35,76 ha), xã Dương Xá (27,92 ha), xã Dương Quang (11,64 ha).

- Đất nông nghiệp khác: Có 359,38 ha chiếm 3,07% diện tích đất nơng nghiệp của huyện.

- Về đối tượng sử dụng đất nơng nghiệp: Có 03 đối tượng sử dụng đó là: + Hộ gia đình, cá nhân: 4.982,43 ha chiếm 84,9 % tổng diện tích đất nơng nghiệp.

+ UBND cấp xã, thị trấn: 775,12 ha chiếm 13,2% tổng diện tích đất nơng nghiệp.

* Nhóm đất phi nơng nghiệp:

- Đất ở: Có 1.954,22 ha chiếm 34,1% diện tích đất phi nơng nghiệp của huyện, trong đó:

+ Đất ở tại nơng thơn: Có 1.395,99 ha chiếm 71,43% tổng diện tích đất ở tồn huyện. Đất ở tại nơng thơn phân bố ở 20 xã trên địa bàn huyện trừ thị trấn Yên Viên và thị trấn trâu Quỳ.

+ Đất ở tại đơ thị: Có 558,23 ha chiếm 28,5% diện tích đất ở của cả huyện (đất ở tại đơ thị chỉ có ở thị trấn n Viên và thị trấn Trâu Quỳ).

- Đất chuyên dùng: Có 2.208,1 ha chiếm 39% diện tích đất phi nơng nghiệp và 18,9 % so với tổng diện tích đất tự nhiên. Với cơ cấu này ta thấy hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn huyện phát triển với mức độ khá cao, ngày càng đáp ứng tốt hơn cho yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của huyện.

Đất chuyên dùng được sử dụng cho các mục đích cụ thể như sau:

+ Đất trụ sở cơ quan, cơng trình sự nghiệp: Có 21,7 ha chiếm 0,9% diện tích đất chuyên dùng

+ Đất quốc phịng: Có 94,39 ha chiếm 4,27% diện tích đất chun dùng. + Đất an ninh: Có 3,63 ha chiếm 0,16% diện tích đất chuyên dùng, phân bố chủ yếu ở thị trấn Trâu Quỳ (2,03ha).

+ Đất sản xuất kinh doanh phi nơng nghiệp: Có 368,87 ha chiếm 16,7% diện tích đất chuyên dùng, trong đó phân bố chủ yếu ở các xã Bát Tràng (123,03 ha), Kiêu Kỵ (94,2 ha)…

+ Đất có mục đích cơng cộng: Có 1.719,85 ha chiếm phần lớn diện tích trong đất chuyên dùng (77,8%). Đất có mục đích cơng cộng phân bố chủ yếu trên địa bàn các xã: xã Ninh Hiệp (125,53 ha), xã Yên Viên (97,96 ha), Dương Quang (78,64 ha)…

Ngồi ra, nhóm đất phi nơng nghiệp cịn có các loại đất khác: đất tơn giáo, tín ngưỡng; đất nghĩa trang, nghĩa địa; đất sông suối mặt nước chuyên dùng và đất phi nông nghiệp khác.

- Về đối tượng sử dụng, quản lý đất phi nông nghiệp là:

+ Hộ gia đình cá nhân: 1.814,40 ha chiếm 31,67% so với tổng diện tích đất phi nơng nghiệp;

+ UBND cấp xã: 2.762,16 ha chiếm 48,22% so với tổng diện tích đất phi nơng nghiệp;

+ Tổ chức kinh tế: 344,65 ha chiếm 6.01% so với tổng diện tích đất phi nông nghiệp;

+ Cơ quan, đơn vị của Nhà nước: 558,12 ha chiếm 9,74% so với tổng diện tích đất phi nông nghiệp;

+ Liên doanh: 105,50 ha chiếm 1,84% so với tổng diện tích đất phi nông nghiệp.

+ Cộng đồng dân cư: 142,6 ha chiếm 2,48% so với tổng diện tích đất phi nơng nghiệp.

Nhìn chung, đối với loại đất chuyên dùng, tình hình sử dụng đất của các doanh nghiệp là rất phức tạp, việc tự chuyển đổi mục đích sử dụng đất, cho thuê không đúng thẩm quyền, bỏ hoang, sử dụng không hiệu quả là rất phổ biến. Những đối tượng này là trọng tâm rà sốt và có những biện pháp chặt chẽ trong việc quản lý, sử dụng đất.

* Nhóm đất chưa sử dụng

Diện tích đất bằng chưa sử dụng là 72,56 ha chiếm 0,62% diện tích đất tự nhiên tồn huyện. Đây là nhóm đất cần có biện pháp hữu hiệu để quản lý. Mục tiêu và định hướng sử dụng quỹ đất này là xây dựng những điểm vui chơi, câu lạc bộ, nhà họp các tổ dân phố đối với những khu vực có diện tích nhỏ, hẹp. Đối với khu vực có diện tích lớn có thể bố trí xây dựng thành các cơng trình phục vụ lợi ích cơng cộng như: nhà văn hóa, siêu thị... hoặc tiến hành đấu giá quyền sử dụng đất để chuyển đổi sang đất ở.

Biểu đồ 4.1. Cơ cấu sử dụng đất huyện Gia Lâm năm 2018

Nguồn: Phòng TN & MT huyện Gia Lâm (2018)

50.3 49.07 0.6 0 10 20 30 40 50 60

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình giải quyết tranh chấp về đất đai trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 51 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)