Mức độ đáp ứng của kho tài liệu tại Thư viện ĐHHT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhu cầu tin và mức độ đáp ứng thông tin tại thư viện trường đại học hà tĩnh (Trang 66 - 71)

Các nhóm NDT Mức độ thỏa mãn Tổng số CBLĐQL CBNCGD HSSV SL % SL % SL % SL % 285 100 28 100 65 100 192 100 Tƣơng đối đầy đủ 107 37.5 6 21.4 23 35.4 78 40.6

Quá ít tài liệu 50 17.5 3 10.7 10 15.5 37 19.3

Thiếu giáo trình 102 35.8 7 25 13 20 82 42.7

Thiếu TL nƣớc ngoài 64 22.5 8 28.6 25 38.5 31 16.1

Ý kiến khác 78 27.4 5 17.9 9 13.8 64 33.3 Mặc dù, loại h nh tài liệu là giáo tr nh chiếm tỉ lệ lớn nhất trong kho sách Thư viện với tỉ lệ 49% nhưng v n có nhiều người dùng tin đánh giá là cịn thiếu. Bởi trong khảo sát có đến 77.5% NDT có nhu cầu về loại tài liệu này. Nhóm CBLĐQL và nhóm CBNCGD có điều kiện tài chính cũng như điều kiện đi tham quan, học tập ở nhiều nơi nên phần lớn họ tự mua giáo tr nh để sử dụng lâu dài và họ kh ng mấy quan tâm đến các loại giáo tr nh ở Thư viện. Tuy nhiên, nguồn tài liệu hữu ích nhất đối với sinh viên lại là giáo tr nh và chủ yếu họ chỉ có thể khai

thác th ng tin từ nguồn tài liệu này tại Thư viện nên nhu cầu của họ rất cao (93.2%). Chính v thế, chỉ có 25% CBLĐQL và 20% CBNCGD đánh giá về kho tài liệu là “Thiếu giáo trình” trong khi đó, tỉ lệ ý kiến này ở nhóm HSSV là 42.7%.

Trong kho tài liệu của Thư viện có khoảng hơn 40 đầu áo, tạp chí với tỉ lệ 6.5%. Các loại áo vừa mang th ng tin mang tính thời sự về t nh h nh kinh tế, chính trị, xã hội vừa có tính chất giải trí. Phịng phục vụ áo được ố trí theo h nh thức mở, ạn đọc khi vào phòng xuất tr nh thẻ và được tự chọn đầu áo theo nhu cầu. Do vậy, nhu cầu đọc áo hàng ngày của NDT chiếm tỉ lệ cao 56.5%. Như vậy, thực tế cho thấy, so với nhu cầu của NDT th loại h nh áo, tạp chí chưa phải là nguồn tài liệu phong phú để có thể đáp ứng tối đa nhu cầu của NDT tại Thư viện. Đấy là chưa kể đến, kho tài liệu của Thư viện còn thiếu nhiều những tạp chí chuyên ngành, tạp chí ngoại văn để phục vụ cho c ng tác nghiên cứu, giảng dạy của nhóm cán ộ, giảng viên.

Trong thời đại CNTT ngày nay, nhu cầu về loại h nh tài liệu điện tử của các nhóm NDT cũng chiếm tỉ lệ lớn (59.3%) nhưng mức độ đáp ứng của Thư viện ĐHHT còn nhiều hạn chế. Hiện tại, Thư viện chưa có CSDL tồn văn nào để có thể đưa vào phục vụ cho ạn đọc mà chỉ có các iểu ghi thư mục để giúp cho quá tr nh t m kiếm và tra cứu th ng tin. Năm 2013, thư viện số mới t đầu được đưa vào kế hoạch triển khai, xây dựng nên v n chưa có khả năng đáp ứng nhu cầu của NDT. Hầu hết NDT có nhu cầu sử dụng dạng tài liệu này đều phải tự t m kiếm ở các nguồn khác nhau. Chính v thế, đẩy nhanh tiến độ xây dựng thư viện số và xây dựng nguồn tài liệu điện tử đang là một yêu cầu cấp thiết đối với Thư viện Trường ĐHHT.

Về cơ cấu ngôn ngữ tài liệu của TV, tài liệu ngoại văn chỉ chiếm một tỉ lệ khiêm tốn (3.16%), trong đó: tài liệu tiếng Anh chỉ có 1.169 bản, chiếm 1,7%; Các ngơn ngữ khác có 919 bản, chiếm 1,39%. Trong khi đó, có khá nhiều NDT có nhu cầu sử dụng tài liệu bằng tiếng nước ngoài (chủ yếu là tiếng Anh: 64.2%), đặc biệt là nhóm CBLĐQL, nhóm CBNCGD và sinh viên của khoa Ngoại ngữ. Vì vậy, có tới 28.6% CBLĐQL và 38.5% CBNCGD cho rằng kho tài liệu của Thư viện cịn

thiếu tài liệu nước ngồi. Cịn nhóm HSSV, do khơng có nhu cầu cao về loại tài liệu ngoại văn nên chỉ có 16.1% đánh giá như thế. Qua đây ta thấy, Thư viện đã đáp ứng được phần nào nhu cầu về ngôn ngữ tài liệu của độc giả. Tuy nhiên, kho tài liệu ngoại văn của Thư viện chưa có nhiều bản, phiến diện về nội dung và thông tin chưa cập nhật. Một số người có khả năng sử dụng ngoại ngữ và có mong muốn được đọc tài liệu ngoại văn, nhưng họ ít t m đến Thư viện mà khai thác những thông tin này ở nhiều nguồn khác: mua ở hiệu sách, tìm trên mạng, trao đổi với đồng nghiệp,… V thế, trong kế hoạch bổ sung hàng năm, Thư viện cần chú trọng và ưu tiên hơn nữa cho nguồn tài liệu ngoại văn để ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của NDT.

Về cơ cấu nội dung, vốn tài liệu của thư viện nh n chung đã ao quát được hầu hết các chuyên ngành đào tạo của Nhà trường. Tuy nhiên, số lượng còn nhiều hạn chế.

Biểu đồ 2.4: Cơ cấu vốn tài liệu theo lĩnh vực khoa học (theo số liệu ở bảng 1.2)

Một số ngành khoa học cơ ản như: khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, văn học, ng n ngữ chiếm tỉ lệ khá cao trong kho tài liệu của Thư viện và đã đáp ứng được nhu cầu cơ ản của người dùng tin. Tuy nhiên, trong cơ cấu vốn tài liệu cịn

Chính trị-pháp luật KHXH KHTN KT-CN Nơng nghiệp Xây dựng Ngơn ngữ Văn học Nghệ thuật-TT KTTC Các LV khác

thể hiện những vấn đề mất cân đối và chưa hợp lý với NCT của NDT trong Trường: Nhu cầu về lĩnh vực Chính trị - pháp luật chiếm tỉ lệ cao nhất trong nhu cầu của ạn đọc (60%) nhưng trong cơ cấu vốn tài liệu của Thư viện th tỉ lệ của những tài liệu này chỉ chiếm số lượng nhỏ với 6.85%. Ngoài ra theo số liệu điểu tra, có 27.4% số NDT cho rằng, kho tài liệu của Thư viện hiện nay còn thiếu những tài liệu chuyên ngành như tài liệu về xây dựng, cơ khí, du lịch – lữ hành…Đặc iệt, tài liệu về lĩnh vực Kinh tế , tài chính, quản trị kinh doanh chỉ có khoảng 5.11% nhưng nhu cầu của NDT lại rất cao (57.5 %); Nhu cầu về tài liệu chuyên ngành xây dựng chiếm tỉ lệ tương đối cao với 36.5% trong khi vốn tài liệu của Thư viện về lĩnh vực này chỉ có 1.688 ản với 2.56%. Điều này chứng tỏ, nội dung của nguồn lực th ng tin tại TV Trường ĐHHT chưa tương xứng với NCT của NDT.

Mặc dù trong những năm gần đây, để đáp ứng nhu cầu tài liệu phục học tập và nghiên cứu của cán bộ, giảng viên và HSSV Thư viện đã có kế hoạch bổ sung sách mới hàng năm sát với yêu cầu giảng dạy ở các khoa và các chuyên ngành bằng việc gửi danh mục về từng khoa, từng phòng, ban, trung tâm. Tuy nhiên, do số lượng người dùng tin đ ng đảo, Nhà trường lại không ngừng mở thêm các mã ngành đào tạo mới nên nội dung NCT của NDT ngày càng phong phú và đa dạng. Chính vì thế mức độ đáp ứng về nguồn lực thơng tin của Thư viện v n còn bị hạn chế. Đặc biệt là nguồn tài liệu chuyên ngành phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập của các đối tượng NDT. Tài liệu báo, tạp chí, tài liệu ngoại văn và tài liệu xám phục vụ cho công tác nghiên cứu của các đối tượng NDT cũng chưa phong phú và đa dạng. Như vậy, Thư viện cần có những giải pháp phát triển nguồn tin một cách nhanh chóng để có thể nâng cao mức độ đáp ứng nhu cầu tin của NDT.

2.2.2 Mức độ đáp ứng về sản phẩm và dịch vụ thông tin

SP&DV TT là công cụ không thể thiếu trong lĩnh vực hoạt động cung cấp th ng tin. Các thư viện, cơ quan th ng tin kh ng thể khai thác được các nguồn tin, hệ thống thông tin; không thể đáp ứng được nhu cầu tin cho người dùng tin nếu không sử dụng SP&DV TT-TV. Sản phẩm và dịch vụ th ng tin thư viện là phương tiện hoạt động do cơ quan th ng tin - thư viện tạo ra để xác định, truy cập, khai

thác, quản lý các hệ thống thông tin nhằm thỏa mãn nhu cầu của NDT, do đó nó phụ thuộc chặt chẽ vào nội dung cũng như sự biến đổi, vận động của NCT. Nhận thức được vai trò của các SP&DV TT-TV, các cơ quan phục vụ thông tin đã kh ng ngừng chú trọng hoàn thiện chúng để tạo được sự thích ứng với NCT của NDT. Hiện nay, Thư viện Trường ĐHHT đang tổ chức và cung cấp tới người dùng tin một hệ thống sản phẩm và dịch vụ th ng tin tương đối phong phú. Bên cạnh nhũng SP&DV truyền thống đã xuất hiện những loại hình sản phẩm và dịch vụ TT-TV hiện đại, thiết thực và hữu ích.

*Mức độ đáp ứng về sản phẩm thông tin

Trong quá trình xây dựng và phát triển, Thư viện Trường ĐHHT đã tạo ra được một số sản phẩm TT-TV phục vụ nhu cầu tra cứu chính cho NDT như: Mục lục truyền thống, Mục lục trực tuyến OPAC, Thư mục, Danh mục sách mới,…Những sản phẩm này đã đáp ứng được phần nào nhu cầu của độc giả.

Hệ thống mục lục truyền thống:

Mục lục truyền thống là tập hợp các đơn vị phiếu mục lục được s p xếp theo một trình tự nhất định trong các ngăn của tủ mục lục. Ưu điểm mục lục truyền thống là dễ dàng trong việc sử dụng, khi người dùng tin xác định các điểm tra cứu đến một hay một nhóm tài liệu cụ thể như tên sách, tên tác giả, môn loại, chủ đề,… Sử dụng hệ thống mục lục phiếu khơng cần phải có các trang thiết bị, kỹ thuật máy móc phức tạp. Việc hướng d n sử dụng đơn giản. Hệ thống mục lục truyền thống tại Thư viện Trường ĐHHT gồm có mục lục chữ cái và mục lục phân loại. Công cụ tra cứu này được sử dụng song song với các phương thức tra cứu hiện đại khác. Theo kết quả điều tra, hiện nay số lượng NDT sử dụng mục lục truyền thống chỉ chiếm tỉ lệ thấp (48 người, 16.8%). Trong đó có 54.2% số người sử dụng đánh giá sản phẩm này là chấp nhận được, còn 45.8% số người còn lại cho rằng mục lục truyền thống chưa đáp ứng được yêu cầu tra cứu của họ và kh ng có ai đánh giá đây là một công cụ tra cứu đáp ứng tốt nhu cầu của NDT. Điều này chứng tỏ mức độ đáp ứng của sản phẩm mục lục truyền thống còn bị hạn chế. Trong thực tế, từ khi mục lục trực tuyến OPAC được Thư viện đưa vào sử dụng thì nhu cầu sử dụng mục lục truyền

thống giảm hẳn. Cũng từ đó, các tủ mục lục kh ng được bổ sung, cập nhật thường xuyên nên không phản ánh được đầy đủ nội dung kho tài liệu, làm giảm khả năng đáp ứng nhu cầu tra cứu của NDT.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhu cầu tin và mức độ đáp ứng thông tin tại thư viện trường đại học hà tĩnh (Trang 66 - 71)