Tình trạng kinh tế của hộ Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%)
Thuộc diện nghèo 86 28,57% Không thuộc diện nghèo 214 71,43%
(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả luận văn)
Như số liệu tại bảng 3.6, tại thời điểm điều tra, 28,57% số hộ tham gia phỏng vấn vẫn thuộc diện hộ nghèo, 71,43% số hộ tham gia phỏng vẫn không thuộc diện hộ nghèo. Nghiên cứu này chỉ phân biệt hộ nghèo và hộ không thuộc diện nghèo (được chính quyền thừa nhận). Tỷ lệ hộ nghèo này mặc dù đã thấp so với tỷ lệ nghèo chung ở các huyện thuộc tỉnh Lào Cai, nhưng vẫn còn cao so với mặt bằng chung của cả nước. Nghiên cứu này muốn xem nhận thức về du lịch và đặc biệt dự định tham gia du lịch có sự khác biệt như thế nào giữa hộ nghèo và hộ không thuộc diện nghèo.
3.3. Thực trạng tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch tại Huyện Bắc Hà
3.3.1. Cộng đồng tham gia hoạt động bảo vệ môi trường và tài nguyên du lịch
Sự tham gia của cộng đồng vào công tác bảo vệ môi trường và tài nguyên du lịch vừa là trách nhiệm, nghĩa vụ vừa là quyền lợi đối với việc phát triển DLCĐ tại huyện Bắc Hà. Đây cũng là một giải pháp cơ bản trong bảo vệ môi trường và phát
triển bền vững, đặc biệt là trong khuôn khổ hoạt động du lịch.
Trong bối cảnh tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, trước những tác động mạnh mẽ của biến đổi khí hậu, u cầu gắn kết chặt chẽ, hài hịa với việc bảo vệ tài nguyên và môi trường được đặt ra một cách bức thiết trong phát triển kinh tế nói chung và phát triển ngành “cơng nghiệp khơng khói” nói riêng.
Phát triển du lịch cộng đồng theo hướng bền vững là yêu cầu tất yếu và xu thế hiện nay trên thế giới, đồng thời cũng là hướng đi đúng đắn được Đảng, Nhà nước ta xác định trong quá trình đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” (Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch – Tổng cục du lịch. 2012) đã khẳng định quan điểm phát triển du lịch bền vững, phát triển theo chiều sâu, bảo đảm chất lượng và hiệu quả, có tính chun nghiệp, có hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, có khả năng cạnh tranh được với các nước trong khu vực và thế giới.
Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) khẳng định, du lịch cộng đồng là các hình thức du lịch đáp ứng nhu cầu hiện tại của khách du lịch, ngành du lịch và cộng đồng địa phương nhưng không ảnh hưởng tới khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau, không phá hủy môi trường tự nhiên và kết cấu xã hội của cộng đồng địa phương. Sự phát triển bền vững của ngành du lịch cộng đồng vừa đáp ứng nhu cầu hiện tại của du khách vừa bảo vệ và thúc đẩy cơ hội phát triển cho tương lai. Do đó, sự quản lý của ngành du lịch phải cân bằng và đáp ứng được nhu cầu về kinh tế, xã hội, thẩm mỹ mà vẫn duy trì được các giá trị của sinh thái, văn hóa và mơi sinh. Trong đó việc tham gia của cộng đồng vào hoạt động bảo vệ môi trường và tài nguyên du lịch cũng là một việc hết sức thiết thực và ý nghĩa.
Có thể khẳng định, du lịch cộng đồng là một trong những điểm sáng của du lịch tại Lào Cai cũng như huyện Bắc Hà, với mức tăng trưởng cao và liên tục, không ngừng mở rộng về quy mô. DLCĐ là một trong những dịch vụ du lịch có đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội ở huyện Bắc Hà.
Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động DLCĐ vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và nguồn lực vốn có, năng lực cạnh tranh còn hạn chế, tính bền vững của điểm đến đang bị đe dọa. Quản lý nhà nước về du lịch không ngừng được tăng cường nhưng chưa đáp ứng mục tiêu phát triển du lịch bền vững.
Nguồn lao động DLCĐ tuy có sự tăng trưởng về số lượng và chất lượng, song vẫn còn nhiều hạn chế; sự phối hợp theo nhóm, trình độ quản trị và kỹ năng hội nhập chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu cạnh tranh. Việc quản lý điểm đến chưa thống nhất giữa chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng chuyên ngành về du lịch, mơi trường, văn hóa, xã hội, an ninh, trật tự... dẫn tới sự thiếu trách nhiệm hay bỏ trống trách nhiệm giữa các bên trong giải quyết, ứng phó và kiểm sốt mơi trường, an toàn, vệ sinh, trật tự, văn minh trong kinh doanh và ứng xử du lịch, làm phương hại tới hình ảnh điểm đến du lịch ở khơng ít địa phương.
Bên cạnh đó, xu hướng thay đổi tính chất nhu cầu du lịch của khách quốc tế và nội địa hiện nay cũng tạo nên thách thức không nhỏ tới sự phát triển bền vững của du lịch Việt Nam. Khách du lịch ngày càng có nhiều kinh nghiệm và hướng tới những giá trị thiết thực hơn cũng như có ý thức hơn về tác động của hành vi khi đi du lịch đối với môi trường và xã hội. Du lịch có trách nhiệm với xã hội và môi trường đang trở thành xu hướng nổi trội, ngày càng được quan tâm trong ý thức và nhu cầu của người tiêu dùng. Khách du lịch có xu hướng hướng tới hoạt động với những giá trị trải nghiệm mới được hình thành trên cơ sở giá trị văn hóa truyền thống (tính độc đáo, nguyên bản), giá trị tự nhiên (tính nguyên sơ, hoang dã), giá trị sáng tạo và công nghệ cao (tính hiện đại, tiện nghi). Du lịch cộng đồng gắn với xóa đói, giảm nghèo, du lịch hướng về cội nguồn, hướng về thiên nhiên là những xu hướng nổi trội. Chất lượng môi trường trở thành yếu tố quan trọng cấu thành giá trị thụ hưởng du lịch. Đây là thách thức vô cùng lớn về quan điểm, nhận thức và trình độ chuyên môn đối với DLCĐ tại Bắc Hà. Nếu không nắm bắt kịp xu hướng này, sẽ đứng trước nguy cơ tụt hậu, mất thị phần trước sức ép cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các điểm đến du lịch trong khu vực Tây Bắc nói chung và Lào Cai nói riêng. Do đó, địi hỏi sự tham gia của cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường và tài
nguyên du lịch cần sáng tạo hơn, năng động hơn, an toàn hơn, hấp dẫn hơn, với những giá trị trải nghiệm đa dạng, độc đáo, chân thực, gần gũi với thiên nhiên và văn hóa bản địa, nhân văn hơn, sạch hơn...
Đặc biệt, vấn đề mơi trường và biến đổi khí hậu là một trong những thách thức lớn với sự phát triển DLCĐ ở huyện Bắc Hà hiện nay. Môi trường sinh thái nhiều điểm đến du lịch ở Bắc Hà được đánh giá là còn tương đối nguyên sơ, có độ đa dạng sinh học cao. Tuy nhiên, những năm gần đây, do tác động của công nghiệp hóa, phát triển thiếu quy hoạch, thiếu tầm nhìn,... nên chất lượng mơi trường sinh thái ở đây đã suy giảm đến mức đáng báo động. Tài nguyên du lịch ở nhiều địa điểm tại huyện Bắc Hà bị khai thác bừa bãi nên bị xuống cấp nghiêm trọng; nguy cơ và hiện tượng ô nhiễm mơi trường ngày càng cao hơn do trình độ quản lý cịn hạn chế và ý thức bảo vệ môi trường ở một bộ phận người dân cũng như khách du lịch cịn yếu... Mơi trường du lịch trên phạm vi Lào Cai, đặc biệt ở những địa bàn trọng điểm phát triển du lịch như Na Hối, Tà Chải, Bản Phố, Bảo Nhai, Lầu Thí Ngài, Thải Giàng Phố, Tả Văn Chư và thị trấn Bắc Hà... đã có sự suy thối do tác động của hoạt động phát triển kinh tế - xã hội. Sự khai thác quá mức và tự phát (không theo quy hoạch), thiếu trách nhiệm hoặc trách nhiệm không rõ ràng ở một số địa phương, gây ô nhiễm, quá tải, tạo ra những tác động, hệ lụy tiêu cực, làm cho tài nguyên du lịch có nguy cơ suy thối nhanh.
Một yếu tố rất đáng quan tâm hiện nay, đòi hỏi DLCĐ tại huyện Bắc Hà phải có những biện pháp kịp thời và dài hạn để chuẩn bị năng lực thích ứng, giảm thiểu những tác động tiêu cực, đó chính là tác động của biến đổi khí hậu.
Như vậy, có thể khẳng định, những bất cập trong cơng tác quản lý, giữ gìn tài nguyên và bảo vệ môi trường gắn kết với hoạt động du lịch thời gian qua là một thách thức lớn đối với Bắc Hà hiện nay, đặc biệt chính là sự tham gia của cộng đồng đối với việc bảo vệ môi trường, tài nguyên du lịch.
3.3.2. Cộng đồng tham gia hoạt động cung ứng các dịch vụ và lập kế hoạch phát triển dịch vụ du lịch địa phương triển dịch vụ du lịch địa phương
phỏng vấn sâu người dân, người dân tham gia với 3 nhóm chính là hướng dẫn viên, cung ứng dịch vụ, biểu diễn nghề thủ cơng truyền thống. Có những người tham gia với nhiều hình thức nhằm nâng cao thu nhập. Kết quả điều tra cho thấy hình thức tham gia của người dân còn nhiều hạn chế do hoạt động du lịch chưa khuyến khích đượccác dịch vụ bổ trợ khác như nhà nghỉ, buôn bán, ăn uống kèm theo. Hiện tại vẫn cịn một nhóm cộng đồng đã được đào tạo để phục vụ mơ hình homestay từ năm 2012 nhưng đến nay mơ hình chưa phát triển nên không thể tham gia du lịch.
Người dân tại Bắc Hà đã tham gia làm việc tại các khu du lịch cộng đồng, các cơ sở kinh doanh du lịch đã thuê chính những người dân địa phương nơi đây lao động trực tiếp tại các địa điểm du lịch như: Bộ phận bảo vệ, bộ phận hướng dẫn,... điều này đã góp phần giảm tỉ lệ thất nghiệp, tạo công ăn việc làm cho người dân Bắc Hà.
Phần lớn khách du lịch đến thăm quan tại Bắc Hà đều nghỉ tại nhà dân hoặc những homestay theo dạng du lịch “cùng ăn, cùng ở, cùng làm” với người dân. Điều này cũng đã tạo cơ hội cho người dân sinh sống tại huyện Bắc Hà có cơ hội tham gia vào hoạt động du lịch, họ cho du khách thuê phịng nghỉ, có du khách cũng rất thích thú khi tham gia hình thức du lịch nghỉ tại nhà dân, họ có điều kiện được tiếp xúc, nhiều hơn về con người nếp sống và văn hóa truyền thống của người dân vùng Tây Bắc.
Nhờ khách du lịch đến với Bắc Hà ngày càng đông, người dân đã tham gia vào hoạt động cung cấp dịch vụ, phương tiện đi lại cho khách du lịch, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập thêm cho các hộ gia đình cộng đồng địa phương nơi đây. Được biết, do Bắc Hà khá nhỏ nên du khách hồn tồn có thể khám phá Bắc Hà bằng xe máy. Các hộ gia đình địa phương có thể mở các dịch vụ cho du khách thuê xe máy theo ngày hoặc theo giờ, hoặc có thêm thu nhập từ việc chở du khách đến các địa điểm du lịch Bắc Hà bằng xe ôm.
Nhằm đáp ứng tốt hơn về nhu cầu ăn, nghỉ của khách du lịch, các khách sạn, nhà nghỉ, homestay trên địa bàn huyện đều đã và đang được đầu tư nâng cấp. Theo thống kê của cơ quan chức năng, năm 2017, huyện Bắc Hà đã đón trên 300.000 lượt
khách du lịch, trong đó, khách quốc tế chiếm khoảng 25%. Hiện Bắc Hà có 28 gia đình mở dịch vụ lưu trú homestay; thu hút khoảng 12.000 lượt khách lưu trú, chiếm ¼ lượng khách lưu trú trong toàn huyện, tạo việc làm cho trên 200 lao động và doanh thu từ các dịch vụ homstay đạt khoảng 10 tỷ đồng. Trong đó thị trấn Bắc Hà có khoảng 20 cơ sở lưu trú phục vụ cho các khách du lịch, có nhiều sự lựa chọn cho du khách từ những nhà nghỉ bình dân, những homestay ấm áp gần gũi cùng với người dân, cho đến những khách sạn cao cấp hơn chút so với mặt bằng các cơ sở lưu trú tại Bắc Hà.
Trong giai đoạn 2018 – 2020, huyện Bắc Hà phấn đấu sẽ có 40 cơ sở lưu trú homestay, mỗi năm đón khoảng 100 nghìn lượt khách đến du lịch cộng đồng, thơn bản và lưu trú tại dịch vụ tại địa phương. Để thực hiện tốt mục tiêu này, huyện Bắc Hà tiếp tục chú trọng hỗ trợ vốn cho các gia đình làm dịch vụ Homestay, đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng.
Huyện Bắc Hà đã quy hoạch các điểm du lịch đã hoàn thiện và đang được nhiều du khách quan tâm và lựa chọn để đến tham quan như: chợ văn hóa Bắc Hà, dinh thự Hồng A Tưởng, đền Bắc Hà…; Bên cạnh đó, đầu tư và chuẩn bị xây mới các cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn từ 2 sao, nhà nghỉ điều dưỡng, khách sạn tư nhân, khuyến khích phát triển nhà vườn gắn với hộ gia đình tại khu vực vành đai thôn Na Lo (xã Tà Chải), công viên du lịch hồ Na Cồ, khu dân cư số 2 (thị trấn Bắc Hà). Bên cạnh đó, các lễ hội truyền thống được khôi phục như: đua ngựa, đánh quay, kéo co, đẩy gậy, lễ hội xuống đồng… Mơ hình du lịch cộng đồng tại Bắc Hà đã được hình thành, phát triển tại các xã: Tà Chải, Na Hối, Bản Phố, Nậm Khánh… bước đầu đã có chuyển biến trong nhận thức của người dân về phát triển du lịch.
Nguồn thu từ hoạt động du lịch cộng đồng đã góp phần làm tăng nguồn thu ngân sách của tỉnh, đồng thời cũng được tái đầu tư cho công tác quản lý tài nguyên, bảo tồn đa dạng sinh học và hoạt động phát triển du lịch như bảo dưỡng nâng cấp các tuyến, điểm du lịch cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường, cảnh quan nhằm nâng cao sức hấp dẫn đối với du khách.
sẵn sàng, 20% người dân thể hiện thái độ băn khoăn, 20% người dân thể hiện thái độ khơng đồng ý. Số khơng đồng ý vì lý do hiện tại họ đang tự kinh doanh các dịch vụ như vận chuyển, lưu trú cho du khách, họ lo lắng nếu họ tham gia mơ hình chung nào đó thì nguồn thu nhập chính của cả gia đình sẽ bị chia sẻ và giảm đi, 75% số người dân trả lời họ muốn đón du khách quốc tế hơn du khách Việt Nam, lý do họ đưa ra là du khách quốc tế chi trả cao hơn, 25% trả lời họ muốn đón khách Việt Nam hơn là khách quốc tế, lý do là khách Việt Nam tình cảm hơn. Nhìn chung, cộng đồng địa phương rất sẵn sàng tham gia hoạt động du lịch dựa vào cộng đồng nhưng phần lớn không hiểu nhiều về cái gọi là “du lịch cộng đồng”, vai trị lợi ích của họ là gì trong loại hình du lịch này, do đó về khía cạnh hoạt động cung ứng các dịch vụ và lập kế hoạch phát triển dịch vụ du lịch địa phương, người dân vẫn cịn e dè trong việc đóng góp ở góc độ này, yêu cầu đặt ra là cần có sự chia sẻ, phổ biến kiến thức của các nhà quản lý du lịch tới người dân.
Các dịch vụ du lịch mà cộng đồng muốn tham gia cung cấp (Hình 3.3): Trong đó cộng đồng cũng muốn tham gia cung cấp nhiều dịch vụ khác nhau như: dịch vụ ăn uống, dịch vụ lưu trú tại nhà, dịch vụ giải trí, các dịch vụ khác.
Trong đó các dịch vụ cơ bản vẫn được cộng đồng lựa chọn nhiều nhất.
Hình 3.3. Các dịch vụ cộng đồng địa phƣơng muốn tham gia cung cấp
(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả luận văn)
0 10 20 30 40 50 60 70 80 Dịch vụ lƣu trú
tại bản Dịch vụ ăn uống Dịch vụ hƣớng dẫn Dịch vụ giải trí Dịch vụ khác 72
43
0
42.8
Sự tham gia của người dân vào hoạt động du lịch ở khía cạnh cung ứng dịch vụ còn rất hạn chế. Người dân hầu như thiếu thông tin về hoạt động du lịch, thông tin chỉ tập trung một số đại diện của cộng đồng. Tần suất tham gia các cuộc họp của người dân chỉ một hai lần hoặc khơng tham gia, nên cơ hội để người dân đóng góp ý kiến vào quá trình lập kế hoạch phát triển du lịch là rất thấp. Mức độ tham gia của người dân trong hoạt động du lịch sinh thái hiện nay hình thành các nhóm cộng đồng để phục vụ nhu cầu du lịch và được trả tiền công, người dân cũng tham gia vào q trình đóng góp ý kiến phát triển du lịch nhưng quyền ra quyết định vẫn thuộc Ban Quản lý.
Người dân được nhận thông tin tham gia thực hiện các hoạt động du lịch nhưng khơng có sự ảnh hưởng đến việc ra quyết định và quản lý lợi nhuận, quyền kiểm soát và ra quyết định vẫn thuộc ban quản lý. Do đó, mục tiêu trao quyền quản