CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.5. Nhân tố thúc đẩy cộng đồng thamgia vào hoạt động dulịch
3.5.1. Chính sách hỗ trợ của chính quyền, địa phương
Với mục tiêu tập trung khai thác có hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh phát triển du lịch Bắc Hà trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần vào tăng trưởng kinh tế – xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng GRDP du lịch, dịch vụ; đồng thời, đảm bảo bảo vệ tài ngun và mơi trường, giữ gìn bản sắc truyền thống văn hóa; Giải quyết tốt các vấn đề xã hội, ngày 27/11/2017, UBND tỉnh Lào Cai đã ban hành Quyết định số 5294/QĐ-UBND về việc Quy hoạch phát triển du lịch huyện Bắc Hà đến năm 2020, tầm nhìn 2030.
Huyện Bắc Hà đã định hướng không gian du lịch thành 03 vùng rõ rệt gồm: khu vực vùng cao, khu vực trung tâm và khu vực vùng hạ huyện. Trên cơ sở các vùng không gian du lịch, huyện cũng định hướng phát triển các sản phẩm du lịch chính như:
- Du lịch cộng đồng dựa trên bản sắc văn hóa của các đồng bào dân tộc thiểu số và cảnh quan thiên nhiên.
- Du lịch sinh thái dựa trên điều kiện địa hình, khí hậu, sự đa dang của hệ thực vật, đồng thời gắn kết chặt chẽ với hoạt động du lịch cộng đồng và bổ trợ cho các loại hình du lịch khác.
- Du lịch văn hóa – tâm linh dựa trên sự đa dạng và bản sắc văn hóa độc đáo cùng với sự liên kết tài nguyên của các vùng phụ cận.
Theo quy hoạch phát triển du lịch huyện Bắc Hà đến năm 2020, tầm nhìn 2030, hiện nay huyện Bắc Hà cũng đã xác định các lĩnh vực ưu tiên đầu tư phát triển. Trong đó, có một số dự án quan trọng để thúc đẩy du lịch phát triển như: Khu du lịch chuyên đề tại Thung lũng hoa xã Thải Giàng Phố nhằm xây dựng sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng, giải trí. Dự án Khu du lịch văn hóa kết hợp giải trí, địa điểm giữa thơn Tẩn Chư và thơn Nhìu Cồ Ván B, xã Tả Van Chư nhằm xây dựng điểm du lịch văn hóa, du lịch cộng đồng như: Nhà trưng bày – nhà văn hóa (nơi đón tiếp, thơng tin cho khách du lịch, trình diễn văn hóa…).
năm 2020, tầm nhìn 2030 cũng sẽ góp phần quan trọng trong việc tăng cường giao lưu kinh tế, tạo ra nhiều việc làm, nâng cao mức hưởng thụ văn hóa, tăng thu nhập cho người lao động và cộng đồng dân cư, tăng nguồn thu ngân sách; hỗ trợ các ngành kinh tế khác phát triển trên vùng cao Bắc Hà. Đặc biệt, những chính sách đề án phát triển du lịch, đặc biệt là DLCĐ tại huyện Bắc Hà sẽ tạo động lực mạnh mẽ hơn bao giờ hết, tác động đến quyết định tham gia của cộng đồng địa phương trong hoạt động du lịch.
Theo như khảo sát 300 hộ gia đình tham gia vào mơ hình du lịch cộng đồng tại Bắc Hà về các ý kiến đánh giá đối với việc nhận được sự quan tâm, hỗ trợ từ chính quyền địa phương, tác giả đã thu được kết quả như bảng số liệu 3.10 sau:
Bảng 3.9. Kết quả khảo sát về sự hỗ trợ của chính quyền địa phƣơng đối với các hộ gia đình làm du lịch cộng đồng
Chính sách hỗ trợ của chính quyền Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%)
Hỗ trợ vay vốn cho các hộ có nhu cầu 12 4,00% Hỗ trợ dạy nghề, kỹ năng du lịch cộng đồng 110 36,67% Tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch 169 56,33% Chưa nhận thấy được sự hỗ trợ nào 9 3,00%
(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả luận văn)
Theo số liệu của bảng 3.10, ta có thể nhận thấy các chính sách hỗ trợ từ chính quyền địa phương đối với các hộ gia đình tham gia vào du lịch cộng đồng tại Bắc Hà chủ yếu chỉ tập trung hỗ trợ bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ kỹ năng cho người dân khi tham gia làm du lịch, có 36,67% cho rằng chính quyền đã có những hỗ trợ về cơng tác dạy nghề cũng như kỹ năng du lịch cộng đồng, với 56,33% trong tổng 300 hộ được khảo sát cho rằng chính quyền đã có những quan tâm đến việc tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch.
Trung tâm Dạy nghề và Giáo dục thường xuyên huyện Bắc Hà phối hợp với Trường Cao đẳng Cộng đồng Lào Cai tổ chức khai giảng các lớp dạy nghề kỹ năng du lịch cộng đồng cho người dân các xã trên địa bàn huyện Bắc Hà. Được tổ chức tại các xã Bảo Nhai và Tà Chải với mỗi lớp hơn 50 học viên là chủ cơ sở homestay,
chủ nhà hàng, nhân viên, người tham gia phục vụ DLCĐ tại các xã trên địa bàn huyện. Đây là lớp dạy nghề ngắn hạn được huyện Bắc Hà tổ chức theo hỗ trợ về dạy nghề cho lao động nông thôn, tham gia lớp học các học viên được hỗ trợ 100% học phí, kinh phí ăn ở là 30 nghìn đồng/ngày. Đặc biệt, đây là lớp học được tổ chức theo nhu cầu học của người dân nên được học viên tham gia rất đầy đủ.
Lớp học sẽ diễn ra liên tục trong 2 - 3 tháng, kết thúc khóa học các học viên sẽ được đánh giá kết quả và cấp chứng chỉ nghề du lịch cộng đồng. Lớp học cũng nhằm nâng cao chất lượng phục vụ và phát triển nghề du lịch cộng đồng đảm bảo phục vụ du khách tại huyện Bắc Hà.
Được biết khoảng 3 năm trở lại đây, DLCĐ đang phát triển mạnh tại các xã của huyện Bắc Hà với gần 30 cơ sở, đây đang là hướng mới trong phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân, đặc biệt là tại các xã trọng điểm như: Na Hối, Tà Chải, Bản Phố, Bảo Nhai, Lầu Thí Ngài, Thải Giàng Phố, Tả Văn Chư và thị trấn Bắc Hà. Qua các khóa, lớp tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch: nghiệp vụ lễ tân, phục vụ buồng và nghiệp vụ phục vụ ăn uống tại homestay, góp phần nâng cao nhận thức cho các hộ dân trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ khách du lịch với chất lượng theo nhu cầu của khách hàng thay vì cung cấp những dịch vụ sẵn có là điều rất cần thiết nhằm tăng sự hài lòng của khách khi sử dụng dịch vụ sẽ đem lại hiệu quả trong hoạt động kinh doanh. Với hệ thống trang thiết bị được hỗ trợ tương đối đồng bộ, những kiến thức kỹ năng về nghiệp vụ du lịch phục vụ khách đã được đào tạo, những tiềm năng lợi thế phát triển du lịch được thiên nhiên ưu đãi của huyện Bắc Hà cùng nhận thức của người dân về hoạt động DLCĐ được nâng cao, trong tương lai gần, Bắc Hà sẽ là điểm đến mới hấp dẫn của Du lịch tại Lào Cai.
Bên cạnh đó, chỉ có 4% trả lời họ nhận được hỗ trợ vay vốn của địa phương, con số này cho thấy tình hình hỗ trợ vay vốn của chính quyền dành cho các hộ làm du lịch cộng đồng chưa được chú trọng, chủ yếu là các hộ nghèo, khó khăn thật sự. Mơ hình DLCĐ tại huyện Bắc Hà hiện chưa có quy hoạch và định hướng phát triển theo hướng bền vững, mới dừng lại ở mức độ tự phát. Cơ sở vật chất và hạ tầng du lịch chưa được chú trọng đầu tư và thiếu đồng bộ. Nguyên nhân là do người dân
“lực bất tịng tâm” vì khơng có đủ nguồn vốn để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, cũng như các nguồn lực cho việc tham gia vào mơ hình DLCĐ. Chính vì vậy, việc hỗ trợ các chính sách vay vốn cho người dân là hết sức cần thiết. Hầu hết các thôn, bản phát triển du lịch cộng đồng đều còn nhiều hộ nghèo và cận nghèo, nên người dân không đủ vốn. Đa phần họ khơng có vốn hay thiếu vốn đầu tư vào kinh doanh và chính quyền chỉ khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi thu hút đầu tư nhưng chưa triển khai hỗ trợ nguồn tài chính. Do đó, những người muốn tham gia kinh doanh du lịch lại khơng có tiền và người có tiền lại mang tâm lý sợ rủi ro khi khách du lịch đến địa phương chưa ổn định ảnh hưởng đến quyết định tham gia vào cộng đồng. Trong khi đó, địa phương cũng chưa có chính sách cụ thể trong việc hỗ trợ giúp người dân vay vốn với lãi suất thấp, trong khichính những hỗ trợ về nguồn vốn lại chính là nguồn động lực thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng.
Có 9/300 hộ (chiếm 3%) khi được phỏng vấn, họ trả lời chưa nhận thấy được sự hỗ trợ nào từ chính quyền địa phương, chủ yếu những hộ trả lời ý kiến này là những hộ người dân tộc thiểu số, họ hình thành làng nghề theo hướng tự phát và vừa mới tham gia vào mơ hình du lịch cộng đồng. Chính vì vậy, họ khơng có thơng tin để tham gia vào những lớp đào tạo kỹ năng, nghiệp vụ cho du lịch. Điều này cũng cho thấy chính quyền địa phương nên có những biện pháp quản lý sát sao, chặt chẽ hơn và có sự chú trọng, quan tâm nhiều hơn đối với các hộ làm du lịch cộng đồng dù mới tham gia hay đã tham gia nhiều năm. Điều này tạo nên động lực rất to lớn cho các hộ gia đình, giúp thúc đẩy sự tham gia và gắn bó của họ đối với việc phát triển du lịch cộng đồng tại Bắc Hà trong thời gian tới.