Các phƣơng pháp và công cụ xử lý dữ liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch tại huyện bắc hà, tỉnh lào cai (Trang 28)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Các phƣơng pháp và công cụ xử lý dữ liệu

2.2.1. Các phương pháp xử lý dữ liệu

2.2.1.1.Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng chủ đạo trong luận văn nhằm thống kê đặc điểm của các đối tượng tham gia khảo sát, thống kê mô tả mức độ tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch của địa phương, thống kê mơ tả các hình thức tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch của địa phương và những thuận lợi, khó khăn của cộng đồng khi tham gia hoạt động du lịch của địa phương.

2.2.1.2. Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh được sử dụng trong luận văn để so sánh mức độ tham gia vào hoạt động du lịch của địa phương giữa những cộng đồng khác nhau, so sánh sự phát triển hoạt động du lịch tại địa phương qua các năm.

2.2.1.3.Phân tích SWOT

Phương pháp phân tích SWOT (cịn gọi là ma trận SWOT) là phương pháp phân tích các điểm Mạnh (Strengths), điểm Yếu (Weaknesses), Cơ hội (Opportunities) và Thách thức (Threats).

Trong luận văn, ma trận SWOT được sử dụng để đánh giá những cơ hội, thách thức, điểm mạnh, điểm yếu của cộng đồng địa phương khi tham gia vào hoạt động du lịch. Ma trận SWOT là một trong những căn cứ quan trọng để xây dựng các giải pháp tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch của địa phương, gia tăng lợi ích cho cộng đồng.

2.2.2. Các công cụ xử lý dữ liệu

Cơng cụ chính để xử lý là phần mềm Excel để dựng các bảng biểu, sơ đồ, biểu đồ và tổng hợp số liệu thống kê, phương pháp phân tích ma trận SWOT.

Tiểu kết

Bằng những phương pháp tiếp cận khác nhau đối với công tác thu thập, phân tích và xử lý số liệu cũng như thông tin để hỗ trợ cho việc nghiên cứu đề tài. Chương phương pháp nghiên cứu này đã trình bày chi tiết các phương pháp được sử dụng để thu thập dữ liệu, cũng như phân tích trong nghiên cứu. Với phương pháp thu thập thông tin thứ cấp từ các niên giám thống kê, báo cáo, chương trình, dự án của UBND huyện Bắc Hà. Các thông tin, số liệu thứ cấp này phản ánh rõ rệt phản ánh những thông tin thực tế liên quan tại khu vực nghiên cứu, cũng như cho thấy tình hình thực tế của cơng tác phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Bắc Hà. Bên cạnh đó, thơng qua phương pháp thực địa (điền dã), phỏng vấn sâu, bảng hỏi để có được những số liệu, thông tin sơ cấp nhằm đưa ra những thông tin thực tế hỗ trợ cho kết quả nghiên cứu về sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch tại huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai.

Về phương pháp, công cụ xử lý dữ liệu, luận văn sử dụng phương pháp thống kê, phương pháp phân tích, so sánh và phương pháp tổng hợp nhằm phân tích dữ liệu được chính xác, để đưa ra những nhận định và đề xuất giải pháp cụ thể cho công tác tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch. Công cụ chính để xử lý số liệu là phần mềm Excel để dựng các bảng biểu, sơ đồ, biểu đồ và tổng hợp số liệu thống kê.

Ma trận SWOT là phương pháp đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức đối với cộng đồng của địa phương khi tham gia vào hoạt động du lịch. Tác giả đã vận dụng kiến thức cơ bản cũng như dựa vào tình hình thực tiễn trong cơng tác nghiên cứu để đưa ra những nhận định khách quan thơng qua phân tích SWOT để có được những biện pháp thiết thực, cụ thể cho việc tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch tại huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai. Bên cạnh đó, tác giả cịn sử dụng các phương pháp xử lý số liệu khác như phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh để làm rõ hơn các số liệu qua từng năm.

CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG VÀO HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TẠI HUYỆN

BẮC HÀ, TỈNH LÀO CAI 3.1. Khái quát về huyện Bắc Hà

Bắc Hà nằm trên hệ thống sơng Chảy, có sơng Chảy là sơng chính chảy qua 2 mặt phía Tây Nam của Huyện, với chiều dài khoảng 70 km. Phần lớn lưu vực của sông Chảy nằm trên các xã Cốc Ly, Bảo Nhai, Cốc Lầu, Thải Giàng Phố, Nâm Lúc, Nâm Khánh, Bản Cái… Ngồi sơng Chảy trên địa bàn Huyện cịn có 4 hệ thống khe suối nhỏ là ngịi Đơ, Thèn Phìn, Nậm Pàng, Nậm Lúc, đều đổ ra sông Chảy. Với hệ thống sơng ngịi trên, đặc biệt với địa hình dốc nên Bắc Hà có trữ lượng thủy điện lớn. Hiện trên địa bàn Huyện đã lập dự án và thiết kế xây dựng các cơng trình thủy điện như Thủy điện Cốc Ly xã Cốc Ly; Thải Giàng Phố xã Thải Giàng Phố; Cốc Đầm xã Nậm Lúc; Nậm Khánh, Nậm Phàng xã Nậm Khánh; Bảo Nhai xã Bảo Nhai; Nậm Lúc xã Nậm Lúc; Trung Đô xã Bảo Nhai. Đây là tiềm năng lớn để mở rộng quy mô phát triển của các ngành cơng nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp cịn rất nhỏ bé, tạo nên bước phát triển đột biến trong sự phát triển công nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Huyện.

Bắc Hà có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch như khí hậu trong lành, cảnh quan thiên nhiên đẹp. Đặc biệt tài nguyên nhân văn vô cùng phong phú với nhiều di tích đã được xếp hạng cấp quốc gia và nền tảng văn hóa dân tộc đặc sắc. Một số cảnh quan thiên nhiên đẹp ở Bắc Hà như: Hang động trung tâm thị trấn, hang động Tả Văn Chư, Lùng Phình, hang Tiên bên bờ sông Chảy thuộc xã Bảo Nhai - Cốc Ly, hang động Na Lo - Na Hối... Núi Cô Tiên, núi 3 mẹ con ở thị trấn Bắc Hà, rừng già Bản Liền, rừng nguyên sinh xã Tả Van Chư, rừng gỗ nghiến Cốc Ly, rừng chè cổ thụ xã Hồng Thu Phố, rừng sa mu Lầu Thí Ngài.

Ngồi những tài nguyên thiên nhiên Bắc Hà còn được đánh giá là một trong những huyện của tỉnh Lào Cai có thế mạnh về tài nguyên du lịch văn hóa để phát triển du lịch. Hiện nay, có 4 di tích đã được Bộ Văn hố xếp hạng là Dinh Hoàng A

Tưởng, Đền Bắc Hà, Đền Trung Đơ và Động Thiên Long. Đặc biệt có một số bản làng là điểm đến hấp dẫn đối với khách du lịch như: thôn Tả Van Chư xã Tả Van Chư, thôn Trung Đô xã Bảo Nhai, thôn Bản Phố xã Bản Phố…Đây là những thơn bản cịn giữ được kiểu kiến trúc nguyên bản dân tộc vùng cao.

Với 14 dân tộc anh em, Bắc Hà có một kho tàng văn hóa dân gian phong phú như múa, hát, lễ hội. Đó là múa khèn, múa gậy ở Sinh Tiền của người Mơng, có múa xịe, hát then, hát lượn, hát giao duyên của người Tày, lễ hội Gầu Tào (Say Sán) của người Mông, lễ Pút Tồng (Nhảy lửa) của người Dao Đỏ, hội Lồng Tồng của người Tày, lễ hội đua ngựa truyền thống như một lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc Tây Bắc…

Trong những năm qua UBND huyện Bắc Hà đã quan tâm thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn. Đồng thời thực hiện tốt công tác vận động các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Hiện trên địa bàn huyện có 28 khách sạn, nhà nghỉ, với 300 phòng, 28 cơ sở homestay cùng nhiều loại hình dịch vụ ăn uống, nghỉ dưỡng đã cơ bản đáp ứng tốt nhu cầu của du khách trong những ngày nghỉ lễ… Đặc biệt trong năm 2018, huyện Bắc Hà đã chú trọng tổ chức các hoạt động tạo điểm nhấn thu hút nhân dân và du khách đến thăm quan, điển hình như: Tuần Văn hóa du lịch năm 2018 với nhiều hoạt động đặc sắc, hấp dẫn như: Giải đua xe đạp Bắc Hà (Lào Cai) - Xín Mần (Hà Giang); Lễ hội đường phố; Lễ hội mận - trưng bày nơng sản địa phương; trình diễn nghề thủ cơng truyền thống, trình diễn ẩm thực vùng cao, tổ chức trò chơi dân gian; Giải đua ngựa truyền thống; Tham quan các làng du lịch cộng đồng tại Na Hối, Thải Giàng Phố, Tà Chải, Bản Phố, Bảo Nhai; Tổ chức hoạt động dù lượn tại núi Quan Thần Sán - Hồ Na Cồ; Khám phá chợ phiên Bắc Hà đã thu hút được 70.000 lượt khách…

Hiện nay trên địa bàn huyện Bắc Hà có 3 điểm du lịch gồm: Điểm du lịch chợ phiên Bắc Hà, điểm du lịch Hoàng A Tưởng và điểm du lịch cộng đồng thôn Trung Đô; 5 tuyến du lịch gồm: Lào Cai - Bắc Hà - Lùng Phình - Tả Văn Chư - Hoàng Thu Phố - Cốc Ly - Lào Cai; Lào Cai - Bắc Hà - Lùng Phình - Tả Văn Chư - Bản Phố -

Nậm Mòn - Cốc Ly - Lào Cai; Lào Cai - Bắc Hà - Nậm Khánh - Bản Liền - Hà Giang và ngược lại; Lào Cai - Bắc Hà - Lùng Phình - Lùng Cải - Sín Mần (Hà Giang) và ngược lại; Lào Cai - Bắc Hà - Bản Phố - Na Hối - Thải Giàng Phố - Lào Cai.

Theo Phịng Văn hóa huyện Bắc Hà, năm 2018, huyện Bắc Hà đã đón 400.000 lượt khách, tăng 110.000 lượt khách so với năm 2017, trong đó có 80.000 lượt khách quốc tế. Doanh thu từ du lịch trong năm 2018 đạt 320 tỷ đồng, tăng 130 tỷ đồng so với năm trước.

3.2. Đặc điểm nhân khẩu học của đáp viên

Các đặc điểm nhân khẩu học của mẫu nghiên cứu bao gồm: giới tính, tuổi, trình độ học vấn, dân tộc, thời gian sinh sống tại địa phương, nơi sinh, tình trạng hơn nhân, tình trạng kinh tế của hộ (thuộc/khơng thuộc diện hộ nghèo). Tồn bộ các kết quả trong bảng được tính trên 300 bảng hỏi có thể sử dụng được.

3.2.1. Giới tính

Bảng 3.1. Khảo sát về giới tính của đáp viên

Giới tính Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%)

Nam 141 47%

Nữ 159 53%

(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả luận văn)

Trong số 300 người trả lời thì có 159/300 đáp viên là nữ giới (chiếm 53% trong tổng cơ cấu) và 47% là nam giới (141 người). Điều này phản ánh thực tế ở các xã nghiên cứu, tỷ lệ nữ giới tham gia vào hoạt động du lịch nhiều hơn so với nam giới, có lẽ vì thế mà họ quan tâm để tham gia trả lời câu hỏi.

3.2.2. Tuổi

Hình 3.1. Cơ cấu độ tuổi của đáp viên 32.67% 31% 25.33% 8.33% 2.67% 18-25 26-35 36-55 56-60 Trên 60

(Nguồn:Tác giả luận văn tự tổng hợp)

Nghiên cứu này giới hạn là các thành viên trong hộ, khách du lịch, công ty lữ hành từ 18 tuổi trở lên, phân bổ thành 5 nhóm tuổi. Nhóm tuổi 26 – 35 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất (32,67%), tiếp theo là nhóm 18 – 25 tuổi (chiếm 31%) và nhóm 36 – 55 tuổi (chiếm 25,33%). Ba nhóm lực lượng lao động chính (từ 18 – 55 tuổi) chiếm 89%số người tham gia khảo sát. Nhóm trên 60 tuổi chỉ chiếm 2,67%. Về cơ cấu hộ tuổi cho thấy, cộng đồng cư dân tham gia vào hoạt động DLCĐ với nguồn lao động trẻ, sẵn sàng tiếp thu các giá trị mới, đóng góp các ý tưởng mới vào hoạt động du lịch cho địa phương cũng như sẵn sàng học hỏi, trau dồi thêm kinh nghiệm để áp dụng cho mơ hình DLCĐ tại huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai.

3.2.3. Trình độ học vấn

Như bảng 3.2 dưới dây, trong số những người tham gia khảo sát, tỷ lệ người không qua đào tạo chiếm tỷ lệ khá cao (30,33%). Chiếm tỷ trọng cao nhất là tốt nghiệp Tiểu học với 51%; tốt nghiệp THCS: 14,33%; tốt nghiệp THPT: 3,33% và trung cấp trở lên là 1%. Liệu với trình độ học vấn thấp như thế này có ảnh hưởng gì đến nhận thức của CĐĐP về các tác động của du lịch cũng như sự tham gia của họ trong phát triển du lịch. Điều này được trả lời trong phân tích ở các phần sau và đặt ra vấn đề cho các nhà quản lý.

Bảng 3.2. Khảo sát về trình độ học vấn của đáp viên

Trình độ học vấn Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%)

Không qua đào tạo 91 30,33%

Tiểu học 153 51%

THCS 43 14,33%

THPT 10 3,33%

Trung cấp trở lên 3 1%

(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả luận văn)

3.2.4. Dân tộc

Phần lớn người tham gia phỏng vấn thuộc một trong 5 dân tộc: H’Mông, Dao, Tày, Nùng, Kinh. Người H’Mông chiếm tỷ lệ cao nhất (37,33%), tiếp theo là người

Dao (24%), người Tày (18,67%) và người Nùng (15,33%). Những hộ người Kinh hầu hết từ nơi khác đến đây để sinh sống dựa vào du lịch, chỉ chiếm 11/300 hộ được khảo sát với tỷ lệ 3,67%. Các dân tộc khác chỉ chiếm 1%. Tại các điểm du lịch ở huyện Bắc Hà có nhiều dân tộc thiểu số, điều đó cho thấy nơi đây hội tụ rất nhiều bản sắc văn hóa dân tộc, rất thích hợp để quảng bá hình ảnh của các dân tộc khác nhau đến với khách du lịch trong và ngồi nước.

Hình 3.2. Cơ cấu dân tộc của đáp viên

(Nguồn:Tác giả tự tổng hợp)

3.2.5. Nơi sinh

Bảng 3.3. Kết quả khảo sát về nơi sinh của đáp viên

Nơi sinh Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%)

Tại địa bàn nghiên cứu 276 92% Ngoài địa bàn nghiên cứu 24 8%

(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả luận văn)

Theo kết quả khảo sát ở bảng 3.3 như trên, ta thấy đa phần những người tham gia phỏng vấn là người bản địa (92%), còn lại người từ nơi khác (tỉnh/xã khác) đến (8%) với mục đích là kiếm sống dựa vào du lịch hoặc lấy vợ/chồng người bản địa. Như vậy, du lịch đã thu hút người dân từ nơi khác đến sinh sống nhưng tỷ lệ còn thấp và đây cũng là một trong những nguyên nhân gây mâu thuẫn giữa những người từ nơi khác đến và người dân bản địa và là một trong những vấn đề mà chính quyền đang xem xét để giải quyết.

24% 18.67% 37.33% 15.33% 3.67% 1% Dao Tày H'Mông Nùng Kinh Khác

3.2.6. Thời gian sống tại địa phương

Do phần lớn những người tham gia phỏng vấn là người bản địa và nghiên cứu này giới hạn những người trên 18 tuổi nên họ có thời gian sinh sống ở địa phương khá lâu.

Bảng 3.4. Kết quả khảo sát về thời gian sống tại địa phƣơng của đáp viên

Thời gian sống tại địa phƣơng Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%)

Dưới 1 năm 2 0,78% Từ 1 – 5 năm 12 3,9% Từ 6 – 10 năm 9 3,12% Từ 11 – 15 năm 4 1,3% Từ 16 – 20 năm 6 2,08% Trên 20 năm 266 88,82%

(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả luận văn)

Phần lớn là những người này đã sinh sống ở địa phương được trên 20 năm (88,82%), sau đó là 1 – 5 năm (3,9%), 6 – 10 năm (3,12%), 16 – 20 năm (2,08%), 11 – 15 năm (1,3%) và dưới 1 năm (0,78%). Điều này cho thấy, mức độ hiểu biết về địa phương, thông thạo đường đi, cách sống, phong tục cũng như hiểu rõ về địa phương của cộng đồng, cũng chính là điểm mạnh cũng như thuận lợi cho hoạt động du lịch cộng đồng nếu có sự tham gia của người dân bản địa.

3.2.7. Tình trạng hơn nhân

Theo bảng 3.5 có thể thấy phần lớn những người tham gia phỏng vấn đều đã lập gia đình chiếm 94,67%, độc thân chỉ chiếm 4,68% và ly dị chiếm 0,52%. Tình trạng hơn nhân thoạt nhìn sẽ nhận định rằng khơng có ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng đồng trong hoạt động du lịch. Tuy nhiên, qua khảo sát thực địa và phân tích cho thấy, những người đã kết hơn và vẫn cịn đang sống cùng vợ/chồng của họ, với những động viên lẫn nhau cũng như những quyết định trong cuộc sống, trong công việc họ sẵn sàng chia sẻ, thông cảm cho nhau và cùng nhau đưa ra những quyết định đúng đắn, và quyết định tham gia vào mơ hình DLCĐ cũng khơng ngoại lệ. Bên cạnh đó, có thể thấy những người đã kết hơn họ ln có xu hướng tìm kiếm cơng việc ổn định để cùng nhau lo cho cuộc sống gia đình, lo cho mái ấm nhỏ của họ, nên việc cùng nhau, cùng gia

đình tham gia vào hoạt động du lịch. Tỷ lệ những người tham gia phỏng vấn đa số đều lập gia đình, cũng có thể thấy theo phong tục, tục lệ của địa phương hoặc là người dân tộc thiểu số, họ kết hơn khi cịn nhỏ tuổi chiếm đại đa số, nên ở độ tuổi trên 18 tuổi khi phỏng vấn thì tỷ lệ vẫn cịn độc thân chiếm tỷ lệ nhỏ, không đáng kể.

Bảng 3.5. Kết quả khảo sát về tình trạng hơn nhân của đáp viên

Tình trạng hơn nhân Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%)

Độc thân 14 4,67%

Đã có gia đình 286 95.33%

(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả luận văn)

3.2.8. Tình trạng kinh tế của hộ

Bảng 3.6. Kết quả khảo sát về tình trạng kinh tế hộ gia đình của đáp viên

Tình trạng kinh tế của hộ Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%)

Thuộc diện nghèo 86 28,57% Không thuộc diện nghèo 214 71,43%

(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả luận văn)

Như số liệu tại bảng 3.6, tại thời điểm điều tra, 28,57% số hộ tham gia phỏng vấn vẫn thuộc diện hộ nghèo, 71,43% số hộ tham gia phỏng vẫn không thuộc diện hộ nghèo. Nghiên cứu này chỉ phân biệt hộ nghèo và hộ khơng thuộc diện nghèo (được chính quyền thừa nhận). Tỷ lệ hộ nghèo này mặc dù đã thấp so với tỷ lệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch tại huyện bắc hà, tỉnh lào cai (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)