Giới tính Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%)
Nam 141 47%
Nữ 159 53%
(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả luận văn)
Trong số 300 người trả lời thì có 159/300 đáp viên là nữ giới (chiếm 53% trong tổng cơ cấu) và 47% là nam giới (141 người). Điều này phản ánh thực tế ở các xã nghiên cứu, tỷ lệ nữ giới tham gia vào hoạt động du lịch nhiều hơn so với nam giới, có lẽ vì thế mà họ quan tâm để tham gia trả lời câu hỏi.
3.2.2. Tuổi
Hình 3.1. Cơ cấu độ tuổi của đáp viên 32.67% 31% 25.33% 8.33% 2.67% 18-25 26-35 36-55 56-60 Trên 60
(Nguồn:Tác giả luận văn tự tổng hợp)
Nghiên cứu này giới hạn là các thành viên trong hộ, khách du lịch, công ty lữ hành từ 18 tuổi trở lên, phân bổ thành 5 nhóm tuổi. Nhóm tuổi 26 – 35 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất (32,67%), tiếp theo là nhóm 18 – 25 tuổi (chiếm 31%) và nhóm 36 – 55 tuổi (chiếm 25,33%). Ba nhóm lực lượng lao động chính (từ 18 – 55 tuổi) chiếm 89%số người tham gia khảo sát. Nhóm trên 60 tuổi chỉ chiếm 2,67%. Về cơ cấu hộ tuổi cho thấy, cộng đồng cư dân tham gia vào hoạt động DLCĐ với nguồn lao động trẻ, sẵn sàng tiếp thu các giá trị mới, đóng góp các ý tưởng mới vào hoạt động du lịch cho địa phương cũng như sẵn sàng học hỏi, trau dồi thêm kinh nghiệm để áp dụng cho mơ hình DLCĐ tại huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai.
3.2.3. Trình độ học vấn
Như bảng 3.2 dưới dây, trong số những người tham gia khảo sát, tỷ lệ người không qua đào tạo chiếm tỷ lệ khá cao (30,33%). Chiếm tỷ trọng cao nhất là tốt nghiệp Tiểu học với 51%; tốt nghiệp THCS: 14,33%; tốt nghiệp THPT: 3,33% và trung cấp trở lên là 1%. Liệu với trình độ học vấn thấp như thế này có ảnh hưởng gì đến nhận thức của CĐĐP về các tác động của du lịch cũng như sự tham gia của họ trong phát triển du lịch. Điều này được trả lời trong phân tích ở các phần sau và đặt ra vấn đề cho các nhà quản lý.