Mức độ thamgia của cộng đồng vào hoạt động dulịc hở Bắc Hà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch tại huyện bắc hà, tỉnh lào cai (Trang 44 - 47)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.4. Mức độ thamgia của cộng đồng vào hoạt động dulịc hở Bắc Hà

Theo khảo sát từ 300 hộ gia đình về mức độ tham gia của họ trong hoạt động du lịch cộng đồng tại Bắc Hà, thu được kết quả như bảng số liệu 3.8 sau:

Bảng 3.8.Ý kiến của CĐ về mức độ tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch ở Bắc Hà Mức độ Rất không đúng (1) Chƣa đúng lắm (2) Rất đúng (3) Không trả lời Tỷ lệ (1) Tỷ lệ (2) Tỷ lệ (3) Thụ động 10 99 190 1 3,33% 33,00% 63,33% Cung cấp thông tin 24 89 187 0 8,00% 29,67% 62,33% Tư vấn 15 96 158 31 5,00% 32,00% 52,67% Trao đổi 70 92 133 5 23,33% 30,67% 44,50% Chức năng 210 50 38 2 70,17% 16,50% 12,67% Tương tác 250 33 15 2 83,33% 11,00% 5,00% Chủ động 217 38 12 33 72,33% 12,67% 4,00%

(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả)

Từ kết quả khảo sát của bảng 3.8 ta có thể thấy, mức độ tham gia thụ động, cung cấp thông tin và mức độ tham gia tư vấn chiếm tỷ lệ lớn so với các mức độ tham gia còn lại của cộng đồng trong hoạt động du lịch tại Bắc Hà. Với 63,33% trả lời hoàn toàn đồng ý với ý kiến về mức độ tham gia thụ động, 62,33% trong mức độ cung cấp thơng tin và có 52,67% trả lời họ tham gia ở mức độ tư vấn, điều này cho thấy bản thân các hộ gia đình tham gia họ vẫn cịn rụt rè và phụ thuộc rất nhiều vào các công ty du lịch, họ chưa chủ động được trong các hoạt động du lịch cũng như chưa thể hiện được vai trò của cộng đồng địa phương trong việc phát triển du lịch cộng đồng tại Bắc Hà.

Với mức độ tham gia trao đổi, có 44,5% trên tổng số 300 hộ được khảo sát, họ hoàn toàn đồng ý về việc họ tham gia ở mức độ trao đổi. Trao đổi ở đây có thể là trao đổi về nguồn nhân lực, cũng như hàng hóa, họ đóng góp các nguồn lực, chẳng hạn đóng góp lao động để nhận được lương thực, tiền mặt hoặc các khuyến khích vật chất khác. Cụ thể, cộng đồng tham gia cung cấp một số dịch vụ (bán hàng lưu

niệm, dịch vụ ăn uống,...) tại điểm du lịch nơi cộng đồng sinh sống và qua đó được hưởng một số lợi ích về vật chất. Với chức năng trao đổi này, cộng đồng có vai trị nhất định trong hoạt động du lịch và được hưởng một phần lợi ích trong chuỗi giá trị du lịch.

Hình 3.4. Ý kiến của CĐ về hoàn toàn đồng ý về mức độ tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch ở Bắc Hà

(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả)

Ta có thể thấy, với mức độ tham gia tương tác và chủ động, hiện tại có rất ít hộ gia đình tham gia ở mức độ này, cụ thể chí có 5% trả lời hồn tồn đồng ý với ý kiến nhận định họ tham gia ở mức độ tương tác và có 4% nói rằng họ tham gia chủ động. Điều này đặt ra một thực trạng cần khắc phục cho Bắc Hà nếu muốn phát triển hơn nữa du lịch cộng đồng, vì cộng đồng địa phương đóng vai trị rất quan trọng trong việc phát triển loại hình du lịch này tại đây. Với mức độ tham gia tương tác, người dân sẽ tham gia vào việc cùng phân tích, triển khai các kế hoạch hành động và thành lập hoặc tăng cường các cơ quan địa phương. Tham gia được xem là một quyền, không chỉ là một phương tiện nhằm đạt được mục tiêu của dự án. Còn ở mức độ chủ động, người dân tham gia bằng cách đưa ra các sáng kiến một cách độc lập với các cơ quan bên ngoài nhằm thay đổi các hệ thống. Họ phát triển các mối quan hệ với các cơ quan bên ngồi nhằm có được các nguồn lực và sự cố vấn kỹ thuật mà họ cần, song vẫn duy trì sự kiểm sốt đối với cách sử dụng các nguồn lực.

0.00% 10.00% 20.00% 30.00% 40.00% 50.00% 60.00% 70.00% Thu động

Cung cấp thông tin Tư vấn Trao đổi hàng hóa Chức năng Tương tác Chủ động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch tại huyện bắc hà, tỉnh lào cai (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)