Các phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch tại huyện bắc hà, tỉnh lào cai (Trang 26 - 28)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Phƣơng pháp thu thập thông tin

2.1.2 Các phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

2.1.2.1. Phương pháp thực địa (điền dã)

Phương pháp này đã giúp cho tác giả có trải nghiệm thực tế về vấn đề nghiên cứu. Lập kế hoạch khảo cứu thực tế kết hợp với việc thu thập tư liệu bằng văn bản bản cứng, bản mềm, chụp ảnh tư liệu, quan sát ghi chép các nguồn tri thức thực tiễn thông qua 3 chuyến đi thực tế tại huyện Bắc Hà từ tháng 1/2019 đến tháng 5/2019

- Chuyến đi thứ 1: Thực hiện vào tháng 1/2019 với mục đích khảo sát tổng quan huyện Bắc Hà. Mục đích chuyến khảo sát này là rà soát, so sánh, đối chiếu thông tin, dữ liệu thứ cấp đã thu thập với tình hình thực tế và có cái nhìn tổng thể về vấn đề nghiên cứu, khảo sát tài nguyên du lịch tại huyện Bắc Hà, trải nghiệm tham quan tất cả các phong cảnh, đình chùa, ẩm thực, tìm hiểu người dân, chụp hình, thu thập tư liệu thứ cấp tại huyện Bắc Hà. Trên cơ sở đó vạch ra lộ trình, lịch trình và nhiệm vụ cho các đợt khảo sát tiếp theo.

văn hóa, xã hội và sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch tại huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai.

- Chuyến đi thứ 3: Thực hiện vào tháng 5/2019, nhằm bổ sung, cập nhật một số thơng tin cịn thiếu để hồn chỉnh luận văn.

2.1.2.2 Phương pháp phỏng vấn sâu

Phương pháp điều tra xã hội học thông qua phỏng vấn: Để có được những nhận định khách quan, tác giả đã sử dụng phương pháp phỏng vấn nhằm tham khảo ý kiến, kinh nghiệm, cách thức quản lý, tổ chức hoạt động du lịch cộng đồng từ Sở, Ban ngành bao gồm các cán bộ quản lý về du lịch của địa phương cũng như những người dân tham gia vào du lịch cộng đồng. Để thấy được những khía cạnh cụ thể từ những thành phần tham gia trực tiếp vào du lịch cộng đồng, người phỏng vấn được phỏng vấn trực tiếp theo phương pháp phỏng vấn cấu trúc với một số câu hỏi chuẩn bị sẵn.

2.1.2.3. Phương pháp bảng hỏi

Phương pháp điều tra xã hội học bằng bảng hỏi: Được sử dụng để thu thập thông tin. Đối tượng phỏng vấn chủ yếu là chủ hộ gia đình, khách du lịch, đại diện cơng ty lữ hành.Vì điều kiện thời gian và cách trở về khoảng cách nên chỉ phát được 300 phiếu cho người dân địa phương, 110 phiếu cho khách du lịch và 20 phiếu cho đại diện công ty du lịch, lữ hành.

Nội dung bảng hỏi:

- Những thông tin cá nhân của người dân địa phương (Giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, thu nhập…)

- Nhận thức của người dân địa phương về lợi ích cộng đồng tham gia hoạt động du lịch của địa phương.

- Mức độ tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch của địa phương, bao gồm các nội dung:

 Mức độ 1: Sự tham gia thụ động

 Mức độ 2: Tham gia cung cấp thông tin

 Mức độ 4: Tham gia trao đổi hàng hóa, lao động

 Mức độ 5: Tham gia chức năng

 Mức độ 6: Tham gia tương tác

 Mức độ 7: Tham gia chủ động

- Đánh giá của cộng đồng về những khó khăn, thuận lợi khi tham gia vào hoạt động du lịch của địa phương.

- Những gợi ý để tăng cường sự tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch tại huyện bắc hà, tỉnh lào cai (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)