Ngành nghề truyền thống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch tại huyện bắc hà, tỉnh lào cai (Trang 50 - 53)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.5. Nhân tố thúc đẩy cộng đồng thamgia vào hoạt động dulịch

3.5.2. Ngành nghề truyền thống

Du lịch với làng nghề truyền thống đang mở ra những cơ hội giúp người dân có thêm điều kiện phát triển kinh tế, xã hội, giao lưu văn hóa. Tỉnh Lào Cai nói chung và huyện Bắc Hà nói riêng có số lượng làng nghề thủ công tương đối lớn song để khai thác, đáp ứng cho phát triển du lịch thì vẫn cần một chiến lược dài hơi.

Một trong những nhân tố thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch tại huyện Bắc Hà chính là tư duy “cha truyền con nối” tại các hộ dân. Các mơ hình DLCĐ tại huyện Bắc Hà, có những địa điểm du lịch cũng bắt nguồn từ các ngành nghề truyền thống của người dân nơi đây.

Bảng 3.10. Làng nghề truyền thống thu hút khách du lịch đến tham quan và trải nghiệm nhất

Làng nghề truyền thống thu hút khách du lịch Sốlƣợng(ngƣời) Tỷ lệ (%)

Làng nghề làm bạc của người Dao 134 44,67% Làng nghề đúc lưỡi cày Bản Phố 6 2,00% Làng nghề nấu rượu ngô Bản Phố 112 37,33% Làng nghề dệt thổ cẩm của người Mông 48 16,00%

(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả luận văn)

Khảo sát 300 hộ dân tham gia vào mơ hình DLCĐ tại huyện Bắc Hà, 100% các hộ dân được phỏng vấn đều cho rằng khách du lịch tỏ ra rất hứng thú khi đến tham quan và trải nghiệm tại các làng nghề truyền thống của người dân địa phương Bắc Hà. Theo như bảng số liệu 3.11, ta có thể thấy bảng thống kê những ý kiến của các hộ dân về việc thu hút khách du lịch của những làng nghề truyền thống tại đây. Khi được hỏi “Theo Ông (Bà), làng nghề nào thu hút khách du lịch đến tham quan và trải nghiệm nhất?”, có 134/300 (chiếm 44,67%) ý kiến cho rằng làng nghề làm bạc của người Dao là làng nghề thu hút khách du lịch đến xem và trải nghiệm nhiều nhất, đây cũng là làng nghề nhận được nhiều ý kiến đánh giá nhất so với 3 làng nghề còn lại. Làng nghề làm bạc của người Dao, tuyển Nậm Khánh, vì đã là ngành nghề truyền thống từ xa xưa nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự tham gia của cộng đồng trong việc phát triển mơ hình DLCĐ đối với làng nghề này. Người dân nơi đây, cụ thể là tộc người Dao với những hiểu biết vốn có cũng như thành thạo về tay nghề làm bạc nên họ sẽ chẳng ngần ngại trong việc hướng dẫn khách du lịch cùng đến tham quan và cùng họ tham gia vào hoạt động làm bạc tại xã Nậm Khánh, huyện Bắc Hà. Đây cũng là nguyên nhân chủ yếu khiến nhiều khách du lịch rất thích đến tham quan và trải nghiệm tại làng nghề này.

Tiếp đó, là làng nghề nấu rượu ngơ Bản Phố với 112/300 (chiếm 37,33%) cho rằng đây là làng nghề thu hút nhiều nhất khách du lịch đến tham quan. Bản Phố là nơi sản sinh ra loại rượu Ngô mang lại danh tiếng cho Bắc Hà, Bản Phố là một bản của người Mông nằm cách Bắc Hà khoảng 4km. Ở Bản Phố có hơn 500 hộ, nhà nào

cũng có thể nấu được rượu, nhà nào nấu cũng ngon mà chẳng có bí quyết gì đặc biệt. Ngơ vàng, ngơ trắng luộc lên để nguội rồi rắc men, ủ 3 ngày rồi bỏ vào chõ gỗ, đưa lên chảo cất cách thủy. Rượu ngô Bản Phố thường khoảng 42-45 độ, châm lửa đốt cháy được, uống lúc đầu thấy hăng nhưng lát sau thì ngọt giọng, mềm môi. Rượu ngô ngon nhắm với thịt trâu gác bếp trong các dịp lễ của người Mông cũng là cơ hội để người dân bản Phố dâng thứ rượu của mình lên trời đất. Chắc có lẽ bí quyết duy nhất của người dân bản Phố là nguồn nước lấy từ suối Háng Dế cùng với đặc trưng khí hậu riêng của mỗi vùng đất này, điều này khiến khách du lịch hết sức tị mị và khơng qn đến với làng nghề này mỗi khi du lịch tại Bắc Hà. Không chỉ muốn thưởng thức được vị rượu ngô Bản Phố nổi tiếng mà còn muốn được tận mắt nhìn những người dân pha chế rượu cũng như được trải nghiệm cùng cộng đồng địa phương làm rượu ngô Bản Phố nổi tiếng vùng Tây Bắc.

Với làng nghề dệt thổ cẩm của người Mông ở Bắc Hà được 48/300 ý kiến đánh giá (chiếm 16%) cho rằng đây là làng nghề được khách du lịch đến tham quan và trải nghiệm nhiều nhất. Với tỷ lệ khá thấp từ 300 hộ dân được khảo sát, phần nào cho thấy làng nghề vẫn chưa thu hút nhiều khách du lịch, với truyền thống dệt thổ cẩm lâu đời của người Mông tại huyện Bắc Hà, bên cạnh đó, nơi đây cịn lưu giữ nhiều nghề thủ công truyền thống như trồng bông, lanh, và chế tác đồ trang sức. Qua những khung dệt, người Mông tạo nên những tấm thổ cẩm nhiều màu sắc, với các hoa văn mô phỏng cây, lá, hoa, muông thú... Các sản phẩm thổ cẩm được khách du lịch yêu thích và thường mua về làm kỷ niệm. Tuy nhiên, những năm gần đây, khi chợ phiên Bắc Hà ngày càng thu hút khách du lịch đến với các gian hàng thổ cẩm rực rỡ sắc màu, khách du lịch thường chọn Chợ Phiên Bắc Hà là nơi để tham quan và mua về những tấm thổ cẩm mà không thường xuyên đến xem và trải nghiệm làng nghề dệt thổ cẩm tại nhà của người Mông.

Tuy nhiên, bên cạnh các làng nghề với nhiều nghề thủ công truyền thống của các dân tộc vẫn được trao truyền đến ngày nay, ngày càng thu hút khách du lịch, cũng có rất nhiều làng nghề bị mai một, ít được du khách biết đến, thậm chí có nguy cơ biến mất. Điển hình, làlàng nghề đúc lưỡi cày Bản Phố ở huyện Bắc Hà với 200

năm tuổi đến nay đang đứng trước nguy cơ mai một. Đó chính là ngun nhân khiến tỷ lệ khảo sát 300 hộ dân về sự thu hút của các làng nghề truyền thống tại Bắc Hà thì chỉ có 2% (tương đương 6/300) ý kiến cho rằng khách du lịch hứng thú với làng nghề này. Làng nghề đúc lưỡi cày Bản Phố do không đủ sức cạnh tranh với các sản phẩm sản xuất hàng loạt trong thời đại cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nguyên nhân của việc mai một này là bà con bản địa thay đổi tập quán canh tác, không dùng cày để làm đất như trước, mà sử dụng một số loại thuốc bảo vệ thực vật, thuốc diệt cỏ... cho nhanh. Bên cạnh đó, chợ lại xuất hiện những sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, được bán với giá thấp hơn, nên các sản phẩm truyền thống của bà con khó bán được, nhiều hộ gia đình chán nản nên không làm nữa.

Các hộ dân đã, đang làm hoạt động du lịch tại huyện Bắc Hà bằng các ngành nghề truyền thống sẽ hưởng ứng, tham gia mạnh mẽ khi biết đến mơ hình DLCĐ, vì họ có thể cùng nhau liên kết, góp phần thức đẩy phát triển du lịch tại huyện Bắc Hà cũng như DLCĐ nói riêng. Mặt khác, các hộ dân làm ngành nghề du lịch từ xa xưa cũng được coi là ngành nghề truyền thống, thế hệ sau tiếp bước thế hệ trước trong hoạt động làm du lịch, nên các hộ dân tham gia vào hoạt động DLCĐ từ đời này sang đời khác. Cho nên dù không thu hút được nhiều khách du lịch nhưng những hộ gia đình vẫn quyết tâm khơng bỏ nghề. Tuy mơ hình DLCĐ chỉ mới phát triển mạnh mẽ trong những năm gần dây. Tuy nhiên, du lịch tại huyện Bắc Hà đã được đầu tư, phát triển cũng như được du khách biết đến đã từ rất lâu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch tại huyện bắc hà, tỉnh lào cai (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)