Đặc điểm nhân khẩu học của đáp viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch tại huyện bắc hà, tỉnh lào cai (Trang 32 - 36)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Đặc điểm nhân khẩu học của đáp viên

Các đặc điểm nhân khẩu học của mẫu nghiên cứu bao gồm: giới tính, tuổi, trình độ học vấn, dân tộc, thời gian sinh sống tại địa phương, nơi sinh, tình trạng hơn nhân, tình trạng kinh tế của hộ (thuộc/khơng thuộc diện hộ nghèo). Tồn bộ các kết quả trong bảng được tính trên 300 bảng hỏi có thể sử dụng được.

3.2.1. Giới tính

Bảng 3.1. Khảo sát về giới tính của đáp viên

Giới tính Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%)

Nam 141 47%

Nữ 159 53%

(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả luận văn)

Trong số 300 người trả lời thì có 159/300 đáp viên là nữ giới (chiếm 53% trong tổng cơ cấu) và 47% là nam giới (141 người). Điều này phản ánh thực tế ở các xã nghiên cứu, tỷ lệ nữ giới tham gia vào hoạt động du lịch nhiều hơn so với nam giới, có lẽ vì thế mà họ quan tâm để tham gia trả lời câu hỏi.

3.2.2. Tuổi

Hình 3.1. Cơ cấu độ tuổi của đáp viên 32.67% 31% 25.33% 8.33% 2.67% 18-25 26-35 36-55 56-60 Trên 60

(Nguồn:Tác giả luận văn tự tổng hợp)

Nghiên cứu này giới hạn là các thành viên trong hộ, khách du lịch, công ty lữ hành từ 18 tuổi trở lên, phân bổ thành 5 nhóm tuổi. Nhóm tuổi 26 – 35 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất (32,67%), tiếp theo là nhóm 18 – 25 tuổi (chiếm 31%) và nhóm 36 – 55 tuổi (chiếm 25,33%). Ba nhóm lực lượng lao động chính (từ 18 – 55 tuổi) chiếm 89%số người tham gia khảo sát. Nhóm trên 60 tuổi chỉ chiếm 2,67%. Về cơ cấu hộ tuổi cho thấy, cộng đồng cư dân tham gia vào hoạt động DLCĐ với nguồn lao động trẻ, sẵn sàng tiếp thu các giá trị mới, đóng góp các ý tưởng mới vào hoạt động du lịch cho địa phương cũng như sẵn sàng học hỏi, trau dồi thêm kinh nghiệm để áp dụng cho mơ hình DLCĐ tại huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai.

3.2.3. Trình độ học vấn

Như bảng 3.2 dưới dây, trong số những người tham gia khảo sát, tỷ lệ người không qua đào tạo chiếm tỷ lệ khá cao (30,33%). Chiếm tỷ trọng cao nhất là tốt nghiệp Tiểu học với 51%; tốt nghiệp THCS: 14,33%; tốt nghiệp THPT: 3,33% và trung cấp trở lên là 1%. Liệu với trình độ học vấn thấp như thế này có ảnh hưởng gì đến nhận thức của CĐĐP về các tác động của du lịch cũng như sự tham gia của họ trong phát triển du lịch. Điều này được trả lời trong phân tích ở các phần sau và đặt ra vấn đề cho các nhà quản lý.

Bảng 3.2. Khảo sát về trình độ học vấn của đáp viên

Trình độ học vấn Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%)

Không qua đào tạo 91 30,33%

Tiểu học 153 51%

THCS 43 14,33%

THPT 10 3,33%

Trung cấp trở lên 3 1%

(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả luận văn)

3.2.4. Dân tộc

Phần lớn người tham gia phỏng vấn thuộc một trong 5 dân tộc: H’Mông, Dao, Tày, Nùng, Kinh. Người H’Mông chiếm tỷ lệ cao nhất (37,33%), tiếp theo là người

Dao (24%), người Tày (18,67%) và người Nùng (15,33%). Những hộ người Kinh hầu hết từ nơi khác đến đây để sinh sống dựa vào du lịch, chỉ chiếm 11/300 hộ được khảo sát với tỷ lệ 3,67%. Các dân tộc khác chỉ chiếm 1%. Tại các điểm du lịch ở huyện Bắc Hà có nhiều dân tộc thiểu số, điều đó cho thấy nơi đây hội tụ rất nhiều bản sắc văn hóa dân tộc, rất thích hợp để quảng bá hình ảnh của các dân tộc khác nhau đến với khách du lịch trong và ngoài nước.

Hình 3.2. Cơ cấu dân tộc của đáp viên

(Nguồn:Tác giả tự tổng hợp)

3.2.5. Nơi sinh

Bảng 3.3. Kết quả khảo sát về nơi sinh của đáp viên

Nơi sinh Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%)

Tại địa bàn nghiên cứu 276 92% Ngoài địa bàn nghiên cứu 24 8%

(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả luận văn)

Theo kết quả khảo sát ở bảng 3.3 như trên, ta thấy đa phần những người tham gia phỏng vấn là người bản địa (92%), còn lại người từ nơi khác (tỉnh/xã khác) đến (8%) với mục đích là kiếm sống dựa vào du lịch hoặc lấy vợ/chồng người bản địa. Như vậy, du lịch đã thu hút người dân từ nơi khác đến sinh sống nhưng tỷ lệ còn thấp và đây cũng là một trong những nguyên nhân gây mâu thuẫn giữa những người từ nơi khác đến và người dân bản địa và là một trong những vấn đề mà chính quyền đang xem xét để giải quyết.

24% 18.67% 37.33% 15.33% 3.67% 1% Dao Tày H'Mông Nùng Kinh Khác

3.2.6. Thời gian sống tại địa phương

Do phần lớn những người tham gia phỏng vấn là người bản địa và nghiên cứu này giới hạn những người trên 18 tuổi nên họ có thời gian sinh sống ở địa phương khá lâu.

Bảng 3.4. Kết quả khảo sát về thời gian sống tại địa phƣơng của đáp viên

Thời gian sống tại địa phƣơng Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%)

Dưới 1 năm 2 0,78% Từ 1 – 5 năm 12 3,9% Từ 6 – 10 năm 9 3,12% Từ 11 – 15 năm 4 1,3% Từ 16 – 20 năm 6 2,08% Trên 20 năm 266 88,82%

(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả luận văn)

Phần lớn là những người này đã sinh sống ở địa phương được trên 20 năm (88,82%), sau đó là 1 – 5 năm (3,9%), 6 – 10 năm (3,12%), 16 – 20 năm (2,08%), 11 – 15 năm (1,3%) và dưới 1 năm (0,78%). Điều này cho thấy, mức độ hiểu biết về địa phương, thông thạo đường đi, cách sống, phong tục cũng như hiểu rõ về địa phương của cộng đồng, cũng chính là điểm mạnh cũng như thuận lợi cho hoạt động du lịch cộng đồng nếu có sự tham gia của người dân bản địa.

3.2.7. Tình trạng hơn nhân

Theo bảng 3.5 có thể thấy phần lớn những người tham gia phỏng vấn đều đã lập gia đình chiếm 94,67%, độc thân chỉ chiếm 4,68% và ly dị chiếm 0,52%. Tình trạng hơn nhân thoạt nhìn sẽ nhận định rằng khơng có ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng đồng trong hoạt động du lịch. Tuy nhiên, qua khảo sát thực địa và phân tích cho thấy, những người đã kết hơn và vẫn còn đang sống cùng vợ/chồng của họ, với những động viên lẫn nhau cũng như những quyết định trong cuộc sống, trong công việc họ sẵn sàng chia sẻ, thông cảm cho nhau và cùng nhau đưa ra những quyết định đúng đắn, và quyết định tham gia vào mơ hình DLCĐ cũng khơng ngoại lệ. Bên cạnh đó, có thể thấy những người đã kết hơn họ ln có xu hướng tìm kiếm cơng việc ổn định để cùng nhau lo cho cuộc sống gia đình, lo cho mái ấm nhỏ của họ, nên việc cùng nhau, cùng gia

đình tham gia vào hoạt động du lịch. Tỷ lệ những người tham gia phỏng vấn đa số đều lập gia đình, cũng có thể thấy theo phong tục, tục lệ của địa phương hoặc là người dân tộc thiểu số, họ kết hơn khi cịn nhỏ tuổi chiếm đại đa số, nên ở độ tuổi trên 18 tuổi khi phỏng vấn thì tỷ lệ vẫn cịn độc thân chiếm tỷ lệ nhỏ, không đáng kể.

Bảng 3.5. Kết quả khảo sát về tình trạng hơn nhân của đáp viên

Tình trạng hơn nhân Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%)

Độc thân 14 4,67%

Đã có gia đình 286 95.33%

(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả luận văn)

3.2.8. Tình trạng kinh tế của hộ

Bảng 3.6. Kết quả khảo sát về tình trạng kinh tế hộ gia đình của đáp viên

Tình trạng kinh tế của hộ Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%)

Thuộc diện nghèo 86 28,57% Không thuộc diện nghèo 214 71,43%

(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả luận văn)

Như số liệu tại bảng 3.6, tại thời điểm điều tra, 28,57% số hộ tham gia phỏng vấn vẫn thuộc diện hộ nghèo, 71,43% số hộ tham gia phỏng vẫn không thuộc diện hộ nghèo. Nghiên cứu này chỉ phân biệt hộ nghèo và hộ không thuộc diện nghèo (được chính quyền thừa nhận). Tỷ lệ hộ nghèo này mặc dù đã thấp so với tỷ lệ nghèo chung ở các huyện thuộc tỉnh Lào Cai, nhưng vẫn còn cao so với mặt bằng chung của cả nước. Nghiên cứu này muốn xem nhận thức về du lịch và đặc biệt dự định tham gia du lịch có sự khác biệt như thế nào giữa hộ nghèo và hộ không thuộc diện nghèo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch tại huyện bắc hà, tỉnh lào cai (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)