Nguồn: Điều tra di cư Việt Nam năm 2004: Di cư trong nước và mối liên hệ với các sự kiện của cuộc sống Tổng cục thống kê Hà Nội, tháng 11/2006.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá thực trạng về người công giáo di cư vùng nhà thờ thái hà, hà nội tiếp cận với giáo dục (Trang 48 - 50)

II. CÁC PHƯƠNG PHÁP THU THẬP THÔNG TIN

23 Nguồn: Điều tra di cư Việt Nam năm 2004: Di cư trong nước và mối liên hệ với các sự kiện của cuộc sống Tổng cục thống kê Hà Nội, tháng 11/2006.

Giáo dân di cư được khảo sát trong nghiên cứu này có trình độ học vấn tương đối tốt: số giáo dân có trình độ từ Trung cấp trở lên chiếm tỷ lệ khá cao: 41.1%, trong

đó: TC/TH chuyên nghiệp 7.4%, CĐ/ĐH chiếm 31.7%, sau đại học là 2% và đều

nằm trong độ tuổi từ 18 đến 30 tuổi. Với những người có trình độ học vấn cao, nhất là tầng lớp sinh viên học tập tại Hà Nội,

mới ra trường thì đều muốn lập nghiệp tại

Hà Nội vì ở đây họ có điều kiện thuận lợi

hơn để làm kinh tế, có nhiều cơ hội để lựa

chọn nghề nghiệp thích hợp, đồng thời họ

cũng có mơi trường tốt hơn để học tập, nâng cao trình độ…

Thực ra ở Hà Nội có khả năng nâng cao hơn, chứ ở quê cuộc sống thấp, nhu cầu chưa cao lắm, nên khó khăn. Sau này, có điều kiện thì cũng về q thoải mái hơn. (Nam, sinh viên năm thứ 3, ĐH mở)

Nếu bạn ở trong một quả núi, bạn chằng nhìn thấy gì cả, nhưng mà đứng trên đỉnh núi thì bạn nhìn thấy tất cả. .. Ra ngồi tiếp xúc giao lưu lúc đấy mình tỉnh táo được nhiều hơn, có thể phát triển được, nếu khơng mình sẽ bị tụt hậu. (Nam sinh viên, Nam ĐỊnh)

Xấp xỉ 90% sinh viên cho rằng ở lại Hà Nội, họ có điều kiện phát triển bản thân, có điều kiện để cải thiện về kinh tế, có điều kiện để làm việc đúng chun ngành và kiếm được cơng việc thích hợp với năng lực chun mơn và ngành học. (Trích báo cáo nghiên cứu đới sống sinh viên Công giáo, 2007 _ Trung tâm nghiên cứu

Giới, gia đình và Mơi trường trong phát triển)

Còn những người có học vấn thấp hơn, ít được đào tạo chun mơn cũng có nhu

cầu di chuyển đến Hà Nội, vì theo họ ở Hà Nội dễ tìm việc làm cho dù đó là những việc lao động giản đơn, nặng nhọc và thu thập không cao.

… Thì chị cũng muốn có nghề nhưng cơ bảo, khơng có nghề gì. Điều kiện thì khơng có nên phải chấp nhận thôi. (Nữ lao động quê Nam Định. Làm nghề đồng nát)

Nếu có nghề khác thì cùng khơng muốn làm nghề này (nghề đồng nát). Nghề này rất dễ làm, khơng có yêu cầu cao. Nếu tìm việc khác thì trình độ thấp kém, khơng đáp ứng được yêu cầu. (Nữ lao động, quê Nam Định) Cứ có người gọi đi làm là em đi, khơng thì em đi đồng nát. Vớ được cái gì họ gọi, lau nhà, lau cửa, bất cứ việc gì em cũng làm, kể cả chở rác, chuyển đất, đỏ cát, chuyển ngói … đều làm hết. Đã lên đây thì khơng nghỉ buổi nào, cố mà đi làm. Hồi trước ở nhà thì chẳng có việc gì mà làm đâu, có nghĩa là làm thuê làm mướn, đi gặt, đi hái này, mình có 2,4 sào ruộng mà 3 mặt con là không đủ ăn đâu, họ mượn đi gặt, đi hái, đào

Trình độ học vấn Tần suất Tỷ lệ % % cộng dồn Hết cấp II 168 48.0 48.0 Hết cấp III 38 10.9 58.9 Trung cấp/ TH chuyên nghiệp 26 7.4 66.3 CĐ/ĐH 111 31.7 98.0 Sau ĐH 7 2.0 100.0 Tông số 350 100.0

Bảng 3.1: Trình độ học vấn chung của Giáo dân di cư vùng nhà thờ Thái Hà

đất, họ mượn mình làm cái gì ở quê thì mình làm cái đấy. Mình làm hết mọi việc thì mình kiếm cho con ăn chứ làm gì mà đủ hả chỉ. Ba miệng ăn, một tí cái gì cũng đóng góp mà 3 đứa con là khơng có tí ruộng nào chị ạ, độc có ở nhà làm thuê làm mướn, giờ con nó khơn khơn lên một tí thì mới lên đây làm được vài năm nay đấy chị ạ (Nữ lao động, quê Nam Định)

Ngược với nhiều nghiên cứu trước đây cho rằng đa phần người di dân đều không qua đào tạo chuyên môn (81.1%)24, dân trí thấp, mù chữ chiếm tỷ lệ cao, khoảng 13,5-20%25. Kết quả nghiên cứu cho thấy trình độ học vấn của nhóm Cơng giáo di

cư so với người di cư trong nhiều nghiên cứu trước đó có xu hướng tăng lên. Tỷ lệ Giáo dân tốt nghiệp trung học cơ sở (48%) và trung học phổ thông (10.9%) chiếm hơn phân nửa mẫu điều tra nghiên cứu. Điều này cũng hồn tồn hợp lý bởi có đến 73.5% Giáo dân làm việc trong lĩnh vực lao động phổ thông. Số ít có cơ hội tham

gia làm việc trong các khu vực kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, chiếm 16,3%. Nhìn chung, tuỳ thuộc vào mục đích di chuyển mà thể hiện ra sự khác biệt về tình trạng việc làm, nghề nghiệp vào tiểm lực kinh tế. Một sự thay đổi và chuyển dịch nghề nghiệp tất yếu đã diễn ra, do vậy không tránh khỏi việc Giáo dân di cư ít nhiều cũng gặp khó khăn trong q trình tìm việc làm có thu nhập cao, ổn định.

Với sự tăng trưởng của kinh tế Hà Nội trong những năm gần đây, mức sống của

người dân đô thị đã không ngừng được cải thiện, mức GDP của Hà Nội đã tăng 2,99 lần, đạt tốc độ tăng bình quân 11,6%/năm, cao hơn tốc độ tăng GDP của cả nước

1,5 lần26. Theo số liệu thống kê của Tổng cục thống kê, thu nhập bình quân đầu

người một tháng (2004) theo giá thực tế phân theo thành thị, nơng thơn thì thu nhập

ở thành thị cao gấp 2,2 lần (tính trên cả nước) và xấp xỉ 1,34 lần (khu vực đồng

bằng sông Hồng) so với nơng thơn. Chính sự khác biệt kinh tế - xã hội và khoảng chênh lệch về thu nhập từ công việc giữa nông thôn và thành thị đã dẫn đến những

tác động không mong muốn cho người dân nơng thơn nói chung, người Cơng giáo

nói riêng và thúc đẩy họ rời bỏ quê hương ra thành phố kiếm việc làm. Trong

nghiên cứu này, Giáo dân di cư xuất phát chủ yếu từ các tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng: chiếm 82,3%; trong đó phần nhiều là Nam Định: chiếm 67,4%, Hà Tây:

16,3%, Thái Bình, Ninh Bình chiếm 12,8%; tiếp đến là các tỉnh thuộc vùng Đông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá thực trạng về người công giáo di cư vùng nhà thờ thái hà, hà nội tiếp cận với giáo dục (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)