Thực trạng về các Giáo dân di cư vùng nhà thờ Thái Hà, Hà Nộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá thực trạng về người công giáo di cư vùng nhà thờ thái hà, hà nội tiếp cận với giáo dục (Trang 47)

II. CÁC PHƯƠNG PHÁP THU THẬP THÔNG TIN

Thực trạng về các Giáo dân di cư vùng nhà thờ Thái Hà, Hà Nộ

vùng nhà thờ Thái Hà, Hà Nội 1. Một số thông tin nghiên cứu ban đầu

Hà Nội là một trong hai thành phố lớn nhất của cả nước hội tụ đủ các điều kiện phát triển nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ công cộng thuận lợi. Có kết cấu hạ tầng tương đối tốt, có khả năng phát triển mạnh, sức hấp dẫn của Hà Nội đã biến nó trở thành trung tâm của tam giác tăng trưởng kinh tế, hạt nhân của vùng công nghiệp phía Bắc; đồng nghĩa với điều đó là sẽ có dịng người từ các tỉnh di chuyển đến Hà Nội để tìm việc làm. Từ năm 1986, tình hình di cư từ các vùng nông thôn và đô thị nhỏ về Hà Nội có xu hướng tăng mạnh; hàng năm dân số Hà Nội tăng trung bình là 55.000 người, trong đó tăng do nhập cư chiếm khoảng 35-39%. Dân số tăng do

nhập cư khu vực nội thành chiếm khoảng 70-80% so với tổng số dân nhập cư vào toàn thành phố20. Theo số liệu điều tra của ADB, trong suốt giai đoạn 2002-2004, số lượng tuyệt đối những người di cư tới thành phố Hà Nội là 148.063 người.21

Sau khi vào Hà Nội, người di dân cư trú theo nhiều hình thức khác nhau và phần

nhiều phụ thuộc vào tính chất công việc. Tại Hà Nội, địa bàn cư trú của người di cư thường tập trung nhiều ở các kho tàng, bến bãi, các cơ sở công nghiệp, những

phường gần chợ và những nơi thuận tiện cho cư trú tại các quận có các phường giáp ranh, phường mới phát triển như quận Cầu Giấy, Thanh Xuân, Hoàng Mai, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, hay phát triển "tự phát"22 ở một số khu vực Thanh Nhàn, Đống Đa v.v.. Cũng giống nhiều người di cư khác, phần nhiều Giáo dân di cư sống

tập trung ở gần những địa bàn không chỉ thuận lợi cho cư trú mà cũng gắn với khu vực đơ thị hố mạnh; đặc biệt là gần nhà thờ, thuận tiện cho việc đi lễ. Và khu vực nhà thờ Thái Hà trở thành điểm lựa chọn của nhiều Giáo dân di cư. Kết quả điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá thực trạng về người công giáo di cư vùng nhà thờ thái hà, hà nội tiếp cận với giáo dục (Trang 47)