Kết luận chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá thực trạng về người công giáo di cư vùng nhà thờ thái hà, hà nội tiếp cận với giáo dục (Trang 82 - 85)

II. CÁC PHƯƠNG PHÁP THU THẬP THÔNG TIN

Kết luận chung

I. KẾT LUẬN

Từ thực trạng về Giáo dân di cư vùng nhà thời Thái Hà, Hà nội, có thể rút ra những nhận xét sau:

Kết quả nghiên cứu cho thấy di dân giờ đây không chỉ là sự lựa chọn mà là sự đòi hỏi của cuộc sống. Trong các nguyên nhân di cư của Giáo dân thì ngun nhân kinh tế, khó khăn về điều kiện kinh tế, khơng có việc làm, điều kiện nhà ở… đóng một vai trị quan trọng.

Chính sự khác biệt kinh tế - xã hội và khoảng chênh lệch về thu nhập từ công việc giữa nông thôn và thành thị đã dẫn đến những tác động không mong muốn cho

người dân nơng thơn nói chung, người Cơng giáo nói riêng và thúc đẩy họ rời bỏ

quê hương ra thành phố kiếm việc làm. Như vậy, nghiên cứu này một lần nữa lại khẳng định rõ hơn yếu tố bao trùm cho mục đích và nguyên nhân của mọi cuộc di

chuyển dân cư vào Hà Nội là do điều kiện khó khăn về kinh tế, sự thiếu hụt việc làm (48.5%), mong muốn kiếm được việc và có thu nhập cao hơn (16.2%). Và Hà Nội cũng sẽ là nơi tạo mọi điều kiện cần thiết để các cá nhân mong có thể tự phát triển bản thân: có thêm tri thức và hiểu biết xã hội (32.6%) khi mà những điều kiện

đó khó có cơ hội phát triển ở nơi đi.

Như vậy, so với mục đích chuyển cư vì lý do thu nhập, việc làm, Hà Nội đã đáp ứng tốt được những mong muốn của Giáo dân khi rời nơi ở cũ: 97% đều tìm được cơng việc thích hợp; số Giáo dân di cư khơng tìm được việc làm khi lên Hà Nội là hầu

như khơng có (0,3%); có mức thu nhập tăng gấp 3.2 lần so với thời điểm trước khi di cư (chiếm 93,8%). Rõ ràng đây là mức thu nhập mà hầu hết Giáo dân di cư mong

đợi khi đến làm việc tại Hà Nội và họ cảm thấy bằng lòng với cuộc sống ở Hà Nội

(chiếm 75,7%) và quyết định sẽ tiếp tục ở Hà Nội lâu dài (chiếm 58%)

Sự thích nghi dần và sự hoà nhập của Giáo dân di cư vào thị trường lao động thành phố đã quyết định những cơ hội đem lại sự ổn định, năng động, cũng như rủi ro và

khó khăn mà họ có thể gặp phải. Theo đánh giá của bản thân Giáo dân di cư thì

những vấn đề khó khăn mà họ thường gặp phải nhất đó là vấn đề về tìm việc làm. Mục đích của họ là tiếp tục ở lại thành phố.

Với Giáo dân di cư, vấn đề đăng ký tạm vắng, tạm trú chưa phải là vấn đề quan

trọng nhất đối với họ. Ở đây luôn luôn tồn tại cả những khó khăn về vật chất và tinh thần; Và điều họ cần lúc này chính là sự hỗ trợ trong việc tìm nhà ở, sự hỗ trợ về

ngân sách để ổn định cuộc sống, mong có cơng việc ổn định, đảm bảo về thu nhập

cho không chỉ bản thân mà cho cả những thành viên trong gia đình: đảm bảo mức

sống thoát nghèo, đảm bảo quyền được học hành của bản thân cũng như tương lai

của con cái.

Theo kết quả nghiên cứu, có 57.1% Giáo dân di cư khơng thể có cơ hội để học tập và phát triển bản thân, dù chỉ là mong muốn được đào tạo một nghề gì đó làm nghề căn bản cho tương lai. Có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau khiến nhiều người khơng có cơ hội tiếp cận với giáo dục nhưng trách nhiệm gia đình ln được đặt lên hàng đầu với họ. Thực tế cho thấy có đến 75.3% trong số đó phải gửi tiền về cho gia

đình, nên ngồi những chi phí cho sinh hoạt bản thân, các Giáo dân di cư cũng

khơng có khả năng chi trả thêm cho bất cứ khoản phát sinh nào, trong đó bao hàm cả chi phí đầu tư cho phát triển bản thân (chiếm xấp xỉ 70% số trường hợp nghiên cứu). Số Giáo dân có thực sự có khả năng chi trả các khoản học phí thì lại khơng thể

đầu tư về thời gian cho việc phát triển bản thân. Vòng luẩn quẩn của họ vẫn là đời

sống thực tại.

Để đảm bảo được mức sống và thu nhập như hiện tại, Giáo dân di cư cũng phải lao động vất vả, họ sẵn sàng làm mọi công việc, kể cả lao động rẻ mạt, nặng nhọc. Dù

là công nhân hay lao động phổ thông nhưng phần nhiều họ đều phải làm việc cả

tuần (78.9%). Số giờ tham gia lao động của họ cũng nhiều hơn so với những lao động thuộc các nhóm ngành khác. Trong số Giáo dân di cư là lao động phổ thơng

(chiếm 73.5%), thì có đến 36.9% cho biết họ phải làm việc nhiều hơn mức 8

nhau nên thời gian kết thúc công việc của họ cũng khác nhau: 66.5% Giáo dân di cư kết thúc công việc trong ngày từ 16h đến trước 20h và 22% trường hợp kéo dài

công việc từ sau 20h đến sáng ngày hôm sau. Những trường hợp như vậy phần

nhiều rơi vào các đối tượng là công nhân, lao động phổ thông. Thêm nữa số ngày

nghỉ trong tuần của họ cũng gần như bằng 0 (chiếm xấp xỉ 80% trường hợp nghiên cứu điều tra). Vì vậy để có thể đầu tư một khoảng thời gian nhất định - khoảng thời gian cần thiết cho việc học tập, với bản thân họ là điều hết sức khó khăn.

Do đó, hầu hết Giáo dân di cư đã khơng có đủ khả năng đầu tư phát triển cho bản

thân. Khả năng tiếp cận giáo dục của họ dù ít dù nhiều cũng có mối liên hệ tới năng lực bản thân và điều kiện kinh tế.

Bỏ qua những khác biệt về trình độ học vấn để cân bằng cơ hội tiếp cận giáo dục với hầu hết Giáo dân di cư, sự khác biệt (có ý nghĩa thống kê) về khả năng tiếp cận với giáo dục đã thực sự diễn ra giữa nhóm tuổi từ 19 - 24 và nhóm trên 35 tuổi. Đó là những khác biệt có liên quan đến sự ổn định về kinh tế.

Nghiên cứu đã chỉ cho thấy cơ hội phát triển bản thân của cả 2 giới nam và nữ trong nghiên cứu này là như nhau, khơng hề có sự phân biệt, và ai cũng có khả năng ngang nhau trong quá trình tiếp cận giáo dục. Điều này hoàn toàn phù hợp với 1

trong 5 tiêu chí cần thiết để đảm bảo quyền lợi đối với giáo dục, đó là khơng có sự

phân biệt đối xử, ít nhất là về mặt giới tính.

Như vậy, căn cứ theo tình hình thực tế thì chỉ có 3.4% (12 trường hợp) Giáo dân di cư thực sự đáp ứng đủ các điều kiện cần thiết như đã nêu để phát triển bản thân. Có thêm tri thức và hiểu biết xã hội là một trong nhiều nguyên nhân khiến người di cư trẻ tuổi nói chung và lớp trẻ Giáo dân di cư nói riêng tìm đến đô thị, nhưng cơ hội tiếp cận của họ là hầu như khơng có. Cuộc sống của người di cư vốn dĩ đã

khơng có nhiều thuận lợi, từ công việc cho đến nơi ở, hay tìm kiếm một sự thích

nghi với hồn cảnh mới với mong muốn thay đổi cuộc sống và phát triển bản thân. Sự địi hỏi của cuộc sống dù ít dù nhiều đã không tạo được cơ hội thuận lợi cho họ

vốn cho phát triển nghề nghiệp sau này. Áp lực cuộc sống và gánh nặng gia đình đã lấy đi của họ cơ hội được đến gần hơn giáo dục. Đây là một vấn đề thực sự khó

khăn, nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng. Đó là khi

trình độ của người di cư nói chung và của Giáo dân nói riêng khơng được nâng cao, không đáp ứng được những yêu cầu cấp thiết cho việc cơng nghiệp hố và hiện đại hố đất nước thì di cư trở thành gánh nặng thay vì bổ sung thêm nguồn năng lực dồi dào cho sự nghiệp phát triển kinh tế của Việt Nam nói chung và của khu vực Hà Nội nói riêng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá thực trạng về người công giáo di cư vùng nhà thờ thái hà, hà nội tiếp cận với giáo dục (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)