Cơ hội tiếp cận với giáo dục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá thực trạng về người công giáo di cư vùng nhà thờ thái hà, hà nội tiếp cận với giáo dục (Trang 67 - 69)

II. CÁC PHƯƠNG PHÁP THU THẬP THÔNG TIN

4. Cơ hội tiếp cận với giáo dục

Ở một đất nước có truyền thống hiếu học lâu đời và việc đi học đã ăn sâu vào nếp

nghĩ, cách ứng xử, thái độ của gia đình cũng như các cá nhân, đây cũng là lẽ đương nhiên và hợp với đạo lý. Trước đây, giáo dục là phúc lợi cơng cộng, là lợi ích tập thể và nghĩa vụ quốc gia. Mỗi người đều phải tham gia vào sự nghiệp giáo dục;

Nhưng chính sách đổi mới đã làm thay đổi hồn tồn cách nhìn nhận này và đã làm thay đổi nhận thức, thái độ đối với giáo dục. Việc học vẫn phải bắt buộc nhưng nay phải trả tiền. Đối với gia đình và cá nhân, giáo dục trở thành một nội dung đầu tư, một tài sản riêng tư, một lợi ích cá nhân và nghĩa vụ đối với bản thân nếu mỗi người muốn trang bị cho mình làm hành trang để sinh tồn. Do đó, người dân lựa chọn, các tính tốn kinh tế, suy đoán ngày càng đi sâu trong quá trình lựa chọn này để giải

quyết những khó khăn của mình và huy động tiềm lực để phục vụ cho mình. Và đương nhiên dù ít dù nhiều họ cũng phải đối diện với những rủi ro trong q trình

tìm kiếm cái đích. Vậy, cơ hội của họ có thể là 50/50 hay ít hơn?

Trong nghiên cứu này, cơ hội tiếp cận giáo dục được xem xét thông qua các điều

kiện sống của chính bản thân người di cư: sự ảnh hưởng của tính chất di cư, việc làm, thu nhập và các điều kiện vật chất khác v.v.. nhằm đáp ứng những yêu cầu

thiết yếu cho việc tiếp cận với giáo dục. Cơ hội tiếp cận giáo dục của các Giáo dân di cư được xem xét dưới các khía cạnh sau:

1. Năng lực bản thân (trình độ văn hố).

2. Tính ổn định cá nhân (thời gian sống và làm việc ở Hà nội). 3. Khả năng về tài chính (mức thu nhập).

4. Cơ hội được học tập và đào tạo thêm về lĩnh vực chuyên môn, cơng việc. 5. Các chi phí trực tiếp cho giáo dục (xem xét khả năng chi trả học phí).

6. Cơ hội gián tiếp tiếp cận giáo dục: thời gian dành cho việc học tập và phát triển bản thân.

Cuộc sống ổn định hơn trước cho phép nhiều người nghĩ đến những cơ hội đổi mới chính bản thân mình là lẽ đương nhiên. Và đối với Giáo dân di cư cũng vậy, phát

triển bản thân hơn trước để tự khẳng định mình trong cuộc sống vẫn là những mong

ước lâu dài đối với họ.

Bảng 3.12: Bảng thống kê các nhân tố có tác động đến khả năng tiếp cận với giáo dục của Giáo dân di cư

Quỹ thời gian dành cho việc học tập Cơ hội được học tập và đào tạo

thêm chuyên môn/nghề nghiệp

Khả năng chi trả học phí Khơng Tổng chung 113 12 125 Khơng có 57.1% 6.1% 63.1% 71 2 73 Có 35.9% 1.0% 36.9% 184 14 198

Khơng có cơ hội

Tổng cộng 92.9% 7.1% 100.0% 23 50 73 Khơng có 18.3% 39.7% 57.9% 41 12 53 Có 32.5% 9.5% 42.1% 64 62 126 Có cơ hội Tổng cộng 50.8% 49.2% 100.0%

Khi nghiên cứu đề cập đến vấn đề học tập và kế hoạch đào tạo, phát triển bản thân trong tương lai, 57.1% Giáo dân cho hay họ không thể có cơ hội để học tập và phát triển bản thân, dù chỉ là mong muốn được đào tạo một nghề gì đó làm nghề căn bản cho tương lai. Có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau khiến nhiều người khơng có cơ hội tiếp cận với giáo dục nhưng với họ, trách nhiệm gia đình ln được đặt lên hàng đầu. Thực tế cho thấy có đến 75.3% trong số đó phải gửi tiền về cho gia đình nên ngồi những chi phí cho sinh hoạt bản thân, các Giáo dân di cư cũng khơng có khả năng chi trả thêm cho bất cứ khoản phát sinh nào, trong đó bao hàm cả chi phí đầu tư cho phát triển bản thân (chiếm xấp xỉ 70% số trường hợp). Số Giáo dân có

thực sự có khả năng chi trả các khoản học phí thì lại khơng thể đầu tư về thời gian cho việc phát triển bản thân.

42.9% (126 trường hợp) còn lại tự nhận thấy bản thân có cơ hội để học tập và nâng cao nghề nghiệp. Có thể khơng bị ràng buộc về trách nhiệm đối với gia đình (gần

cơ hội của riêng mình. Nhưng những cơ hội đó thực sự có được hay khơng thì cịn cần phải xem xét, căn cứ vào nhiều yếu tố khác nhau. Cụ thể:

4.1. Về khả năng chi trả học phí

Khi được hỏi về khả năng chi trả học phí thì có đến 57.9% Giáo dân di cư (73/126

trường hợp) cho biết họ khơng có khả năng chi trả - gọi là nhóm 1. Số trường hợp thực

sự có khả năng chi trả học phí chiếm chưa đầy ½ nhóm Giáo dân di cư này (55/126

trường hợp) – nhóm 2. Vậy mức thu nhập của họ ra sao? Phải chăng có sự khác biệt về mức thu nhập giữa 2 nhóm này? Theo tính tốn thống kê được dùng trong Kiểm

nghiệm phi thông số Kruskal-Wallis nhằm xác định sự khác biệt về mức thu nhập

giữa 2 nhóm, trị số của H được phân bổ giống như Chi bình phương (X2) với độ rơi tự do (df) = k-1, có trị số H = 62.289 (ở mức ý nghĩa α = 0.001 -> X2

= 10.38). Để

khẳng định sự khác biệt về mức thu nhập giữa 2 nhóm này, trị số của H>X2

(62.289>10.38). Như vậy có thể khẳng định rằng có sự khác biệt về mức thu nhập

giữa 2 nhóm: nhóm 1 (có mean rank = 50.87) thấp hơn nhóm 2 (có mean rank = 106.14)33. Đến đây ta có thể thấy rõ thu nhập đã trở thành một trong nhiều nhân tố đóng vai trị quan trọng trong xác định cơ hội tiếp cận với giáo dục của mỗi cá nhân.

4.2. Thời gian dành cho việc học tập

Bên cạnh vấn đề kinh tế: thu nhập bấp bênh vốn dĩ không chỉ là vấn đề đối với đời sống mà nó thực sự trở thành vấn đề cần được các cá nhân cân nhắc trước khi đưa

ra bất cứ quyết định nào đầu tư cho hoạt động học tập của bản thân; họ cịn cần có thời gian để dành cho việc học tập. Số liệu thống kê cho biết 76.5% Giáo dân di cư khơng có thời gian dành cho việc học tập. Thực tế công việc đã lấy hết đi khoảng

thời gian cần thiết để họ dành cho việc học tập cũng vì để đảm bảo mức thu nhập ổn

định: Thời gian làm việc bình quân của mỗi Giáo dân di cư trong ngày là 8

tiếng/ngày. Số Giáo dân có thời gian làm việc nhiều hơn 8 tiếng và thậm chí lên đến 18 tiếng/ngày chiếm 32.1% tổng số điều tra khảo sát và phần nhiều đều rơi vào các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá thực trạng về người công giáo di cư vùng nhà thờ thái hà, hà nội tiếp cận với giáo dục (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)