Trong nghiên cứu này, mẫu hoàn toàn được lựa chọn một cách ngẫu nhiên, không
theo bất cứ quy tắc chọn mẫu nào, nghĩa là: điều tra viên lựa chọn ngẫu nhiên trong số những Giáo dân đến sinh hoạt ở nhà thờ, trong khoảng thời gian trước và sau các buổi lễ tuần. Ở đây, các mẫu đều có cơ hội lựa chọn như nhau bởi họ có những đặc trưng đồng nhất: là các Giáo dân, sống xa quê, lên Hà Nội hoặc học tập, hoặc làm việc v.v.. trong khoảng 5 năm trở lại đây và đều được cung cấp đầy đủ thông tin, ý nghĩa, mục đích của cuộc điều tra khảo sát.
Cơng thức tính ước lượng mẫu được viết như sau:
.
Trong đó:
n: Dung lượng mẫu cần chọn. t: Hệ số tin cậy của thông tin.
pq: Phương sai của tiêu thức thay phiên.
ε: Phạm vi sai số chọn mẫu 2 2 = ε t n × pq
Do p + q = 100% = 1 và p = 1- q. Tức là tổng của p và q là một số khơng đổi, cho nên tích của chúng lớn nhất khi hai số này bằng nhau. Tức là p = q = 0.5 và pq = 0.25. Vì dung lượng của mẫu chọn tỷ lệ thuận với phương sai, tức là dung lượng mẫu chỉ lớn nhất khi pq lớn nhất, do vậy có thể thay bằng cơng thức sau:
Căn cứ cơng thức tính ước lượng mẫu, với 1.000 mẫu tổng thể nghiên cứu, dung
lượng mẫu cho ước lượng tỷ lệ với độ tin cậy 95% sẽ cần 278 đơn vị nghiên cứu.
Để tránh những rủi ro khi gặp đối tượng khảo sát, và để đảm bảo dung lượng chính
của mẫu, nghiên cứu cộng thêm vào mẫu chính một mẫu phụ bằng khoảng 10-30%
mẫu chính; có nghĩa ta cần cộng thêm khoảng 70-80 đơn vị nghiên cứu nữa. Tổng cộng trong nghiên cứu này có tất cả 350 đơn vị nghiên cứu.