Kinh nghiệm kiểm soátchi thường xuyên NSNN đối với các đơnvị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước đối với các đơn vị hành chính tại kho bạc nhà nước tỉnh thái bình (Trang 42 - 47)

PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.2.1. Kinh nghiệm kiểm soátchi thường xuyên NSNN đối với các đơnvị

hành chính tại một số KBNN ở Việt Nam

Việc tham khảo kinh nghiệm kiểm soát chi thường xuyên của các địa phương khác là vấn đề hết sức cần thiết và hữu ích để nhằm thực hiện tốt, hiệu quả cơng tác kiểm sốt chi thường xuyên NSNN, đồng thời rút ra những kinh nghiệm, bài học trong công tác kiểm sốt chi nói chung và chi thường xun nói riêng trên địa bàn tỉnh Thái Bình.

Kinh nghiệm về kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước tỉnh Hải Dương

KBNN Hải Dương thành lập và đi vào hoạt động từ ngày 01/04/1990, hoạt đông trên một địa bàn gồm 11 huyện. Từ ngày thành lập đến nay, KBNN

Hải Dương ln hồn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, trong đó một nhiệm vụ trọng tâm là quản lý quỹ NSNN.

Đi đôi với công tác thu NSNN, KBNN Hải Dương đã thực hiện tốt cơng tác kiểm sốt chi NSNN, đảm bảo các khoản chi đều có trong dự toán được duyệt, đúng đối tượng, đúng chế độ tiêu chuẩn, định mức quy định, giải quyết kịp thời mọi khó khăn, vướng mắc trong q trình thực hiện, vừa đảm bảo thực hiện đúng nguyên tắc quản lý, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị sử dụng Ngân sách. Qua công tác kiểm sốt chi, KBNN Hải Dương đã góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn NSNN, tích cực thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và phịng chống tham nhũng. Từ năm 1990 đến năm 2013, tổng số chi NSNN qua KBNN Hải Dương là 10.680 tỷ đồng. Tính riêng năm 2013, tổng chi NSNN là 642 tỷ đồng, tăng 48 lần so với năm 1990, bằng 132% so với năm 2010. Thơng qua cơng tác kiểm sốt chi thường xuyên NSNN, KBNN Hải Dương đã từ chối hàng trăm món tiền với tổng số tiền lên đến hàng tỷ đồng. Tính riêng năm 2013, KBNN Hải Dương đã từ chối thanh tốn 98 món với tổng số tiền là 930 triệu đồng.

Để đạt được kết quả trên, KBNN Hải Dương đã tập trung làm tốt một số công tác sau:

- Nâng cao hiểu biết về pháp luật liên quan đến quản lý NSNN và các quy định trong cơng tác kiểm sốt chi thường xun NSNN. Ngay từ khi Luật NSNN có hiệu lực và các chế độ về quản lý chi được ban hành, KBNN Hải Dương đã tổ chức triển khai đến tồn thể cán bộ cơng chức, đồng thời Kho bạc phối hợp với cơ quan Tài chính tham mưu cho UBND tỉnh tổ chức triển khai Luật NSNN và các văn bản liên quan cho các đơn vị sử dụng kinh phí NSNN trên địa bàn.

- Nghiên cứu ứng dụng tin học vào cơng tác chi và kiểm sốt chi thường xuyên NSNN. Công tác tin học được KBNN Hải Dương luôn quan tâm và đã hỗ trợ đắc lực cho công tác chi ngân sách và kiểm soát chi thường xuyên NSNN. Mạng nội bộ và nối mạng về KBNN ln hoạt động thơng suốt, các chương trình ứng dụng phục vụ cho cơng tác chi và kiểm sốt chi được triển khai kịp thời. Đặc biệt là cùng với toàn hệ thống KBNN đơn vị đã triển khai thành công TABMIS, không chỉ kết nối trong hệ thống KBNN mà đối với cả cơ quan Tài chính. Thực hiện tốt chương trình thanh tốn song phương điện tử với Ngân hàng trên địa bàn, những khoản thanh toán trước đây khi thực hiện bằng phương pháp thủ công phải mất vài ngày thì hiện nay chỉ mất vài phút với sự hỗ trợ của chương trình thanh tốn điện tử.

Kinh nghiệm của Kho bạc Nhà nước tỉnh Hải Phịng:

Từ khi Luật NSNN có hiệu lực (năm 1997), vai trị của KBNN trong cơng tác quản lý, kiểm soát chi NSNN đã được xác lập rõ và từng bước đưa việc sử dụng NSNN vào nề nếp.

Chi thường xuyên NSNN các cấp năm sau luôn cao hơn năm trước. KBNN Hải Phòng đã siết chặt cơng tác kiểm sốt chi thường xun NSNN, thực hiện rất nghiêm túc chủ trương của Đảng và Nhà nước, góp phần ổn định nền kinh tế trong năm.

Tuy nhiên, đáng lưu ý là hình thức chi bằng lệnh chi tiền chiếm một tỷ lệ quá cao trong tổng chi ngân sách của tỉnh Hải Phịng, chiếm hơn 50%. Qua đó có thể đánh giá công tác điều hành vốn của cơ quan Tài chính làm chưa tốt. Và cơng tác kiểm sốt chi thường xuyên sẽ chưa thật hiệu quả nếu số chi của hình thức Lệnh chi tiền cịn q cao như vậy.

Ngồi việc kiểm sốt chi thương xuyên NSNN theo các điều kiện trên, KBNN Hải Phòng còn thực hiện kiểm sốt chi theo các chương trình cấp bách của Chính phủ. Ví dụ như: năm 2008 thực hiện các biện pháp để kiềm chế lạm pháp của Chính phủ, KBNN Hải Phòng đã thực hiện được việc kiểm soát tiết kiệm 10% chi thường xuyên NSNN nhằm kiềm chế lạm phát.

Năm 2011, thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP, KBNN Hải Phòng đã kiểm soát chi tiêu tất cả các đơn vị sử dụng NSNN. Thực hiện cắt giảm 10% dự toán năm 2011 và 10% kinh phí của 9 tháng cuối năm 2011. Ngừng mua các thiết bị văn phòng kể từ ngày 24/2/2011.

Tình hình hoạt động và quy mơ quản lý NSNN qua KBNN Hải Phòng năm cho thấy năm sau luôn cao hơn năm trước. Kết quả cơng tác kiểm sốt chi thường xuyên tại KBNN Hải Phịng cho thấy tổng số món KBNN Hải Phịng từ chối thanh tốn lên đến con số vài trăm món trong một năm, giá trị từ chối thanh toán lên đến vài tỷ đồng. Qua kết quả kiểm soát, thanh toán các khoản chi thường xuyên NSNN qua KBNN Hải Phòng những năm gần đây cho thấy KBNN có vai trị quan trọng trong việc kiểm sốt các khoản chi thường xuyên của NSNN.

Kinh nghiệm kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN Yên Dũng (Bắc Giang)

Nhằm thực hiện cải cách hành chính, đơn giản hóa các khâu nghiệp vụ trong hoạt động quản lý NSNN, nhưng vẫn bảo đảm an toàn và tiết kiệm, Kho

bạc huyện Yên Dũng tỉnh Bắc Giang đã triển khai quy trình “Kiểm sốt chi NSNN theo cơ chế một cửa”. Sau một thời gian thực hiện, quy trình này đã phát huy tác dụng, tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục. Năm 2013, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản mới quy định lại một số cơ chế, chính sách, quy trình nghiệp vụ, chế độ, định mức chi NSNN như: mua sắm phương tiện đi lại, kiểm soát thanh tốn vốn đầu tư, dự án và chương trình mục tiêu quốc gia, cơng tác phí, hội nghị, tiếp khách... Theo đó, HĐND và UBND huyện cũng đã có các văn bản triển khai thực hiện những quy định về chế độ, định mức chi tiêu của địa phương, tạo điều kiện thuận lợi cho Kho bạc huyện hoàn thành nhiệm vụ kiểm sốt chi ngân sách, góp phần thực hiện tốt Luật Phòng chống tham nhũng và Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Riêng cơng tác chi thường xun, Kho bạc huyện đã kiểm soát thanh toán 350 tỷ đồng, hướng dẫn cho 101 lượt đơn vị lập lại chứng từ, bổ sung hồ sơ cho đúng chế độ chi tiêu và đã từ chối chi 85 khoản chi sai quy định với số tiền 125 triệu đồng. Qua đó, góp phần nâng cao trách nhiệm của đơn vị sử dụng NSNN trong việc chấp hành chế độ, chính sách quản lý tài chính.

Trong cơng tác kiểm sốt chi, Kho bạc Yên Dũng luôn cải tiến quy trình nghiệp vụ để giảm bớt thủ tục hành chính, chống lãng phí và thực hành tiết kiệm. Quy trình “giao dịch một cửa” đã được triển khai tại Văn phòng Kho bạc huyện từ ngày 01/10/2007 để tiếp nhận, luân chuyển, xử lý hồ sơ, trình ký và trả kết quả thanh toán chi cho các đơn vị sử dụng Ngân sách. Khách hàng chỉ giao dịch với một bộ phận nghiệp vụ của Kho bạc lúc nộp hồ sơ đề nghị thanh toán và nhận lại kết quả duyệt chi. Sau một thời gian thực hiện quy trình giao dịch một cửa trong kiểm soát chi, Kho bạc Yên Dũng đã tạo điều kiện thuận lợi và tiết kiệm thời gian cho các khách hàng là đơn vị thụ hưởng Ngân sách đến giao dịch thanh toán. Tuy nhiên, trong điều kiện biên chế nhân sự khơng tăng, lại phải bố trí một số cán bộ nghiệp vụ để thực hiện quy trình một cửa nên áp lực cơng việc tăng cao, nhất là tại bộ phận nghiệp vụ trực tiếp giao dịch một cửa với khách hàng.

Do đặc thù khách hàng đến giao dịch với nhiều nội dung chi, nhiều loại hồ sơ chi nên việc tách bạch hồ sơ để giao cho cán bộ kho bạc, đối với khách cũng còn nhiều lúng túng. Khối lượng công việc không đồng đều, cán bộ giao dịch thuộc tổ Kế tốn thì khối lượng hồ sơ giao nhận q lớn trong khi cán bộ thuộc tổ Kế hoạch tổng hợp thì khối lượng hồ sơ giao nhận rất ít. Cán bộ giao dịch một cửa không phải là người trực tiếp xử lý hồ sơ, chứng từ nên đơi khi có những giải

đáp thắc mắc không thoả mãn khách hàng nên một số khách hàng muốn làm việc trực tiếp với cán bộ kiểm soát chi.

Kinh nghiệm kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN Chi Lăng (Lạng Sơn)

KBNN huyện Chi Lăng thành lập và đi vào hoạt động từ ngày 01/04/1990.Từ đó đến nay, KBNN Chi Lăng ln hồn thành xuất sắc nhiệm vụ đượcgiao, trong đó một nhiệm vụ trọng tâm là quản lý quỹ NSNN và kiểm soát chi thường xuyên NSNN. Chi Lăng là một trong những huyện có nguồn thu NSNN tương đối lớn trong tỉnh Lạng Sơn, tổng thu NSNN trên địa bàn huyện năm 2015 là 28 tỷ đồng đạt 117,59% dự toán và bằng 114,43% so với cùng kỳ năm trước. Đi đôi với công tác thu NSNN, KBNN Chi Lăng thực hiện tốt cơng tác cấp phát và kiểm sốt chi thường xuyên NSNN, đảm bảo các khoản chi đều có trong dự tốn được duyệt, đúng đối tượng, đúng chế độ tiêu chuẩn, định mức quy định, giải quyết kịp thời mọi khó khăn, vướng mắc trong q trình thực hiện, vừa đảm bảo thực hiện đúng nguyên tắc quản lý, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị sử dụng Ngân sách. Qua công tác kiểm sốt chi, KBNN Chi Lăng đã góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn NSNN, tham gia tích cực vào cơng tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và phịng chống tham nhũng. Năm 2015 kiểm soát thường xuyên NSNN qua KBNN Chi Lăng là 430 tỷ đồng. Thơng qua cơng tác kiểm sốt chi thường xuyên NSNN, KBNN Chi Lăng đã từ chối thanh toán 30 khoản chi chưa đúng thủ tục chế độ quy định với số tiền 97 triệu đồng.

Để đạt được kết quả trên, KBNN Chi Lăng đã tập trung làm tốt một số công tác sau:

- Nâng cao hiểu biết về pháp luật liên quan đến quản lý NSNN và các quy định trong cơng tác kiểm sốt chi thường xun NSNN. Ngay từ khi Luật NSNN có hiệu lực và các chế độ về quản lý chi được ban hành, KBNN Chi Lăng đã tổ chức triển khai đến toàn thể cán bộ công chức thuộc KBNN Chi Lăng. Đồng thời, Kho bạc phối hợp với cơ quan tài chính tham mưu cho UBND, HĐND huyện ban hành các chế độ về chi NSĐP, tổ chức triển khai Luật NSNN và các văn bản liên quan cho các đơn vị sử dụng kinh phí NSNN trên địa bàn.

- Nghiên cứu ứng dụng tin học vào cơng tác chi và kiểm sốt chi. Công tác tin học được KBNN Chi Lăng phát triển rất sớm và đã hỗ trợ đắc lực cho công tác chi Ngân sách và kiểm sốt chi thường xun NSNN. Các chương trình ứng dụng phục vụ cho công tác chi và kiểm soát chi được triển khai trong toàn hệ thống như: Chương trình TABMIS phục vụ cho cơng tác kế toán và kiểm sốt

chi thường xun, Chương trình Kế hoạch Kho bạc (KHKB) phục vụ kiểm soát chi vốn sự nghiệp kinh tế và vốn chương trình mục tiêu quốc gia. Đặc biệt, chương trình thanh tốn điện tử đã giúp cải thiện cơng tác thanh tốn trong hệ thống KBNN.

- Chú trọng công tác tổ chức cán bộ. KBNN Chi Lăng xem cán bộ là nhân tố quyết định trong việc mang lại những thành quả to lớn của đơn vị. Đơn vị đã chọn lọc, sắp xếp quy hoạch đội ngũ cán bộ cơng chức vào những vị trí phù hợp. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ CBCC với nhiều hình thức. Năm 1990 KBNN Chi Lăng chỉ có 02 cán bộ có trình độ đại học, chiếm 16,7% tổng số CBCC trong đơn vị, trong khi số chưa qua đào tạo là 04 người, chiếm 33,3%. Đến năm 2010, cán bộ có trình độ đại học là 08, chiếm 66,7%, số CBCC chưa qua đào tạo chỉ cịn 16,7%. Sự nâng lên về trình độ chun mơn của đội ngũ cán bộ kiểm soát chi là nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự nâng lên về chất lượng cơng tác kiểm sốt chi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước đối với các đơn vị hành chính tại kho bạc nhà nước tỉnh thái bình (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)