GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁTCHI THƯỜNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước đối với các đơn vị hành chính tại kho bạc nhà nước tỉnh thái bình (Trang 105)

XUYÊN NSNN TẠI KBNN THÁI BÌNH

4.2.1. Phương hướng kiểm soát chi ngân sách nhà nước của Kho bạc Thái Bình

138/2007/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển Kho bạc Nhà nước đến năm 2020; việc phê duyệt Chiến lược phát triển KBNN vào thời điểm năm 2007 được xuất phát từ yêu cầu của cải cách và phát triển tài chính công và tác động của xu thế hội nhập kinh tế quốc tế cũng như thực trạng hoạt động của KBNN đòi hỏi cần phải có một Chiến lược phát triển tổng thể với những cải cách mạnh mẽ về thể chế chính sách, hoàn thiện tổ chức bộ máy, hiện đại hóa công nghệ và phát triển nguồn nhân lực. KBNN phải trở thành một trong những công cụ quan trọng thực hiện công cuộc cải cách hành chính nhà nước mà đặc biệt là cải cách tài chính công theo hướng công khai, minh bạch phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế góp phần thực hành tiết kiệm, phòng chống tham nhũng, lãng phí, nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng các nguồn lực của Chính phủ, chất lượng hoạt động quản lý tài chính vĩ mô, giữ vững ổn định và phát triển nền tài chính quốc gia phục vụ chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Xuất phát từ những yêu cầu đó, nên mục tiêu tổng quát của chiến lược phát triển KBNN đến năm 2020 là: “Xây dựng KBNN hiện đại, hoạt động an toàn, hiệu quả và phát triển ổn định, vững chắc trên cơ sở cải cách thể chế chính sách, hoàn thiện tổ chức bộ máy gắn với hiện đại hóa công nghệ và phát triển nguồn nhân lực để thực hiện tốt các chức năng: quản lý quỹ ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước và các quỹ khác của Nhà nước được giao quản lý; quản lý ngân quỹ; tổng kế toán nhà nước; thực hiện việc huy động vốn cho ngân sách nhà nước và cho đầu tư phát triển thông qua hình thức phát hành trái phiếu Chính phủ theo quy định của pháp luật nhằm tăng cường năng lực, hiệu quả và tính công khai, minh bạch trong quản lý các nguồn lực tài chính của Nhà nước. Đến năm 2020, các hoạt động KBNN được thực hiện trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại và hình thành Kho bạc điện tử”.

Quan điểm chỉ đạo hệ thống KBNN xây dựng Chiến lược phát triển, Bộ Tài chính đã xác định rõ: Chiến lược phát triển KBNN không chỉ là những định hướng, cải cách, phát triển các lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ của hệ thống KBNN mà còn đề cập đến những lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị thuộc hệ thống Tài chính và các ngành khác có ảnh hưởng và tác động trực tiếp đến chất lượng và hiệu quả hoạt động của KBNN. Do đó, việc xây dựng và thực hiện Chiến lược phải đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất cùng các ngành, các tổ chức, các đơn vị liên quan. Việc phát triển KBNN dựa trên cơ sở ổn định, an toàn và hiện đại và từng bước hoàn thiện đồng bộ 3 chức năng cơ bản của

KBNN là Quản lý quỹ NSNN và các quỹ tài chính nhà nước; Quản lý ngân quỹ và quản lý nợ chính phủ; Tổng kế toán nhà nước Từ đó nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tài chính- ngân sách, đảm bảo tính công khai, minh bạch, khả năng kiểm tra, giám sát ngân sách và các hoạt động tài chính nhà nước

- Gắn kết quản lý quỹ NSNN với quy trình quản lý ngân sách nhà nước từ khâu lập dự toán, phân bổ, chấp hành, kế toán, kiểm toán và quyết toán ngân sách thông qua cải cách công tác kế toán ngân sách nhà nước, hoàn thiện chế độ thông tin, báo cáo tài chính.

- Đổi mới công tác quản lý, kiểm soát chi qua Kho bạc Nhà nước trên cơ sở xây dựng cơ chế, quy trình quản lý, kiểm soát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước phù hợp với thông lệ quốc tế để vận hành hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc; thực hiện kiểm soát chi theo kết quả đầu ra, theo nhiệm vụ và chương trình ngân sách; thực hiện phân loại các khoản chi ngân sách nhà nước theo nội dung và giá trị để xây dựng quy trình kiểm soát chi hiệu quả trên nguyên tắc quản lý theo rủi ro; phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan Tài chính, cơ quan chủ quản, Kho bạc Nhà nước và các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước; có chế tài xử phạt hành chính đối với cá nhân, tổ chức sai phạm hành chính về sử dụng ngân sách nhà nước.

- Thống nhất quy trình và đầu mối kiểm soát các khoản chi của ngân sách nhà nước, bao gồm các khoản chi từ nguồn vốn trong nước, nguồn vốn nước ngoài, các khoản chi ngân sách nhà nước phát sinh ở trong và ngoài nước.

- Tăng cường cải cách thủ tục hành chính trong công tác kiểm soát chi, bảo đảm đơn giản, rõ ràng, minh bạch về hồ sơ, chứng từ, nội dung kiểm soát, tiến tới thực hiện quy trình kiểm soát chi điện tử.

- Phát triển kế toán quản trị phục vụ cho yêu cầu phân bổ ngân sách theo kết quả đầu ra, bảo đảm khả năng phân tích và tính toán được chi phí, hiệu quả của chi tiêu ngân sách nhà nước.

- Bảo đảm tất cả các khoản chi tiêu từ NSNN đều phải được kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ qua hệ thống KBNN.

- Bảo đảm sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả kinh phí NSNN. Cơ chế cấp phát và KSC phải đạt mục tiêu chi đúng, chi đủ, kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng NSNN để góp phần loại bỏ tiêu cực, chống tham ô, lãng phí, nâng cao hiệu quả sử dụng kinh phí nhà nước.

- Qui trình, thủ tục KSC thường xuyên NSNN phải đảm bảo tính khoa học, đơn giản, rõ ràng, công khai, minh bạch. Vừa đảm bảo thuận lợi cho đơn vị sử dụng NSNN vừa đảm bảo các yêu cầu về quản lý ngân sách.

- Làm cho các cơ quan, đơn vị sử dụng NSNN thấy được quyền và nghĩa vụ trong việc sử dụng kinh phí NSNN. Từ đó nâng cao ý thức chấp hành các chế độ chi tiêu NSNN, sử dụng kinh phí đúng đối tượng, đúng định mức, tiết kiệm và hiệu quả.

Trên cơ sở mục tiêu hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN tại KBNN Thái Bình trên đây, đồng thời xuất phát từ những thực trạng công tác kiểm soát chi thường xuyên như đã phân tích ở Chương 4, tác giả sẽ đề xuất những giải pháp nhằm khắc phục hạn chế và tiếp tục hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN đối với các đơn vị hành chính tại KBNN Thái Bình trong thời gian tới.

4.2.2. Giải pháp hoàn thiện kiểm soát chi tại KBNN Thái Bình

4.2.2.1. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ KBNN Thái Bình

Đây được xác định là nhiệm vụ quan trọng nhất và khả thi nhất trong chuỗi giải pháp khắc phục hạn chế và hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN tại KBNN Thái Bình. Vì vậy, nhiệm vụ này cần được ưu tiên hàng đầu.

Trước hết, phải thống nhất về tư tưởng rằng người Kế toán viên KBNN phải nắm vững nghiệp vụ để có thể hướng dẫn, giải đáp những vướng mắc của các đơn vị khi thực hiện các khoản chi từ nguồn kinh phí NSNN; đồng thời phát hiện sớm những sai phạm trong quá trình thực hiện chi NSNN tại các đơn vị để có giải pháp xử lý kịp thời.

Tiếp đó, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng tập huấn nghiệp vụ, nâng cao trình độ cán bộ KBNN thông qua các hình thức tự học, thảo luận tổ, chia sẻ kinh nghiệm hoặc các lớp, các khóa học bài bản.Đặc biệt trong bối cảnh chuyển đổi cơ chế quản lý cũ sang cơ chế quản lý mới. Do vậy đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức mới cho đội ngũ cán bộ ngành KBNN là yêu cầu cần thiết để ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ ngày càng phát triển của ngành KBNN. KBNN cần có kế hoạch đào tạo cho từng loại cán bộ, đa dạng các hình thức đào tạo: đào tạo dài hạn, tập huấn ngắn hạn, tổ chức đợt thi nghiệp vụ để nâng cao trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ để đáp ứng công việc ngày càng tốt hơn.

nhân viên chức, phát huy tư tưởng sáng tạo và năng lực cán bộ. Xây dựng đội ngũ cán bộ có phẩm chất đạo đức, yêu nghề, tâm huyết, tận tuỵ với công việc, đoàn kết, giỏi chuyên môn và có trình độ về giao tiếp, ứng xử là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành KBNN.

Tổ chức tốt các phong trào thi đua nội bộ giữa các tổ, cá nhân trong cơ quan là nhằm khơi dậy tiềm năng cho mỗi người, phát huy điểm mạnh khắc phục điểm yếu. Mỗi người tự ý thức trách nhiệm công việc của mình, tích cực học tập, nghiên cứu chuyên môn, nghiệp vụ, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, tác phong lề lối làm việc, cả cơ quan dấy lên phong trào thi đua sôi nổi tạo lên một sức mạnh tập thể để có thể hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

4.2.2.2. Đẩy nhanh tiến trình hiện đại hoá công nghệ thông tin trong công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước của Kho bạc Nhà nước

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin là điều kiện quan trọng để nâng cao chất lượng hoạt động nghiệp vụ KBNN nói chung và nghiệp vụ kiểm soát chi thường xuyên nói riêng. Trong thời gian qua, việc ứng dụng công nghệ thông tin đã mang lại một số kết quả đáng kể trong công tác chi NSNN và kiểm soát chi thường xuyên .

Trong thời gian tới, để công tác tin học hỗ trợ đắc lực hơn cho công tác chi ngân sách và kiểm soát chi thường xuyên NSNN, cần tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin theo hướng sau:

Hoàn thiện các chương trình ứng dụng phục vụ quản lý điều hành NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN. Riêng lĩnh vực kiểm soát chi thường xuyên, cần phát triển các chương trình ứng dụng sau:

Chương trình hỗ trợ quản lý dự toán chi. Chương trình được thiết kế theo hướng cho phép nhập tổng mức dự toán do cơ quan có thẩm quyền (Quốc hội, hội đồng nhân dân các cấp) quyết định. Trên cơ sở tổng mức dự toán được quyết định, tiến hành phân khai và phân bổ dực toán dần từ đơn vị dự toán cấp I đến đơn vị dự toán cấp II... cho đến đơn vị sử dụng ngân sách cuối cùng. Qua chương trình sẽ quản lý chặt chẽ quá trình phân bổ dự toán từ cơ quan trung ương đến đơn vị cơ sở tại các huyện, đảm bảo tổng dự toán phân bổ cho các đơn vị dự toán cấp dưới không vượt tổng mức dự toán đã nhận.

Chương trình hỗ trợ quản lý tồn quỹ ngân sách tỉnh. Trong điều kiện là một tỉnh nghèo, tồn quỹ ngân sách tỉnh của Thái Bình thường ở mức thấp. Vì vậy khi

chi ngân sách tỉnh rất có khả năng xảy ra tình trạng vượt mức tồn quỹ ngân sách. Hiện nay, số liệu thu, chi ngân sách tỉnh được quản lý ở nhiều nơi (văn phòng Kho bạc tỉnh và 8 Kho bạc huyện) nên ngay khi phát sinh một khoản chi ngân sách tỉnh tại một Kho bạc huyện hoặc phòng Kế toán Kho bạc tỉnh, cán bộ kiểm soát chi không thể xác định được mức tồn quỹ ngân sách tỉnh tại thời điểm đó. Để quản lý được tồn quỹ ngân sách tỉnh tại mọi thời điểm, chúng ta cần phải xây dựng một cơ sở dữ liệu tập trung để quản lý số liệu thu, chi ngân sách toàn tỉnh, đồng thời xây dựng một chương trình khai thác dữ liệu để cung cấp thông tin tức thời về tồn quỹ ngân sách phục vụ cho công tác quản lý, điều hành ngân sách và cung cấp số liệu phục vụ công tác kiểm soát chi, khống chế không để xảy ra tình trạng chi vượt tồn quỹ ngân sách.

Xây dựng một kênh truyền thông trên mạng máy tính thông suốt từ trung ương đến địa phương để qua đó triển khai nhanh chóng các văn bản về kiểm soát chi, đồng thời cũng là môi trường để cán bộ kiểm soát chi trao đổi kinh nghiệm với nhau, nêu lên những vướng mắc, đưa ra những kiến nghị với Kho bạc cấp trên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Xây dựng một kênh thông tin trên mạng máy tính (có thể sử dụng mạng internet) để công khai quy trình, thủ tục chi và kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN Thái Bình. Làm như thế vừa công khai, minh bạch quy trình kiểm soát chi vừa có thể giúp các đơn vị sử dụng NSNN có thể cập nhật ngay các thông tin mới khi có những thay đổi về quy trình, thủ tục chi và kiểm soát chi.

Tạo lập hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại đáp ứng cho các ứng dụng trong điều kiện mới. Trang bị hệ thống máy tính, máy chủ đủ mạnh và có hệ thống dự phòng để đảm bảo hoạt động của Kho bạc không bị gián đoạn. Thực hiện nối mạng với các cơ quan khác trên địa bàn như: tài chính, thuế, ngân hàng… để đảm bảo đối chiếu số liệu thu, chi ngân sách nhanh chóng, chính xác; tăng cường kênh thanh toán không dùng tiền mặt với các ngân hàng.

KNNN tỉnh Thái Bình cần có kế hoạch đào tạo và thường xuyên cử cán bộ đi đào đạo các lớp tin học chuyên sâu của ngành tổ chức, cập nhật kiến thức cho cán bộ tin học cơ sở và cán bộ làm công tác KSC trong đơn vị để thực hiện tốt quản lý kiểm soát chi thường xuyên NSNN ngày càng tốt hơn

4.2.2.3. Phối hợp tốt với các cơ quan liên quan trong kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước tỉnh Thái Bình.

Bình, cần thiết phải có sự phối hợp, hỗ trợ của các cấp, ngành và các cơ quan đơn vị có liên quan trên địa bàn. Do vậy, KBNN tỉnh Thái Bình phải làm tốt công tác tuyên truyền, chủ động tạo dựng mối quan hệ tốt, nhằm mục đích làm cho các cấp lãnh đạo, các cơ quan, đơn vị hiểu rõ hơn về nhiệm vụ của KBNN tỉnh Thái Bình nói chung và công tác KSC NSNN qua KBNN tỉnh Thái Bình nói riêng. Từ đó tranh thủ được sự ủng hộ, phối hợp, cộng tác trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình.

Thực hiện công khai quy trình KSC thường xuyên NSNN tại nơi giao dịch. Niêm yết rõ ràng cụ thể các loại hồ sơ, chứng từ, thủ tục của từng khoản chi thường xuyên NSNN theo chế độ quy định (bổ sung kịp thời khi có sự thay đổi), hướng dẫn cụ thể từng nghiệp vụ để các đơn vị SDNS chấp hành đúng chế độ, chính sách của Nhà nước và yêu cầu công tác KSC thường xuyên NSNN qua KBNN; bên cạnh việc kiểm soát, cần tăng cường trao đổi thông tin hai chiều với các đơn vị SDNS. Thực hiện bằng văn bản hành chính đối với tất cả các trường hợp từ chối các khoản chi sai chế độ, chính sách của Nhà nước. Hướng dẫn các đơn vị hoàn thiện lại hồ sơ, chứng từ trong trường hợp thiếu hồ sơ, chứng từ, sai mẫu quy định.

Thường xuyên phối hợp tốt với cơ quan Tài chính trong quá trình quản lý, điều hành NSNN cũng như KSC thường xuyên NSNN. Đặc biệt là trong các khâu phân bổ dự toán, nhập dự toán, điều chỉnh dự toán, quản lý, điều hành các nguồn vốn..., xử lý nghiệp vụ tài chính, phối hợp thực hiện khóa sổ và quyết toán NSNN…

Thường xuyên tranh thủ sự chỉ đạo của cấp ủy chính quyền địa phương và cơ quan Tài chính phối hợp tổ chức các buổi hội nghị khách hàng để phổ biến, tuyên truyền, vận động các đơn vị nghiên cứu văn bản chế độ đồng thời chấp hành thực hiện chế độ chính sách liên quan đến công tác kiểm soát chi NSNN nói chung và KSC thường xuyên NSNN qua KBNN nói riêng. Qua đó KBNN tỉnh Thái Bình lắng nghe ý kiến đóng góp của các đơn vị khách hàng góp ý đề xuất về chế độ chính sách, những khó khăn của đơn vị SDNS, những góp ý về thực hiện công tác KSC thường xuyên NSNN của KBNN tỉnh Thái Bình, từ đó có biên pháp khắc phục hạn chế, rút kinh nghiệm để triển khai thực hiện nhiệm vụ KSC thường xuyên NSNN ngày càng tốt hơn.

Đối với các cấp lãnh đạo chính quyền địa phương, KBNN tỉnh Thái Bình cần phải tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ và giúp đỡ của lãnh đạo địa phương trong

quá trình thực hiện nhiệm vụ chính trị nói chung và nhiệm vụ KSC thường xuyên NSNN nói riêng. Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, giới thiệu bằng các hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước đối với các đơn vị hành chính tại kho bạc nhà nước tỉnh thái bình (Trang 105)