Một số công trình nghiên cứu liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước đối với các đơn vị hành chính tại kho bạc nhà nước tỉnh thái bình (Trang 48 - 50)

PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.2.3.Một số công trình nghiên cứu liên quan

2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.2.3.Một số công trình nghiên cứu liên quan

Các nghiên cứu ở ngoài nước:

Chi NSNN đã trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều nhà khoa học, nó thường gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế và phát triển quyền lực của Nhà nước. Cùng với sự phát triển đó, nó đòi hỏi một lý thuyết nhất quán và toàn diện để hiểu về chi NSNN và quản lý hiệu quả nó. Mabel Waker (1930) đưa ra tổng quan về lý thuyết chi NSNN và phát minh ra lý thuyết xác định và khuynh hướng phân bổ chi NSNN.

Key Valdimer Orlando (1940) đã chỉ ra các vấn đề khi không có lý thuyết ngân sách và phân tích tầm quan trọng của nó trong quản lý kinh tế vĩ mô cũng như gia tăng hiệu quả phân bổ ngân sách của chính phủ. Khi nghiên cứu sự tiến triển của các lý thuyết về ngân sách Nhà nước trong thời gian qua như: từ phương thức ngân sách theo khoản mục, phương thức ngân sách theo công việc thực hiện, phương thức ngân sách theo chương trình, cho đến phương thức ngân sách theo kết quả đầu ra.

Doug Hadden, VP Products (2012), với việc đưa ra 4 yếu tố của mô hình đánh giá lên công tác thực hiện kiểm soát ngân sách nhà nước bao gồm yếu tố con người, hệ thống công nghệ thông tin, các khoản mục, và chính sách chính phủ. Trong đó: Nguồn nhân lực tốt sẽ thúc đẩy nhanh quá trình kiểm soát NSNN. Hệ thống thông tin được đầu tư chất lượng sẽ giúp việc điều hành, thực hiện nhanh và chính xác tránh các yếu tố tác động xấu do con người. Các khoản mục chi rõ ràng sẽ làm tiền đề cho việc kiểm soát chi minh bạch. Bên cạnh đó, chính sách chính phủ cũng là những bản lề cho việc thực hiện việc chi NSNN và thực hiện kiểm soát minh bạch và đúng tiến độ.

Các nghiên cứu trong nước:

Huỳnh Bá Tước (2011), khi nghiên cứu về “Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước Thái Bình”, đã đưa ra mô hình gồm 4 yếu tố tác động đến kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN bao gồm các yếu tố: 1. Dự toán chi NSNN; 2.Chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi NSNN; 3. Đội ngũ cán bộ làm công tác KSC NSNN; 4. Ý thức và nhận thức chấp hành của các đơn vị thụ hưởng NSNN; 5. Chức năng và nhiệm vụ KBNN.

kiểm soát chi thường xuyên qua Kho bạc nhà nước Khánh Hòa”, theo nghiên cứu có 4 yếutố ảnh hưởng đến KSC thường xuyên NSNN từ KBNN bao gồm: Dự toán NSNN; chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi NSNN; Chất lượng, trình độ đội ngũ cán bộ; Cơ sở vật chất. Trong đó, yếu tố Dự toán NSNN được đánh giá là quan trọng nhất để KBNN thực hiện KSC NSNN. Đề tài đi sâu nghiên cứu công tác KSC NSNN qua KBNN Khánh Hòa trên cơ sở tiếp cận công tác KSC theo yêu cầu đổi mới cải cách tài chính công và kiểm soát chi tiêu công của các nước tiên tiến để đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác KSC NSNN qua KBNN theo hướng hiệu quả, đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính trong lĩnh vực quản lý NSNN, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước, đồng thời phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế.

Nghiên cứu của Nguyễn Thanh Quảng (2013), về “Hoàn thiện công tác kiểm soát chi ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước”, đã đưa ra những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước được chia thành 2 nhóm: Nhóm yếu tố khách quan: Quy trình kiểm soát chi: Xây dựng quy trình kiểm soát chi NSNN phải phù hợp với cơ chế quản lý chi NSNN. Dự toán NSNN: kịp thời, đầy đủ, chi tiết. Chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi NSNN: phải đảm bảo chính xác, thống nhất đầy đủ. Nâng cao ý thức chấp hành, của các ngành, các cấp, các đối tượng thụ hưởng kinh phí NSNN cấp. Nhóm yếu tố chủ quan: Chức năng, nhiệm vụ Kho bạc Nhà nước. Chất lượng và trình độ của đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm soát chi của Kho bạc Nhà nước. Về cơ sở vật chất kỹ thuật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước đối với các đơn vị hành chính tại kho bạc nhà nước tỉnh thái bình (Trang 48 - 50)