PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước đối với các đơn vị hành chính tại kho bạc nhà nước tỉnh thái bình (Trang 61 - 66)

PHẦN 3 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu và số liệu

- Thu thập số liệu sơ cấp:

Số liệu sơ cấp là số liệu tác giả tự thu thập thông qua việc điều tra bằng phiếu điều tra được soạn sẵn bằng bộ câu hỏi phỏng vấn đối với cán bộ công chức làm cơng tác kiểm sốt chi thường xuyên NSNN tại KBNN tỉnh Thái , khách hàng giao dịch tại KBNN tỉnh Thái Bình để phân tích, đánh giá tình hình đối với đối tượng nghiên cứu.

Trên cơ sở đề cương nghiên cứu đã được hoàn thiện, đặc điểm địa bàn nghiên cứu, đề tại thiết lập phiếu điều tra, phỏng vấn cán bộ quản lý, người sử dụng lao động, chủ thể thanh toán vốn chi thường xuyên trên cơ sở các tiêu chí đã xây dựng trước, đề tài chọn toàn bộ mẫu để tiến hành phân tích, đánh giá.

Tác giả tiến hành phỏng vấn toàn bộ số lượng cán bộ tại phịng kế tốn nhà nước của KBNN tỉnh Thái Bình (19 người) và một số khách hàng thanh toán vốn chi thường xuyên (143người).

Mô tả mẫu và phương pháp chọn mẫu:

Nguồn tài liệu sơ cấp phục vụ cho công tác nghiên cứu được điều tra tại các cán bộ thực hiện kiểm soát chi NSNN và đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Thái Bình. Đây là những mẫu đại diện cho các đơn vị hành chính trên địa bàn tỉnh Thái Bình. Việc thu thập số liệu sơ cấp được thực hiện thông qua phiếu điều tra được gửi đến cho các đơn vị và cán bộ Kho bạc.

Đối tượng được khảo sát là các cán bộ cơng chức phịng Kế tốn Nhà nước KBNN tỉnh Thái Bình và các tổ chức cá nhân, đơn vị sử dụng NSNN trên địa bàn tỉnh Thái Bình.

Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên nhằm đa dạng hóa các đối tượng được khảo sát, đại diện cho cơ quan KBNN tỉnh Thái Bình và các đơn vị, cá nhân tổ chức sử dụng NSNN trên địa bàn tỉnh Thái Bình.

Số liệu được phân tích trên phần mềm Excel sử dụng các cơng cụ phân tích được định sẵn trong nhằm có được những kết luận chắc chắn có ý nghĩa về mặt thống kê những vấn đề còn đang vướng mắc cũng như những tồn tại trong cơng tác kiểm sốt chi ngân sách nhà nước qua KBNN tỉnh Thái Bình.

- Thu thập số liệu thứ cấp:

Số liệu thứ cấp là các số liệu liên quan đến quá trình nghiên cứu của đề tài, các số liệu này được thu thập từ các văn bản, tài liệu của các Sở, Ban, Ngành của tỉnh Thái Bình cũng như các cơng trình Khoa học trong và ngoài nước liên quan như Luận án, Luận văn, đề tài, đề án…

3.2.2. Phương pháp xử lý số liệu

Trong quá trình nghiên cứu tác giả sẽ xử lý thơng tin bằng các loại máy tính cầm tay và máy vi tính, sử dụng các phương pháp phân tổ, phân nhóm. Thực hiện áp dụng một số tiêu thức chuẩn để đánh giá kết quả, hiệu quả kiểm soát chi Ngân sách Nhà nước qua KBNN tỉnh Thái Bình .

Từ số liệu tại các bảng biểu, tài liệu qua hai kênh thu thập: - Tác giả thu thập được điều tra, phỏng vấn.

- Số liệu do các cơ quan chuyên môn cung cấp.

Tác giả tổng hợp lên thành các biểu số liệu chi tiết theo từng chỉ tiêu phân tích cụ thể. Các số liệu mà tác giả thu thập qua hai kênh số liệu trên, các câu hỏi điều tra trắc nghiệm có sự lơgic với nhau, ràng buộc nhau.

3.2.3. Phương pháp phân tích số liệu

Căn cứ vào vào các biểu chi tiết, tác giả tiến hành phân tích và so sánh từng chỉ tiêu, chỉ ra thực trạng cơng tác kiểm sốt chi thường xuyên NSNN qua KBNN tỉnh Thái Bình nhìn từ kết quả hoạt động trên địa bàn; điều kiện địa lý, điều kiện phát triển kinh tế, công tác quản lý thu NSNN, chi NSNN... tại địa phương ảnh hưởng đến cơng tác kiểm sốt chi thường xuyên NSNN; các tồn tại, hạn chế;

nguyên nhân của các tồn tại hạn chế đó. Tác giả đã sử dụng các phương pháp:

-Phương pháp thống kê mô tả

Là phương pháp nghiên cứu các hiện tương ̣ kinh tế xã hội vào việc mô tả sự biến động cũng như xu hướng phát triển của hiện tượng kinh tế thông qua số liệu thu thập được.

Phương pháp này dùng để tính, đánh giá các kết quả thu thập được từ các số liệu sơ cấp và thứ cấp.

-Phương pháp so sánh

Là phương pháp đươc ̣ sử dung ̣ rộng rãi, phổ biến trong phân tích kinh tế nói chung và phân tích́ tài chính́ nói riêng.

Ưu điểm: Phương pháp đơn giản, dễ thực hiện.

Nhược điểm: Cần thiết phải có nhiều thơng tin rõ ràng chính xác. Nếu các thơng tin khơng chính xác thì khơng sử dụng được phương pháp này.

Mục đích của so sánh là làm rõ sự khác biệt và đặc trưng riêng của đối tượng nghiên cứu từ đó giúp cho các đối tượng ̣ quan tâm có căn cứ đểra quyết định lựa chọn.

Ở đây tác giả so sánh kết quả số liệu, kết quả trả lời các câu hỏi trắc nghiệm, tổng hợp thành các biểu chi tiết theo chỉ tiêu phân tích nhằm xây dựng lên một bức tranh toàn cảnh về thực trạng kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN tỉnh Thái Bình đối với các khoản chi thanh toán cá nhân, chi hàng hóa dịch vụ... như: hồ sơ kiểm sốt chi, tình huống kiểm sốt chi, cơng tác kiểm soát chi, sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý ngân sách tại địa bàn tỉnh Thái

Bình ... và những nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong kiểm soát chi

thường xuyên NSNN qua KBNN tỉnh Thái Bình. Từ đó tác giả xây dựng lên các giải pháp nhằm tăng cường cơng tác kiểm sốt chi thường xuyên NSNN qua KBNN tỉnh Thái Bình . (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Phương pháp trình bày kết quả

Tác giả trình bày kết quả dưới dạng văn viết và dưới dạng các bảng, biểu đồ

3.2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

-Hệ thống chỉ tiêu phản ánh quy mô chi NSNN: nguồn chi thường xuyên của ngân sách tại KBNNtỉnh Thái Bình.

Chỉ tiêu phản ánh quy mô và hiện trạng chi tiêu của Nhà nước cho đầu tư phát triển, cho các sự nghiệp kinh tế xã hội và bổ sung quỹ dự trữ tài chính. Cơ cấu chi ngân sách Nhà nước theo chức năng, nhiệm vụ chi phản ánh tầm quan trọng của các lĩnh vực chi tiêu, phản ánh quy mơ và vị trí của từng khoản chi trong tổng chi Ngân sách Nhà nước.

Phương pháp tính: Cơ cấu chi

Ngân sách Nhà nước(%) =

Chi ngân sách nhà nước theo từng loại phân tổ chủ yếu

x100 Tổng chi ngân sách nhà nước

Ý nghĩa: Phản ánh được quy mô và hiện trạng chi tiêu của nguồn chi thường xuyên Ngân sách tại KBNN tỉnh Thái Bình.

-Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu tình hình chi thường xuyên ngân sách tại KBNN tỉnh Thái Bình năm 2015; 2016; 2017 phản ánh doanh số chi thường xuyên NSNN qua KBNN, số lượng hồ sơ KBNN giải quyết trước hạn, đúng hạn, quá hạn, số món và số tiền KBNN từ chối thanh tốn qua kiểm soát chi, số dư tạm ứng so với tổng chi thường xuyên trong năm…

Cơng thức tính:

Số lượng hồ sơ = (trước hạn + đúng hạn) - quá hạn Tình hình chi thường

xuyên NSNN =

Số thực hiện

x100 Số kế hoạch

Ý nghĩa: chỉ tiêu nghiên cứu tình hình chi thường xuyên để so sánh giữa số

thực hiện chi NSNN so với dự tốn được cấp để qua đó cho thấy thực trạng chi thường xuyên NSNN diễn ra trên địa bàn.

-Hệ thống chỉ tiêu đánh giá tình hình chi thường xun theo nhóm mục chi tại tại KBNN tỉnh Thái Bình qua 3 năm 2015; 2016; 2017 gồm các nhóm mục chi: chi lương, phụ cấp; chi nghiệp vụ chuyên môn; chi khác; chi mua sắm, sửa chữa.

Cơng thức tính:

Chi thường xuyên NSNN theo nhóm mục =

Chi thường xuyên nhóm mỗi nhóm mục

Ýnghĩa: chỉ tiêu đánh giá tình hình chi thường xun theo nhóm mục cho thấy nhóm mục nào chiếm tỷ trọng cao trong chi thường xuyên, từ đó đưa ra những kết luận và giải pháp nhằm tiết kiệm chi.

-Hệ thống chỉ tiêu đánh giá nhiệm vụ kế hoạch và chấp hành kế hoạch qua các năm 2015; 2016; 2017.

Cơng thức tính:

Số dự tốn bị hủy bỏ = Tổng kế hoạch được giao - Tổng thực hiện.

Ý nghĩa: Cho thấy việc lập và phân bổ dự tốn có sát với nhu cầu thực tế của đơn vị sử dụng ngân sách hay không qua đó cho thấy được chất lượng lập dự tốn của đơn vị sử dụng ngân sách.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước đối với các đơn vị hành chính tại kho bạc nhà nước tỉnh thái bình (Trang 61 - 66)