Một số công trình nghiên cứu liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước đối với các đơn vị hành chính tại kho bạc nhà nước tỉnh thái bình (Trang 48)

Các nghiên cứu ở ngoài nước:

Chi NSNN đã trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều nhà khoa học, nó thường gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế và phát triển quyền lực của Nhà nước. Cùng với sự phát triển đó, nó đòi hỏi một lý thuyết nhất quán và toàn diện để hiểu về chi NSNN và quản lý hiệu quả nó. Mabel Waker (1930) đưa ra tổng quan về lý thuyết chi NSNN và phát minh ra lý thuyết xác định và khuynh hướng phân bổ chi NSNN.

Key Valdimer Orlando (1940) đã chỉ ra các vấn đề khi không có lý thuyết ngân sách và phân tích tầm quan trọng của nó trong quản lý kinh tế vĩ mô cũng như gia tăng hiệu quả phân bổ ngân sách của chính phủ. Khi nghiên cứu sự tiến triển của các lý thuyết về ngân sách Nhà nước trong thời gian qua như: từ phương thức ngân sách theo khoản mục, phương thức ngân sách theo công việc thực hiện, phương thức ngân sách theo chương trình, cho đến phương thức ngân sách theo kết quả đầu ra.

Doug Hadden, VP Products (2012), với việc đưa ra 4 yếu tố của mô hình đánh giá lên công tác thực hiện kiểm soát ngân sách nhà nước bao gồm yếu tố con người, hệ thống công nghệ thông tin, các khoản mục, và chính sách chính phủ. Trong đó: Nguồn nhân lực tốt sẽ thúc đẩy nhanh quá trình kiểm soát NSNN. Hệ thống thông tin được đầu tư chất lượng sẽ giúp việc điều hành, thực hiện nhanh và chính xác tránh các yếu tố tác động xấu do con người. Các khoản mục chi rõ ràng sẽ làm tiền đề cho việc kiểm soát chi minh bạch. Bên cạnh đó, chính sách chính phủ cũng là những bản lề cho việc thực hiện việc chi NSNN và thực hiện kiểm soát minh bạch và đúng tiến độ.

Các nghiên cứu trong nước:

Huỳnh Bá Tước (2011), khi nghiên cứu về “Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước Thái Bình”, đã đưa ra mô hình gồm 4 yếu tố tác động đến kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN bao gồm các yếu tố: 1. Dự toán chi NSNN; 2.Chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi NSNN; 3. Đội ngũ cán bộ làm công tác KSC NSNN; 4. Ý thức và nhận thức chấp hành của các đơn vị thụ hưởng NSNN; 5. Chức năng và nhiệm vụ KBNN.

kiểm soát chi thường xuyên qua Kho bạc nhà nước Khánh Hòa”, theo nghiên cứu có 4 yếutố ảnh hưởng đến KSC thường xuyên NSNN từ KBNN bao gồm: Dự toán NSNN; chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi NSNN; Chất lượng, trình độ đội ngũ cán bộ; Cơ sở vật chất. Trong đó, yếu tố Dự toán NSNN được đánh giá là quan trọng nhất để KBNN thực hiện KSC NSNN. Đề tài đi sâu nghiên cứu công tác KSC NSNN qua KBNN Khánh Hòa trên cơ sở tiếp cận công tác KSC theo yêu cầu đổi mới cải cách tài chính công và kiểm soát chi tiêu công của các nước tiên tiến để đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác KSC NSNN qua KBNN theo hướng hiệu quả, đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính trong lĩnh vực quản lý NSNN, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước, đồng thời phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế.

Nghiên cứu của Nguyễn Thanh Quảng (2013), về “Hoàn thiện công tác kiểm soát chi ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước”, đã đưa ra những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước được chia thành 2 nhóm: Nhóm yếu tố khách quan: Quy trình kiểm soát chi: Xây dựng quy trình kiểm soát chi NSNN phải phù hợp với cơ chế quản lý chi NSNN. Dự toán NSNN: kịp thời, đầy đủ, chi tiết. Chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi NSNN: phải đảm bảo chính xác, thống nhất đầy đủ. Nâng cao ý thức chấp hành, của các ngành, các cấp, các đối tượng thụ hưởng kinh phí NSNN cấp. Nhóm yếu tố chủ quan: Chức năng, nhiệm vụ Kho bạc Nhà nước. Chất lượng và trình độ của đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm soát chi của Kho bạc Nhà nước. Về cơ sở vật chất kỹ thuật.

PHẦN 3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. KHÁI QUÁT VỀ KHO BẠC NHÀ NƯỚC THÁI BÌNH 3.1.1. Một số nét cơ bản về tỉnh Thái Bình

Thái Bình là tỉnh ven biển, thuộc đồng bằng châu thổ sông Hồng, nằm trong vùng ảnh hưởng của tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Phía Bắc giáp với tỉnh Thái Bình, Hải Dương và Hải Phòng; phía Tây và Tây Nam giáp với tỉnh Nam Định và Hà Nam; phía Đông giáp với vịnh Bắc Bộ.

Diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 1.546,54 km2. Toàn tỉnh gồm có 8 huyện, thành phố là: Hưng Hà, Đông Hưng, Quỳnh Phụ, Thái Thụy, Tiền Hải, Kiến Xương, Vũ Thư và thành phố Thái Bình với tổng số 284 xã, phường, thị trấn.

Thái Bình là một tỉnh đồng bằng có địa hình tương đối bằng phẳng với độ dốc nhỏ hơn 1%; cao trình biến thiên phổ biến từ 1 - 2 m so với mực nước biển, thấp dần từ tây bắc xuống đông nam.

Thái Bình được bao bọc bởi hệ thống sông, biển khép kín. Bờ biển dài trên 50 km và 4 sông lớn chảy qua địa phận của tỉnh: Phía bắc và đông bắc có sông Hóa dài 35,3 km, phía bắc và tây bắc có sông Luộc (phân lưu của sông Hồng) dài 53 km, phía tây và nam là đoạn hạ lưu của sông Hồng dài 67 km, sông Trà Lý (phân lưu cấp 1 của sông Hồng) chảy qua giữa tỉnh từ tây sang đông dài 65 km. Đồng thời có 5 cửa sông lớn (Văn Úc, Diêm Điền, Ba Lạt, Trà Lý, Lân). Các sông này đều chịu ảnh hưởng của chế độ thủy triều, mùa hè mức nước dâng nhanh, lưu lượng lớn, hàm lượng phù sa cao, mùa đông lưu lượng giảm nhiều, lượng phù sa không đáng kể. Nước mặn ảnh hưởng sâu vào đất liền (15-20 km).

Tổng sản phẩm GDP của tỉnh năm 2010 ước đạt 11.420 tỷ đồng (giá cố định năm 1994) gấp 1,76 lần năm 2005 và gấp 2,5 lần năm 2000. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 5 năm (2006-2010) đạt 12,05%/năm, cao hơn 4,85%/năm so với bình quân giai đoạn 2001-2005 (+7,2%/năm). Trong tốc độ tăng trưởng 12,05% thì khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản đóng góp 1,95%; khu vực công nghiệp và xây dựng đóng góp 6,2%; khu vực dịch vụ đóng góp 3,9%. Công nghiệp và xây dựng đã có bước phát triển khá cao, đóng góp tích cực vào tốc độ tăng trưởng kinh tế chung của tỉnh.

3.1.2. Một số nét cơ bản về KBNN Thái Bình

3.1.2.1. Lịch sử phát triển của Kho bạc Nhà nước tỉnh Thái Bình

Ngày 1/4/1990, hệ thống Kho bạc Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính được tái thành lập, được giao nhiệm vụ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về quỹ NSNN, các quỹ tài chính của Nhà nước, huy động vốn cho NSNN và cho đầu tư phát triển và là mối duy nhất thực hiện nhiệm vụ tổ chức công tác kế toán NSNN. Qua 27 năm, hệ thống KBNN đã nỗ lực thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tài chính - ngân sách góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước trong giao đoạn hội nhập và phát triển.

Sau 27 năm thành lập và phát triển, hệ thống Kho bạc Nhà nước đã vượt qua nhiều khó khăn, từng bước ổn định và phát triển, cùng với toàn ngành Tài chính đạt được nhiều kết quả trong xây dựng chính sách, quản lý quá trình phân phối nguồn lực của đất nước, góp phần tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Có thể khẳng định rằng, hệ thống KBNN đã đóng góp tích cực vào sự nghiệp đổi mới và lành mạnh hóa nền tài chính quốc gia thông qua việc tập trung nhanh, đầy đủ nguồn thu cho ngân sách nhà nước đáp ứng kịp thời nhu cầu chi tiêu của Chính phù, huy động một lượng vốn lớn cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội; kế toán và cung cấp thông tin kịp thời về tình hình thu, chi ngân sách phục vụ sự chỉ đạo điều hành của các cơ quan Trung ương và chính quyền địa phương, nâng cao chất lượng quản lý, hiệu quả sử dụng NSNN.

KBNN tỉnh Thái Bình có trụ sở trên đường Quang Trung, phường Phúc Khánh, thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình, có tư cách pháp nhân, con dấu riêng và được mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước tỉnh Thái Bình và Ngân hàng TMCP ngoại thương Thái Bình, Ngân hàng TMCP công thương Thái Bình, Ngân hàng TMCP BIDV Thái Bình, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn để thực hiện giao dịch, thanh toán theo yêu cầu của Pháp luật.

Trải qua 27 năm hình thành và phát triển, KBNN tỉnh Thái Bình đã trưởng thành và ngày càng hoàn thiện về năng lực chuyên môn cũng như trình độ quản lý. Điều đó được minh chứng thông qua các số liệu sau:

- Về bộ máy tổ chức:

KBNN tổ chức theo ngành dọc từ trung ương đến địa phương. Bộ máy giúp việc của KBNN tỉnh Thái Bình gồm:

soát chi NSNN, phòng Thanh tra, phòng Tin học, phòng Tổ chức cán bộ, phòng Tài vụ, phòng Giao dịch.

+ Ngoài ra còn có 7 Kho bạc huyện trực thuộc: KBNN Vũ Thư, KBNN Kiến Xương, KBNN Đông Hưng, KBNN Tiền Hải, KBNN Quỳnh Phụ, KBNN Hưng Hà , KBNN Thái Thụy.

- Về tình hình nhân sự:

Tình hình nhân sự của KBNN tỉnh Thái Bình được thể hiện cụ thể ở bảng 3.1 dưới đây:

Bảng 3.1. Tình hình nhân sự của KBNN tỉnh Thái Bình 2015 - 2016

STT Loại hình Năm (người) So sánh (%)

2015 2016 2017 16/15 (%) 17/16 (%)

I Tổng số lao động 42 42 43 100 92,3

II Chia theo giới tính

1 Nam 15 15 16 100 106,7

2 Nữ 27 27 27 100 100

III Chia theo trình độ

1 Thạc sỹ 2 4 7 200 175

2 Đại học 31 30 29 96,7 96,7

3 Cao đẳng 6 5 5 83,3 100

4 Trung cấp 1 1 1 100 100

5 Sơ cấp 2 2 2 100 100

Nguồn: Phòng tổ chức - Kho bạc Nhà nước tỉnh Thái Bình

Năm 2015, KBNN tỉnh Thái Bình có cán bộ công chức trong đó trình độ cao học chiếm 4%, trình độ đại học chiếm 74%, trình độ khác như cao đẳng, trung cấp sơ cấp chiếm 22%.

Năm 2016, KBNN tỉnh Thái Bình có cán bộ công chức trong đó trình độ cao học chiếm 9%, trình độ đại học chiếm 71%, trình độ khác như cao đẳng, trung cấp sơ cấp chiếm 20%.

Năm 2017, KBNN tỉnh Thái Bình có cán bộ công chức trong đó trình độ cao học chiếm 13%, trình độ đại học chiếm 67%, trình độ khác như cao đẳng, trung cấp sơ cấp chiếm 20%.

Từ năm 2015-2017 CBCC Kho bạc tỉnh Thái Bình đã tăng cả về số lượng và chất lượng, tỷ lệ CBCC trình độ thạc sỹ năm 2016 tăng bằng 200% so với năm 2015, năm 2017 bằng 175% so với năm 2016 đi cùng với tỷ lệ CBCC trình độ cao đẳng giảm năm 2016 giảm so với năm 2015 và bằng 83,3% so với năm 2015.

Có thế thấy cán bộ công chức tại KBNN tỉnh Thái Bình đã không ngừng nâng cao, bồi dưỡng trình độ chuyên môn để đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi khách quan trong công cuộc đổi mới và phát triển ngành Kho bạc nói chung và KBNN tỉnh Thái Bình nói riêng.

3.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của KBNN Thái Bình

Chức năng, nhiệm vụ của KBNN Thái Bình được thực hiện theo Quyết định số 163/QĐ-KBNN của Tổng Giám đốc KBNN về việc Quy định nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Kho bạc Nhà nước huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh.

Kho bạc Nhà nước tỉnh Thái Bình có 2 chức năng cơ bản:

Quản lý Nhà nước về quỹ NSNN, các quỹ tài chính Nhà nước và các quỹ khác của Nhà nước được giao quản lý.

Thực hiện việc huy động vốn cho NSNN, cho đầu tư phát triển qua hình thức phát hành công trái, trái phiếu.

Cùng với sự phát triển của hệ thống KBNN, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Kho bạc Nhà nước tỉnh không ngừng được hoàn thiện và mở rộng. Theo Quyết định số 210/KB-QĐ-TCCB ngày 24 tháng 12 năm 2003 của Tổng Giám Đốc Kho bạc Nhà nước quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Kho bạc Nhà nước tỉnh, thì Kho bạc Nhà nước Thái, có những chức năng, nhiệm vụ sau:

1. Chỉ đạo hướng dẫn và kiểm tra các KBNN huyện, Quận, thị xã, Thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi tắt là KBNN huyện) thực hiện các hoạt động nghiệp vụ theo chế độ quy định và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước.

2. Tập trung các khoản thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, hạch toán các khoản thu cho các cấp ngân sách.

Có quyền trích tài khoản tiền gửi của tổ chức, cá nhân để nộp ngân sách nhà nước hoặc áp dụng các biện pháp hành chính khác để thu cho ngân sách nhà nước trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

ngân sách nhà nước trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

Có quyền từ chối thanh toán, chi trả các khoản chi không đúng, không đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

4. Thực hiện một số dịch vụ tín dụng Nhà nước theo hướng dẫn của KBNN. 5. Tổ chức thực hiện nhiệm vụ huy động vốn theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài Chính và hướng dẫn của KBNN Phối hợp với các đơn vị có liên quan, tham mưu cho UBND tỉnh, Thành phố trong việc xây dựng và triển khai các đề án huy động vốn trên địa bàn.

6. Quản lý, Điều hoà tồn ngân Kho bạc Nhà nước theo hướng dẫn của KBNN; Thực hiện tạm ứng tồn ngân KBNN cho ngân sách địa phương theo quy định của Bộ Tài chính.

7. Quản lý quỹ ngân sách tỉnh, quỹ dự trữ tài chính và các quỷ khác được giao; quản lý các khoản tạm thu, tạm giữ, tịch thu, ký cược, ký quỹ, thế chấp theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

8. Quản lý các tài sản quốc gia quý hiếm theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, quản lý tiền, tài sản, các loại chứng chỉ có giá của của Nhà nước và của các đơn vị, cá nhân gửi tại Kho bạc Nhà nước tỉnh.

9. Mở tài khoản, kiểm soát tài khoản tiền gửi và thực hiện thanh toán bằng tiền mặt, bằng chuyển khoản đối với các cơ quan, đơn vi, cá nhân có quan hệ giao dịch với Kho bạc Nhà nước tỉnh. Mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước để thực hiện thanh toán, giao dịch theo chế độ quy định. Tổ chức thanh toán, đối chiếu, Quyết toán thanh toán liên kho bạc tại địa bàn tỉnh.

10. Tổ chức thực hiện kế toán ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước; Thống kê, báo cáo, quyết toán các nghiệp vụ phát sinh tại Kho bạc Nhà nước tỉnh và trên địa bàn.

11. Tổ chức quản lý và thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin tại KBNN tỉnh và các KBNN huyện trực thuộc.

12. Tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động KBNN trên địa bàn; thực hiện công tác tiếp công dân và giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo theo quy định.

13. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, lao động hợp đồng và công tác đào tạo, bồi dưỡng của KBNN tỉnh theo phân cấp của Bộ Tài chính và KBNN.

14. Tổ chức thực hiện công tác thi đua khen thưởng theo quy định.

15. Quản lý và tổ chức thực hiện công tác hành chính, quản trị, tài vụ, xây dựng cơ bản nội bộ theo quy định.

16. Tổ chức và quản lý các điểm giao dịch theo quy định của KBNN.

17. Tổ chức thực hiện chương trình hiện đại hoá hoạt động Kho bạc Nhà nước. Thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính theo mục tiêu nâng cao chất lượng hoạt động, công khai hoá thủ tục, cải tiến quy trình nghiệp vụ và cung cấp thông tin để tạo thuận lợi phục vụ cho khách hàng.

18. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước giao.

3.1.2.3. Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ của các bộ phận trong KBNN Thái Bình

Nguồn: Tác giả tổng hợp Sơ đồ 3.1. Tổ chức bộ máy KBNN tỉnh, thành phố Ban Giám đốc Văn phòng Phòng Kế toán Nhà nước Phòng Kiểm soát chi NSNN Phòng Thanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước đối với các đơn vị hành chính tại kho bạc nhà nước tỉnh thái bình (Trang 48)