Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá vai trò hoạt động của văn phòng đăng ký đất đai hà nam, chi nhánh huyện lý nhân (Trang 45 - 50)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội

4.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế

Trong giai đoạn 2013-2017 cơ cấu kinh tế tiếp tục phát triển đúng hướng và đạt mức tăng trưởng cao, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt

12,75%/năm, tốc độ phát triển cụ thể như sau : - Cơ cấu kinh tế:

+Ngành nông nghiệp là 30,57%

+Nghành dịch vụ-thương mại là 33,27% Cơ cấu các ngành kinh tế như hình 4.2

Hình 4.2. Cơ cấu các ngành kinh tế

Bảng 4.2. Tổng hợp tình hình phát triển kinh tế xã hội của huyện Lý Nhân giai đoạn 2013-2017

Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2013 Năm 2017

Tốc độ tăng trưởng kinh tế

(GDP/năm) % 12,00 12,52

Thu nhập bình quân đầu người Triệu đồng/năm 9,5 28,5

Bình quân lương thực Kg/ ng/ năm 535 558,3

1. Ngành Nông nghiệp

Tốc độ tăng trưởng % 104,79 104,58

Giá trị sản xuất bình quân Triệu đồng 409.200 1.666.881

Tỷ trọng % 40,45 30,57

2. Ngành Công nghiệp, xây dựng

Tốc độ tăng trưởng % 121,04 121,04

Giá trị sản xuất bình quân/ năm Triệu đồng 408.400 974.200

Tỷ trọng % 29,7 36,16

3. Ngành thƣơng mại - dịch vụ

Tốc độ tăng trưởng % 109,23 124,00

Tổng giá trị sản phẩm (GDP) Triệu đồng 443.600 2.715.000

Tỷ trọng % 29,85 33,27

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế: + Ngành nông nghiệp là 104,58%

+ Ngành công nghiệp-xây dựng là 121,04% + Ngành dịch vụ-thương mại là 124,00%

- Thu nhập bình quân đầu người : 28,5 triệu đồng/người/năm.

4.1.2.2. Thực trạng phát triển kinh tế

a. Ngành nông nghiệp

Những năm gần đây nhờ có chính sách của Đảng và Nhà nước, ngành nông nghiệp của huyện Lý Nhân đã thu được nhiều thành tích làm cơ sở vững chắc cho sản xuất theo cơ chế thị trường. Số cánh đồng đạt giá trị sản xuất từ được 80 -150 triệu đồng/ha/năm là 118 với tổng diện tích là 1.451 ha như ở các HTX: Nhân nghĩa, Hạ Vỹ - Nhân Chính, Nhân Phúc - Phú Phúc, Tân Lý - Chân Lý, Bảo Lý 1- Bắc Lý…góp phần nâng cao giá trị sản xuất trên 1ha đất canh tác từ 60 triệu đồng/ha năm 2013 lên 93 triệu đồng/ha năm 2017.

Trong nông nghiệp, việc chuyển đổi cơ cấu vật nuôi cây trồng diễn ra mạnh mẽ đặc biệt là chăn nuôi, thủy sản. Đến năm 2017 tỷ trọng ngành chăn nuôi chiếm 50,03% trong kinh tế nông nghiệp. Huyện đã chỉ đạo chuyển 497 ha đất trũng, trồng lúa kém hiệu quả sang sản xuất đa canh, tăng 318,4 ha so với năm 2013. Nhìn chung, nền kinh tế của huyện Lý Nhân giai đoạn 2013 - 2017 có chuyển biến tích cực và thu được nhiều kết quả đáng khích lệ. Đặc biệt là sản xuất theo hướng tập trung, quy mô lớn, đã áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất cho hiệu quả kinh tế khá, chuyển dịch mạnh mẽ theo cơ chế thị trường.

b. Ngành công nghiệp-xây dựng

Trên địa bàn huyện hiện có 238 doanh nghiệp đăng ký hoạt động, tăng 98 doanh nghiệp so với năm 2013. Cơ bản các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả, thu hút nhiều lao động như: dệt may, sản xuất gạch tuy-nel, chế biến nơng sản,.. Cụm cơng nghiệp Hịa Hậu với quy mơ 9,2 ha hiện có 8 doanh nghiệp đang hoạt dộng. Tổng sản lượng gạch tuy-nel của các doanh nghiệp trên địa bàn huyện sản xuất đến năm 2017 đạt gần 150 triệu viên.

c. Ngành dịch vụ-thương mại

đạt 124,00%, nhiều hoạt động dịch vụ trước đây do Nhà nước thực hiện, nay được các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển như: Y tế, giáo dục , văn hóa, thể thao, giao thơng vận tải ... Với mơi trường kinh doanh ngày càng thơng thống hơn, đã tạo điều kiện cho các loại hình doanh nghiệp ra đời và phát triển đa dạng.

4.1.2.3. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập

Theo số liệu điều tra, dân số toàn huyện năm 2017 là 177.661 người. Trong đó, nam giới là 87.018 người, chiếm 48,98% tổng dân số toàn huyện; nữ giới là 90.643 người,chiếm 51,02% tổng dân số toàn huyện. Dân số nông thôn chiếm tơi 172.145 người (96,89%) và thành thị là 5.516 người (3,11%).

Bảng 4.3. Chỉ tiêu về dân số, lao động và phát triển xã hội huyện Lý Nhân năm 2017

TT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2017

1 Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên % 0,85

2 Tổng số khẩu Người 177.661

3 Tỷ lệ hộ nghèo % 1,40

4 Số lao động được giải quyết việc làm Lao động 3.560 5 Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng % 14,5

6 Tỷ lệ hộ nông thôn dùng nước sạch % 95

7 Tỷ lệ rác thải được thu gom % 90

8 Tổng số học sinh phổ thông Học sinh 27.111

Nguồn: Chi Cục thống kê huyện Lý Nhân (2018)

4.1.2.4. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội

a. Thực trạng mạng lưới giao thông

Mạng lưới giao thông của huyện Lý Nhân tương đối hoàn chỉnh. Hầu hết các tuyến giao thơng chính đều chạy qua trung tâm huyện lỵ và được phân bố khá đồng đều chạy qua các xã trong huyện.

Đường tỉnh gồm: ĐT491chạy ngang qua giữa huyện từ Như Trác bên hữu ngạn sông Hồng qua thị trấn Vĩnh trụ đi Phủ Lý.

ĐT 492 chạy từ Nam Định theo cạnh phía Tây của huyện sang huyện Duy Tiên.

ĐT 499 chạy từ thị trấn Vĩnh Trụ lên đê sông Hồng thuộc địa phận xã Chân Lý.

Ngồi ra cịn có nhiều tuyến đường huyện, liên thơn, đường dân sinh và nội đồng. Huyện Lý Nhân ngoài mạng lưới giao thơng đường bộ cịn có tuyến giao thông đường thủy trên sông Hồng, đây cũng là tuyến quan trọng của huyện để đi lại và giao thơng hàng hóa trong và ngồi huyện.

b. Thực trạng mạng lưới thủy lợi và khả năng cung cấp nước

Lý Nhân là huyện nông nghiệp thuộc đồng bằng Bắc Bộ nên công tác thủy lợi được quan tâm thường xuyên. Do địa hình tương đối bằng phẳng việc điều tiết nước phục vụ nhu câu thâm canh khá thuận lợi. Nguồn cung cấp nước tưới tiêu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp chính của huyện là hệ thống thủy nông sông Hồng, sông Châu Giang cùng với hệ thống kênh mương tưới tiêu.

c. Thực trạng y tế

Mạng lưới y tế của huyện Lý Nhân được xây dựng tương đối khá, tồn huyện có 23 xã, 1 thị trấn thì có đủ 23 trạm xá , 01 bệnh viện đa khoa, 01 phòng khám tư nhân Nam Lý, với 264 cán bộ, trong đó có 39 bác sĩ, 01 dược sỹ đại học. Tổng số giường bệnh là 327 giường (bệnh viện huyện: 120, phòng khám Nam Lý: 20 giường, còn lại là của trạm xá các xã).

d. Thực trạng về giáo dục

Toàn huyện Lý Nhân có 24 trường mầm non, 31 trường tiểu học, 26 trường trung học cơ sở, 5 trường phổ thông trung học, 1 trung tâm giáo dục thường xuyên. Số học sinh đang theo học từ lớp 1 đến lớp 12 là 37.460 em, bình qn 5,6 người dân có 1 người đang đi học (khơng tính trẻ học trường mầm non).

Các số liệu về giáo dục trên địa bàn huyện Lý Nhân năm 2017 như sau: - Về giáo dục mầm non: gồm 9.581 cháu, diện tích đất giành cho cấp học này là 115.332m2

- Về giáo dục tiểu học: với 12.828 học sinh, tuyển sinh vào học lớp 1 đạt 100%, diện tích đất giành cho cấp học này là 237.997 m2

- Về giáo dục trung học cơ sở: với 10.984 học sinh, tuyển sinh vào học lớp 6 đạt tỷ lệ 100%, diện tích đất giành cho cấp học này là 221.662 m2

- Về giáo dục phổ thông trung học: năm học 2016-2017 tồn huyện có 5.888 học sinh, đặc biệt tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT đạt 98,64% ở khối công lập, 95,5% ở khối bán công, 88,8% ở khối dân lập...

e. Thực trạng về văn hóa thơng tin và thể dục thể thao

hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, thực hiện tốt nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội và các quy chế văn hóa cơng sở. Kết quả của việc thực hiện tốt các phong trào trên là tính đến 6 tháng đầu năm 2017, tồn huyện có 116 làng xóm được cơng nhận “Làng văn hóa”, 82 đơn vị cơng nhận đơn vị văn hóa. Số hộ được cơng nhận gia đình văn hóa, chiếm 70,7%;

f. Bưu chính viễn thơng

Mạng lưới bưu chính, viễn thơng của huyện những năm qua luôn được nâng cấp, đáp ứng công tác thông tin liên lạc và các nhiệm vụ chính trị của địa phương, 23/23 xã, thị trấn của huyện có đường dây điện thoại, tỷ lệ hộ sử dụng điện thoại đạt 100%, đạt trung bình 10 máy/100 dân. Mạng lưới thơng tin bưu chính về phát hành báo chí được tổ chức từ huyện đến xã, thơn. Các loại hình dịch vụ internet, công nghệ, dịch vụ kỹ thuật bước đầu được quan tâm, song việc ứng dụng những công nghệ tiên tiến vào sản xuất và kinh doanh còn hạn chế.

g. Quốc phịng, an ninh

Cơng tác quân sự địa phương đã có nhiều tiến bộ. Các cấp ủy Đảng, chính quyền thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, chú trọng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng. Cơng tác bồi dưỡng kiến thức quốc phòng cho đội ngũ cán bộ từ huyện đến cơ sở và lực lượng dự bị động viên được quan tâm hàng năm. Lực lượng quân sự huyện luôn thực hiện tốt nhiệm vụ huấn luyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá vai trò hoạt động của văn phòng đăng ký đất đai hà nam, chi nhánh huyện lý nhân (Trang 45 - 50)