Chi nhánh huyện Lý Nhân
3.3.2.1. Tổ chức bộ máy và cơ chế hoạt động của Chi nhánh huyện Lý Nhân
- Căn cứ pháp lý, chức năng nhiệm vụ, tổ chức bộ máy. - Cơ chế hoạt động của Chi nhánh huyện Lý Nhân.
3.3.2.2. Kết quả hoạt động Chi nhánh huyện Lý Nhân
- Đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, cấp giấy chứng nhận lần đầu; lập và quản lý hồ sơ địa chính, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai.
- Chỉnh lý biến động về đất đai.
- Đăng ký biến động và giao dịch bảo đảm.
- Cung cấp thông tin thửa đất, trích lục bản đồ địa chính, trích sao địa chính và các thông tin khác về đất đai và tài sản gắn liền với đất phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước và nhu cầu của nhân dân.
3.3.3. Đánh giá hoạt động của Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh Hà Nam - Chi nhánh huyện Lý Nhân nhánh huyện Lý Nhân
+ Mức độ công khai thủ tục hành chính. + Về thời gian giải quyết các thủ tục.
+ Về thái độ phục vụ và mức độ hướng dẫn của cán bộ. + Về các khoản phí, lệ phí phải đóng.
+ Đánh giá chung về hoạt động của Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Lý Nhân.
3.3.4. Đề xuất và một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh Hà Nam - Chi nhánh huyện Lý Nhân phòng đăng ký đất đai tỉnh Hà Nam - Chi nhánh huyện Lý Nhân
3.4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.4.1. Phƣơng pháp điều tra thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp
lý sử dụng đất của toàn huyện Lý Nhân từ 2013-2017 tại Phòng Tài nguyên và Môi trường. Thu thập các báo cáo về tình hình phát triển kinh tế xã hội của huyện, thị trấn, xã nghiên cứu; số liệu thống kê về kinh tế xã hội từ 2013-2017 tại Phòng Kinh tế, phòng Thống kê và Văn phòng HĐND - UBND huyện. Thu thập các văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động của Văn phòng đăng ký đất đai; các báo cáo về tình hình hoạt động, kết quả thực hiện nhiệm vụ qua các năm từ 2013-2017 tại Chi nhánh huyện Lý Nhân.
3.4.2. Phƣơng pháp điều tra, thu thập số liệu sơ cấp
Hiện tại, tôi là nhân viên đang công tác tại Chi nhánh huyện Lý Nhân nên việc thực hiện điều tra, thu thập số liệu sơ cấp về hoạt động của Chi nhánh huyện Lý Nhân được tiến hành trực tiếp tại trụ sở làm việc của Chi nhánh thông qua các đối tượng bao gồm: đối tượng là người dân đến làm việc tại Chi nhánh huyện Lý Nhân, cán bộ Chi nhánh huyện Lý Nhân và những đối tác làm việc của Chi nhánh huyện Lý Nhân. Việc điều tra được thực hiện qua phiếu điều tra với những câu hỏi được soạn sẵn dựa trên các tiêu chí về mức độ công khai, thời hạn thực hiện, thái độ và mức độ hướng dẫn của cán bộ làm việc tại Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh Hà Nam – Chi nhánh huyện Lý Nhân.
Thực hiện điều tra phỏng vấn các nhóm đối tượng:
- Nhóm đối tuợng là cán bộ Chi nhánh huyện Lý Nhân và những đối tác làm việc của Chi nhánh.
+ 11 phiếu điều tra - tương ứng với 100% cán bộ Chi nhánh huyện Lý Nhân. + 7 phiếu điều tra - tương ứng với 100% cán bộ Phòng Tài nguyên & Môi trường huyện Lý Nhân.
+ 6 phiếu điều tra - tương ứng với 100% cán bộ thuế làm việc trực tiếp với Chi nhánh huyện Lý Nhân.
+ 23 phiếu điều tra đối với cán bộ địa chính của 22 xã và 1 thị trấn thực hiện công tác cấp đổi GCN đại trà tại Chi nhánh huyện Lý Nhân.
- Nhóm đối tượng là nguời dân đến làm việc tại Chi nhánh huyện Lý Nhân. Thực hiện điều tra chọn ngẫu nhiễn dựa trên danh sách người dân đến đăng ký giao dịch tại Chi nhánh huyện Lý Nhân với tổng số phiếu là 200 phiếu điều tra đã được soạn sẵn.
đa biến (Tabachnick và Fidell, 1996) về xác định cỡ mẫu điều tra: n=50 + 8*m
n: số luợng phiếu điều tra
m: số lượng người trung bình đến giao dịch trong 1 ngày (m=18)
3.4.3. Phƣơng pháp thống kê, phân tích
Phân tích, thống kê tổng hợp trên cơ sở các tài liệu, số liệu thu thập được thông qua kết quả đăng ký quyền sử dụng đất và các giao dịch về đất đai, giao dịch về bất động sản tại văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, kể từ đó tìm ra những tính chất cơ bản, những nét đặc trưng của đối tượng nghiên cứu.
3.4.4. Phƣơng pháp so sánh, đánh giá
Thực trạng hoạt động của Văn phòng đăng ký đất đai Chi nhánh huyện Lý Nhân được đánh giá thông qua việc so sánh kết quả hoạt động của Văn phòng với kế hoạch thực hiện nhiệm vụ được giao.
PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA HUYỆN LÝ NHÂN 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Lý Nhân là huyện thuộc khu vực đồng bằng sông Hồng và nằm ở phía đông tỉnh Hà Nam với diện tích tự nhiên 16884,31ha chiếm 19,61% diện tích tự nhiên của tỉnh. Huyện Lý Nhân nằm trong khoảng tọa độ địa lý từ 250,35’ vĩ Bắc và 1060,05’ độ kinh Đông cụ thể của huyện.
Vị trí cụ thể của huyện như hình 4.1
Hình 4.1. Vị trí huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam
Ranh giới hành chính:
- Phía Nam giáp huyện Mỹ Lộc tỉnh Nam Định
- Phía Đông giáp huyện Hưng Hà và Vũ Thư tỉnh Thái Bình - Phía Tây giáp huyện Bình Lục và Duy Tiên tỉnh Hà Nam
Huyện Lý Nhân có tổng diện tích đất tự nhiên theo thống kê đất đai năm 2017 là 16884,31 ha, có dân số 177.661 khẩu (theo số liệu của chi cục thống kê huyện Lý Nhân), mật độ dân số 1.062 người/km2.
Vị trí địa lý huyện Lý Nhân khá thuận lợi so với các huyện khác trong tỉnh Hà Nam, có mạng lưới giao thông chính hợp lý tạo cho huyện có nhiều lợi thế để giao lưu hàng hóa, kinh tế văn hóa, xã hội với các tỉnh ở đồng bằng Bắc bộ, đặc biệt với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh, thành phố lân cận như Nam Định, Thái Bình…
4.1.1.2. Đặc điểm địa hình, địa mạo
Huyện Lý Nhân thuộc vùng đồng bằng sông Hồng nên địa hình tương đối bằng phẳng. Địa hình của huyện được chia thành 2 nhóm là vùng trũng và vùng cao. Huyện được bao bọc bởi hai sông lớn là sông Hồng và sông Châu Giang nên địa hình có dạng lòng chảo, càng cách xa sông địa hình càng trũng.
4.1.1.3. Khí hậu
Theo số liệu của trạm khí tượng Phủ Lý thì huyện Lý Nhân nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Trong năm có 4 mùa rõ rệt: Mùa hạ khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, thuộc tiểu vùng khí hậu đồng bằng Bắc Bộ, chịu ảnh hưởng của hướng gió chủ yếu là gió Đông Nam về mùa hè; hướng gió Đông Bắc vào mùa đông. Mùa xuân và mùa thu là mùa chuyển tiếp của 2 mùa đông và hạ, tiết trời mát mẻ se lạnh, có mưa phun vào mùa xuân và hanh khô vào mùa thu.
4.1.1.4. Thuỷ văn
Huyện Lý Nhân nằm trong khu vực của hệ thống sông Hồng và sông Châu Giang với tổng chiều dài gần 78 km, với diện tích lưu vực khoảng 1084 ha. Đây là mạng lưới sông suối quan trọng cung cấp nguồn nước và tiêu nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của người dân trong huyện. Ngoài ra còn có sông Long Xuyên, kênh Như Trác là các kênh tiêu chính đóng vai trò quan trọng cho việc tiêu nước của các xã vùng trũng trong huyện.
4.1.1.5. Các nguồn tài nguyên
a. Tài nguyên đất
đất phù sa sông Hồng. Theo phân loại đất, toàn huyện có 1 nhóm đất chính, được chia ra 3 đơn vị đất, trong đó gồm 8 đơn vị phụ như sau:
Bảng 4.1. Diện tích các loại đất theo phát sinh
TT Loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%) 1 Đất phù sa glây chua 2.183,64 21,34 2 Đất phù sa chua glay 1.028,33 10,05
3 Đất phù sa chua glay sâu 1.360,62 13,29
4 Đất phù sa có tầng biến đổi 662,17 6,47
5 Đất phù sa chua nghèo bazo 101,23 0,99
6 Đất phù sa chua có thành phần cơ giới trung bình 412,06 4,03 7 Đất phù sa chua có thành phần cơ giới nhẹ 265,60 2,59 8 Đất phù sa ít chua có thành phần cơ giới trung bình 4.221,20 41,24
Tổng diện tích điều tra 10.234,85 100,00
Nguồn: Chi Cục thống kê huyện Lý Nhân (2018)
b. Tài nguyên nước
Nguồn tài nguyên nước của huyện Lý Nhân khá dồi dào và phân bố khá đồng đều
- Nguồn nước mặt:
Lý Nhân có hệ thống sông ngòi quan trọng cung cấp nước, đó là sông Hồng và sông Châu Giang có tổng chiều dài là 78 km, với diện tích lưu vực là 1.084ha.
- Nguồn nước ngầm:
Đến nay chưa có điều tra nguồn nước ngầm một cách hệ thống tại huyện Lý Nhân, nhưng qua thực tế cho thấy: Các giếng nước đào của dân trong vùng thường không quá sâu khoảng 7 - 9 m, chất lượng nước khá tốt có thể phục vụ cho sinh hoạt của nhân dân trong vùng và hỗ trợ nước tưới cho nông nghiệp.
c. Tài nguyên nhân văn
Lý Nhân là huyện điển hình của vùng chiêm trũng Hà Nam. Đây là nơi có lịch sử khá lâu đời, được coi là cái nôi của văn hóa Việt. Những di tích khảo cổ cho thấy cách đây 4000 năm người Việt cổ đã từng bước khai thác vùng chiêm trũng này. Dần theo thời gian các làng nghề thủ công mỹ nghệ như dệt may, thêu ren, mộc… xuất hiện cùng với bản chất người Lý Nhân cần cù, hiếu học.
- Lý Nhân có quần thể di tích lịch sử, văn hoá đền Trần Thương (Theo quyết định số 1292/QĐ-UBND ngày 08/10/2009 của UBND tỉnh) tại xã Nhân Đạo với quy mô diện tích khoảng 6 ha, là trung tâm lễ hội và là điểm tham quan du lịch văn hoá lịch sử, tâm linh, sinh tháí.
4.1.1.6. Thực trạng môi trường
Với đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội theo hướng Công nghiệp - Xây dựng, Dịch vụ - Du lịch và Nông nghiệp, cảnh quan thiên nhiên của huyện Lý Nhân đã bị tác động mạnh mẽ, môi trường ở một số nơi đã có những dấu hiệu cảnh báo theo hướng bất lợi do các nguyên nhân chủ yếu là:
+ Trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, do quá trình khai thác đất đai không hợp lý đã làm cho đất ở một số vùng bị bạc màu hóa, xói mòn rửa trôi. Việc sử dụng các loại hoá chất như phân hoá học, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ... cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước và môi trường.
+ Do quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa diễn ra mạnh, nhu cầu về nguyên vật liệu xây dựng lớn dẫn đến khai thác cát, sỏi, đá ở ven sông Hồng diễn ra không tuân thủ theo luật bảo vệ môi trường đã làm mất đi cảnh quan môi trường của dòng sông Hồng.
+ Mức độ ô nhiễm không khí ngày một tăng do hoạt động giao thông, công nghiệp ở một số khu san lấp và làm đường, khói bụi ô tô, …
+ Tại một số khu trung tâm cụm xã, chợ cóc, chợ thị trấn Vĩnh Trụ….đã thải ra môi trường nhiều loại phế thải khác nhau, tuy chưa trầm trọng, nhưng cũng cảnh báo trong tương lai cần có các biện pháp quản lý nguồn phế thải, nước thải này, đồng thời cần có công nghệ xử lý chống ô nhiễm môi trường giữ cho cảnh quan đô thị và nông thôn trong sạch và bền vững.
4.1.2. Điều kiện kinh tế -xã hội 4.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế 4.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế
Trong giai đoạn 2013-2017 cơ cấu kinh tế tiếp tục phát triển đúng hướng và đạt mức tăng trưởng cao, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt
12,75%/năm, tốc độ phát triển cụ thể như sau : - Cơ cấu kinh tế:
+Ngành nông nghiệp là 30,57%
+Nghành dịch vụ-thương mại là 33,27% Cơ cấu các ngành kinh tế như hình 4.2
Hình 4.2. Cơ cấu các ngành kinh tế
Bảng 4.2. Tổng hợp tình hình phát triển kinh tế xã hội của huyện Lý Nhân giai đoạn 2013-2017
Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2013 Năm 2017
Tốc độ tăng trưởng kinh tế
(GDP/năm) % 12,00 12,52
Thu nhập bình quân đầu người Triệu đồng/năm 9,5 28,5
Bình quân lương thực Kg/ ng/ năm 535 558,3
1. Ngành Nông nghiệp
Tốc độ tăng trưởng % 104,79 104,58
Giá trị sản xuất bình quân Triệu đồng 409.200 1.666.881
Tỷ trọng % 40,45 30,57
2. Ngành Công nghiệp, xây dựng
Tốc độ tăng trưởng % 121,04 121,04
Giá trị sản xuất bình quân/ năm Triệu đồng 408.400 974.200
Tỷ trọng % 29,7 36,16
3. Ngành thƣơng mại - dịch vụ
Tốc độ tăng trưởng % 109,23 124,00
Tổng giá trị sản phẩm (GDP) Triệu đồng 443.600 2.715.000
Tỷ trọng % 29,85 33,27
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế: + Ngành nông nghiệp là 104,58%
+ Ngành công nghiệp-xây dựng là 121,04% + Ngành dịch vụ-thương mại là 124,00%
- Thu nhập bình quân đầu người : 28,5 triệu đồng/người/năm.
4.1.2.2. Thực trạng phát triển kinh tế
a. Ngành nông nghiệp
Những năm gần đây nhờ có chính sách của Đảng và Nhà nước, ngành nông nghiệp của huyện Lý Nhân đã thu được nhiều thành tích làm cơ sở vững chắc cho sản xuất theo cơ chế thị trường. Số cánh đồng đạt giá trị sản xuất từ được 80 -150 triệu đồng/ha/năm là 118 với tổng diện tích là 1.451 ha như ở các HTX: Nhân nghĩa, Hạ Vỹ - Nhân Chính, Nhân Phúc - Phú Phúc, Tân Lý - Chân Lý, Bảo Lý 1- Bắc Lý…góp phần nâng cao giá trị sản xuất trên 1ha đất canh tác từ 60 triệu đồng/ha năm 2013 lên 93 triệu đồng/ha năm 2017.
Trong nông nghiệp, việc chuyển đổi cơ cấu vật nuôi cây trồng diễn ra mạnh mẽ đặc biệt là chăn nuôi, thủy sản. Đến năm 2017 tỷ trọng ngành chăn nuôi chiếm 50,03% trong kinh tế nông nghiệp. Huyện đã chỉ đạo chuyển 497 ha đất trũng, trồng lúa kém hiệu quả sang sản xuất đa canh, tăng 318,4 ha so với năm 2013. Nhìn chung, nền kinh tế của huyện Lý Nhân giai đoạn 2013 - 2017 có chuyển biến tích cực và thu được nhiều kết quả đáng khích lệ. Đặc biệt là sản xuất theo hướng tập trung, quy mô lớn, đã áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất cho hiệu quả kinh tế khá, chuyển dịch mạnh mẽ theo cơ chế thị trường.
b. Ngành công nghiệp-xây dựng
Trên địa bàn huyện hiện có 238 doanh nghiệp đăng ký hoạt động, tăng 98 doanh nghiệp so với năm 2013. Cơ bản các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả, thu hút nhiều lao động như: dệt may, sản xuất gạch tuy-nel, chế biến nông sản,.. Cụm công nghiệp Hòa Hậu với quy mô 9,2 ha hiện có 8 doanh nghiệp đang hoạt dộng. Tổng sản lượng gạch tuy-nel của các doanh nghiệp trên địa bàn huyện sản xuất đến năm 2017 đạt gần 150 triệu viên.
c. Ngành dịch vụ-thương mại
đạt 124,00%, nhiều hoạt động dịch vụ trước đây do Nhà nước thực hiện, nay được các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển như: Y tế, giáo dục , văn hóa, thể thao, giao thông vận tải ... Với môi trường kinh doanh ngày càng thông thoáng hơn, đã tạo điều kiện cho các loại hình doanh nghiệp ra đời và phát triển đa dạng.
4.1.2.3. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập