Thời gian giải quyết các thủ tục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá vai trò hoạt động của văn phòng đăng ký đất đai hà nam, chi nhánh huyện lý nhân (Trang 74)

Thời gian giải quyết thủ tục hành chính khi người sử dụng đất đến giao dịch tại Chi nhánh huyện Lý Nhân là quy định quan trọng trong cải cách thủ tục hành chính. Theo quy định về nơi nộp hồ sơ và nhận kết quả thì người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất là hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam, cộng đồng dân cư đang sử dụng đất tại thị trấn nộp hồ sơ và nhận kết quả tại Chi nhánh huyện Lý Nhân còn đối với các xã thì có thể lựa chọn nộp hồ sơ tại xã hoặc tại Chi nhánh huyện Lý Nhân. Tuy nhiên do đặc điểm của huyện đã có hệ thống một cửa liên thông nên người dân trực tiếp đến nộp hồ sơ và nhận kết quả tại bộ phận một cửa của huyện Lý Nhân. Tại bộ phận một cửa của huyện có 2 cán bộ của Chi nhánh huyện Lý Nhân tiếp nhận hồ sơ, người sử dụng đất đến giao dịch được cán bộ hướng dẫn và nhận phiếu hẹn trả kết quả, phần còn lại do các bộ phận chuyên môn của Chi nhánh huyện Lý Nhân thực hiện. Do vậy áp lực cho cán bộ làm việc rất lớn do hồ sơ gửi đến Chi nhánh huyện Lý Nhân nhiều nhưng đây lại là điều kiện thuận lợi cho người dân vì đã được cán bộ của Chi nhánh huyện Lý Nhân trực tiếp hướng dẫn và thụ lý hồ sơ.

Theo quy định tại Quyết định 1201/QĐ-UBND của UBND tỉnh Hà Nam ngày 15/10/2015, thời gian giải quyết cấp GCN lần đầu giảm xuống còn 20 ngày; thời gian cấp GCN sau khi biến động giảm xuống còn 10 ngày; cấp đổi GCN giảm xuống còn 5 ngày. Từ thực tiễn tại địa bàn điều tra cho thấy thời gian giải quyết thủ tục hành chính khi người sử dụng đất đến giao dịch tại VPĐKĐĐ đã và đang có những tiến bộ rõ rệt, tạo được lòng tin trong nhân dân. Tuy nhiên, vẫn còn một số hồ sơ bị chậm tiến độ giải quyết (mặc dù không nhiều) mà nguyên nhân là do tính chất phức tạp của hồ sơ chưa có sự thống nhất, phối hợp giải quyết kịp thời giữa các bộ phận cũng như các cơ quan liên quan đặc biệt là hồ sơ của những xã có tài liệu hồ sơ địa chính thiếu và không đồng bộ (xem chi tiết bảng 4.15).

Bảng 4.15. Đánh giá thời gian giải quyết hồ sơ tại Chi nhánh huyện Lý Nhân TT Đối tƣợng điều tra Tổng số phiếu điều tra Tổng hợp ý kiến trả lời Nhanh Bình thường Chậm Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) 1 Cá nhân, hộ gia đình đến làm việc tại Chi nhánh huyện Lý Nhân 200 113 56,50 75 37,50 12 6,00 2 Cán bộ Chi nhánh huyện Lý Nhân 11 10 90,91 1 9,09 0 0 3 Cán bộ phòng TN&MT huyện Lý Nhân 7 3 42,86 3 42,86 1 14,28 4 Cán bộ thuế 6 2 33,33 4 66,67 0 0 5 Cán bộ địa chính 23 14 60,87 9 39,13 0 0 Tổng cộng 247 142 57,49 92 37,25 13 5,26

Kết quả điều tra tại địa bàn nghiên cứu khi được hỏi về về thời gian giải quyết hồ sơ của Chi nhánh huyện Lý Nhân thì có đến 56,50% số ý kiến của người dân cho rằng thời gian thực hiện nhanh. Bên cạnh đó, các cán bộ chuyên môn có liên quan đến hoạt động của Chi nhánh cũng đánh giá thời gian giải quyết hồ sơ của Chi nhánh huyện Lý Nhân khá khả quan, đáp ứng được khối lượng và thời gian giải quyết hồ sơ theo quy định. Mặc dù vẫn tồn tại số lượng hồ sơ đến giao dịch tại Chi nhánh huyện Lý Nhân chưa được giải quyết theo đúng giấy hẹn nhưng kết quả điều tra cho thấy người dân cơ bản đồng tình với thời gian giải quyết hồ sơ tại Chi nhánh huyện Lý Nhân. Điều đó chứng tỏ cải cách thủ tục hành chính trong quản lý đất đai đang có xu hướng thành công cả về chất lượng lẫn hiệu quả phục vụ theo đúng nghĩa của tổ chức dịch vụ công phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Bảng 4.15 cho thấy nhiều ý kiến đánh giá mô hình tổ chức VPĐKĐĐ đã và đang hoạt động có hiệu quả, đảm bảo tiến độ giải quyết hồ sơ đăng ký giao dịch tại VPĐKĐĐ.

4.3.3. Thái độ phục vụ và mức độ hƣớng dẫn của cán bộ Chi nhánh huyện Lý Nhân

Vận hành theo cơ chế “một cửa”, vấn đề thái độ và năng lực của cán bộ nói chung là yếu tố quyết định hiệu quả trong công tác đăng ký quyền sử dụng đất, nó đặt ra như một yêu cầu tiên quyết đối với nhiệm vụ này, nhất là năng lực của bộ phận tiếp nhận hồ sơ. Cán bộ tiếp nhận hồ sơ phải là người có năng lực

tổng hợp, nắm vững các chính sách pháp luật, nhạy bén và có trách nhiệm cao với các công việc được đảm nhận. Thái độ của cán bộ tiếp nhận hồ sơ của Chi nhánh huyện Lý Nhân được người dân hết sức quan tâm. Kết quả điều tra cho thấy có 59,00% ý kiến của người dân cho rằng, thái độ của cán bộ Chi nhánh huyện Lý Nhân khi tiếp xúc và làm việc với người dân đến giao dịch là tận tình và chu đáo, 38,50% là ở mức độ bình thường và chỉ có 2,50% cho rằng chưa tận tình, chu đáo. Kết quả điều tra các bộ chuyên môn có liên quan đến hoạt động của Chi nhánh cũng rất tích cực, không có ý kiến nào phản ánh thái độ của cán bộ Chi nhánh huyện Lý Nhân khi tiếp nhận cũng như chuyển giao hồ sơ là thiếu tận tình, chu đáo (thể hiện ở Bảng 4.16). Trên tinh thần trách nhiệm vì người dân phục vụ và có ý thức cao trong công việc được giao, đây được coi là tín hiệu đáng mừng đối với tập thể cán bộ Chi nhánh huyện Lý Nhân.

Bảng 4.16. Đánh giá thái độ tiếp nhận hồ sơ của cán bộ Chi nhánh huyện Lý Nhân

TT Đối tƣợng điều tra

Thái độ tiếp nhận hồ sơ Tổng số hộ điều tra Trong đó Tận tình, chu đáo Bình thường Không tận tình, chu đáo Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) 1 Cá nhân, hộ gia đình đến làm việc tại Chi nhánh huyện Lý Nhân 200 118 59,00 77 38,50 5 2,50 2 Cán bộ Chi nhánh huyện Lý Nhân 11 11 100 0 0 0 0 3 Cán bộ phòng TN&MT huyện Lý Nhân 7 5 71,43 2 28,57 0 0 4 Cán bộ thuế 6 3 50,00 3 50,00 0 0 5 Cán bộ địa chính 23 20 86,96 3 13,04 0 0 Tổng hợp 247 157 63,56 85 34,41 5 2,03

Với trình độ hiện có, cán bộ quản lý cũng như cán bộ chuyên môn có nhận thức sâu và am hiểu pháp luật, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ được nâng cao từng bước. Vì vậy, biện pháp hướng dẫn, giải thích những yêu cầu có liên quan cho người dân đến giao dịch ngày càng có triển vọng, được người dân chấp thuận.

Có 79,00 % ý kiến đánh giá của người dân là mức độ hướng dẫn của cán bộ là đầy đủ có trách nhiệm cao; 13,50% có ý kiến đánh giá là chưa đầy đủ; có 7,50% có ý kiến khác, trong đó có lý do làm người dân không hài lòng nhất là cơ quan nhà nước yêu cầu bổ sung hồ sơ nhiều lần, đôi khi rườm rà khó hiểu và trả kết quả không đúng hẹn (thể hiện ở bảng 4.17).

Bảng 4.17. Đánh giá mức độ hƣớng dẫn của cán bộ tiếp nhận hồ sơ

TT Đối tƣợng điều tra

Mức độ hƣớng dẫn Tổng số phiếu điều tra Trong đó

Đầy đủ Không đầy đủ Ý kiến khác Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) 1 Cá nhân, hộ gia đình đến làm việc tại Chi nhánh huyện Lý Nhân 200 158 79,00 27 13,50 15 7,50 2 Cán bộ Chi nhánh huyện Lý Nhân 11 11 0 0 0 0 0 3 Cán bộ phòng TN&MT huyện Lý Nhân 7 6 85,71 0 0 1 14,29 4 Cán bộ thuế 6 6 100 0 0 0 0 5 Cán bộ địa chính 23 19 82,61 0 0 4 17,39 Tổng hợp 247 200 80,97 27 10,93 20 8,10

Từ những thực tế trên cho thấy để mô hình VPĐKĐĐ hoạt động có hiệu quả trước hết phải giải quyết tốt vấn đề về thẩm quyền và trách nhiệm đã được phân cấp thực hiện nhiệm vụ. Đồng thời, cán bộ và công chức nhà nước phải có trách nhiệm và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ giỏi để đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ theo hướng chuyên nghiệp và cải cách, hơn nữa thủ trưởng cơ quan cấp trên phải có kế hoạch kiểm tra thường xuyên kịp thời phát hiện những mặt mạnh, mặt yếu để sửa chữa và phát huy, có chế độ khen thưởng kỷ luật rõ ràng và minh bạch trong công tác tiếp thu các ý kiến đóng góp của công dân đến giao dịch tại VPĐKĐĐ.

4.3.4. Các khoản lệ phí phải đóng

Các khoản tiền mà người sử dụng đất phải nộp khi làm các thủ tục giao dịch về đất đai thực hiện tại Văn Phòng đăng ký đất đai là phí và lệ phí, Theo Nghị quyết

số 39/2016/QĐ-UBND ngày 08 tháng 12 năm 2016 và Quyết định số 67/2016/QĐ- UBND ngày 21 tháng 12 năm 2016 của UBND tỉnh Hà Nam V/v Quy định một số loại phí và lệ phí thuộc lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường trên địa bàn tỉnh Hà Nam. Phí thẩm định cấp GCN là 300.000đ/hồ sơ, lệ phí địa chính 10.000Đ/GCN (miễn lệ phí địa chính ở các xã), phí đo đạc chỉnh lý bản đồ căn cứ theo đơn giá kèm theo Quyết định 2419/QĐ-UBND ngày 30/12/2016 của UBND tỉnh Hà Nam V/v ban hành giá dịch vụ, lập BĐĐC.

Đối với đăng ký thế chấp, xóa thế chấp Thông tư 09/2016/TTLT-BTP- BTNMT ngày 23 tháng 06 năm 2016 quy định Đăng ký giao dịch bảo đảm 80.000đ/hồ sơ; Đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm 70.000đ/hồ sơ; Đăng ký thay đổi nội dung giao dịch bảo đảm đã đăng ký 60.000đ/hồ sơ; Xoá đăng ký giao dịch bảo đảm 20.000đ/hồ sơ;

Các khoản phải đóng nhiều hơn rất nhiều lần so với phí và lệ phí là thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước bạ, tiền xử lý khi chuyển mục đích sử dụng đất, tiền sử dụng đất. Trong khi giao dịch thực hiện thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất mức tiền nộp tiền lệ phí trước bạ là 0,5% và thuế thu nhập cá nhân 2% là cao so với thu nhập của người dân đặc biệt là đối với những hộ nghèo.

Khi trả lời về các khoản phí và lệ phí phải nộp, có trên 90% ý kiến cho rằng đối với hồ sơ đăng ký thế chấp ngoài mức phí công chứng hợp đồng phải nộp thì mức nộp lệ phí đăng ký thế chấp bảo lãnh như hiện nay là cao đặc biệt là đối với các hộ vay vốn để phục vụ sản xuất nông nghiệp như vậy là chưa thực sự thúc đẩy phát triển kinh tế ở khu vực nông thôn.

4.3.5. Đánh giá chung về thực trạng hoạt động của Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh Hà Nam – Chi nhánh huyện Lý Nhân đai tỉnh Hà Nam – Chi nhánh huyện Lý Nhân

4.3.5.1. Thuận lợi

- Đội ngũ cán bộ tại Chi nhánh huyện Lý Nhân là đội hình trẻ, năng động và có trách nhiệm trong công việc

- Thực hiện theo yêu cầu của UBND huyện Lý Nhân, Sở Tài nguyên và Môi trường tập trung chỉ đạo, đẩy mạnh công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.Trong giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2017, tỷ lệ cấp giấy chứng nhận lần đầu đạt 96,31%; tổng hồ sơ thẩm định cấp đổi GCN QSDĐ, QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là 33.103 giấy đạt 63,13%. Kết quả này cho thấy hoạt động của Chi nhánh huyện Lý Nhân đang ngày một tiến bộ và đi vào ổn

định, hiệu quả.

- Mặc dù biến động đất đai diễn ra mạnh mẽ, lượng hồ sơ đăng ký biến động có xu hướng tăng mạnh trong khi cán bộ ít nhưng công tác đăng ký biến động đất đai của Chi nhánh huyện Lý Nhân được giải quyết đúng hẹn, đảm bảo quy định.

- Công tác lập, chỉnh lý hồ sơ địa chính được quan tâm và cập nhật thường xuyên. Đến năm 2017, Chi nhánh huyện Lý Nhân đã thiết lập toàn bộ hệ thống hồ sơ địa chính khi cấp GCN cho hộ gia đình, cá nhân, VPĐKĐĐ tỉnh kiểm tra, thẩm định và phân cấp để quản lý, sử dụng theo quy định. Chính vì vậy mà hệ thống hồ sơ địa chính của huyện được thiết lập qua các đợt cấp giấy chứng nhận rất đầy đủ, có độ chính xác và tỉnh đồng bộ giữa các tài liệu tương đối cao. Đây sẽ là công cụ giúp cho công tác quản lý đất đai thuận lợi, hiệu quả.

- Chi nhánh huyện Lý Nhân luôn đi đầu trong công tác thống kê, kiểm kê được thực hiện theo quy định; phối hợp với cán bộ phòng Tài nguyên và Môi trường giải quyết kịp thời, dứt điểm tranh chấp, đơn thư kiến nghị của người dân tránh khiếu kiến kéo dài.

- Chi nhánh huyện Lý Nhân đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc góp phần nâng cao chất lượng, rút ngắn thời gian giải quyết công việc: tiếp nhận và cập nhật thông tin hồ sơ trên cổng thông tin điện tử giúp người dân luôn nắm bắt đc tình hình thực hiện hồ sơ, ứng dụng công nghệ trong việc cung cấp dữ liệu đất đai, thực hiện thống kê với phần mềm mới nhất TKtool,…

- Công tác tiếp nhận, xử lý hồ sơ và trả kết quả cho người dân đảm bảo thời gian theo quy định.

- Các giao dịch bảo đảm đều phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện nhanh chóng cho người dân.

4.3.5.2. Khó khăn

- Chi nhánh huyện Lý Nhân chưa có trụ sở riêng biệt, nơi làm việc vẫn nằm trong khuôn viên của UBND huyện Lý Nhân. Cơ sở vật chất còn khá hạn chế, chưa thực sự đủ để đáp ứng điều kiện hoàn thành công việc một cách tốt nhất. Máy móc, thiết bị đều đã cũ và được tận dụng từ nhiều nguồn. Cho tới thời điểm hiện tại, Chi nhánh vẫn chưa được cấp máy đo đạc điện tử riêng biệt nên vẫn phải phụ thuộc máy của Phòng Tài nguyên & Môi trường huyện Lý Nhân mỗi khi cần để xử lý công việc, do đó thời hạn giải quyết hồ sơ nhiều

khi không được đảm bảo. Bên cạnh đó, Chi nhánh huyện Lý Nhân chưa có kho lưu trữ nên hồ sơ, tài liệu vẫn được để cùng không gian làm việc, không được đảm bảo an toàn.

- Một số cán bộ về làm việc không thực sự đúng chuyên môn nên vẫn còn nhiều thiếu sót, tinh thần học hỏi chưa được cao. Do đội hình còn trẻ nên kinh nghiệm xử lý một số tình huống trong công việc còn chưa thực sự dứt khoát, đúng theo yêu cầu của công việc. Hơn nữa, cán bộ của Chi nhánh đa phần là lao động hợp đồng nên sự ràng buộc công việc không mang tính ổn định, hồ sơ không đầy đủ khi luân chuyển cán bộ. Việc một số xã cán bộ chuyên môn yếu, cấp trên không tin cấp dưới nên hồ sơ gần như phải kiểm tra lại từ đầu, có phần hạn chế đẫn đến việc tồn đọng hồ sơ, kéo theo sự trì trệ về tiến độ giải quyết và hoàn toàn phụ thuộc vào Hội đồng đăng ký đất đai của xã là nguyên nhân cơ bản ảnh hưởng đến tiến độ, hiệu quả hoạt động của Chi nhánh huyện Lý Nhân.

- Một trong những nhiệm vụ chính của cán bộ Chi nhánh huyện Lý Nhân là thẩm định và cấp đổi GCN đại trà cho người dân trên địa bàn huyện. Qua số liệu thực hiện tại Chi nhánh có thể thấy tốc độ cấp đổi GCN trên địa bàn vẫn còn hạn chế. Đó là do việc thực hiện phương án và hoàn thiện hồ sơ cấp đổi GCN tại cấp xã còn chậm; một số xã còn khó khăn trong công tác dồn đổi đất nông nghiệp; một số hồ sơ thất lạc, khó có điều kiện bổ sung.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá vai trò hoạt động của văn phòng đăng ký đất đai hà nam, chi nhánh huyện lý nhân (Trang 74)