Nghiên cứu về làng nghề và phát triển làng nghề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ giữa lợi ích cộng đồng và lợi ích cá nhân trong phát triển làng nghề (qua khảo sát tại hai làng nghề bát tràng thuộc thành phố hà nội và phước tích (Trang 30 - 33)

Ở Việt Nam, vấn đề làng nghề được đề cập đến qua nhiều thời kỳ, với những khía cạnh và các mục đích khác nhau. Trong nội dung nghiên cứu của đề tài, chúng tơi chỉ xin tởng quan những cơng trình nghiên cứu trên bình diện kinh tế, văn hóa, xã hội của làng nghề.

Trong cơng trình “Làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam” của Bùi Văn Vượng (1998), tác giả đã tập trung trình bày các loại hình làng nghề truyền thống như: đúc đồng, kim hoàn, rèn, gốm, chạm khắc đá, dệt, thêu ren, giấy gió, tranh dân gian, dệt chiếu, quạt giấy, mây tre đan, ngọc trai, làm trống, và có chú ý phân biệt mặt hàng của làng nghề vì có làng đơn nghề, có làng đa nghề. Chủ yếu tác giả giới thiệu lịch sử, kinh tế, văn hoá, nghệ thuật, tư tưởng, kỹ thuật, các bí quyết nghề, thủ pháp nghệ thuật, kỹ thuật của các nghệ nhân và các làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam. Trong cuốn “Bảo tồn và phát triển các làng nghề trong q trình Cơng nghiệp hóa – Hiện đại hóa” của Dương Bá Phượng

(2001), tác giả đã đề cập khá đầy đủ từ lý luận đến thực trạng của làng nghề. Cơng trình này đã đưa ra những đặc điểm, khái niệm, con đường và điều kiện hình thành làng nghề. Tác giả tập trung nghiên cứu vào một số làng nghề nhằm đưa ra các quan điểm, giải pháp và phương hướng nhằm phát triển các làng nghề trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cùng với hướng nghiên cứu này, cơng trình “Phát triển làng nghề truyền thống trong q trình Cơng nghiệp hóa

– Hiện đại hóa” của Mai Thế Hởn (2003) và nghiên cứu của Sở Nông nghiệp và

Phát triển nông thôn Hà Nội về “Đánh giá thực trạng và đề xuất chính sách phát

triển một số làng nghề nông thôn ngoại thành Hà Nội” cũng đề cập đến những vấn

đề có tính lý luận về ngành nghề và làng nghề ở nông thôn, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển làng nghề. Đồng thời, phân tích thực trạng làng nghề và sự tác động của chính sách đến phát triển ngành nghề nơng thôn ở ngoại thành Hà Nội giai đoạn 1995 – 2000, trong đó nhấn mạnh các giải pháp chính sách phát triển ngành nghề. Tiếp đến, có thể nhắc đến “Làng nghề Việt Nam và môi trường” của tác

giả Đặng Kim Chi và cộng sự (2005), đây là một cơng trình nghiên cứu tổng quát về vấn đề làng nghề và thực trạng ô nhiễm môi trường các làng nghề hiện nay. Các tác giả đã nêu rõ lịch sử phát triển, phân loại, các đặc điểm cơ bản làng nghề cũng như hiện trạng kinh tế, xã hội của các làng nghề Việt Nam. Bên cạnh đó, nghiên cứu về “Những vấn đề về sức khỏe và an toàn trong các làng nghề

Việt Nam”, các tác giả Nguyễn Thị Hồng Tú, Nguyễn Thị Liên Hương, Lê Vân

Trình (2005) đã nêu một số nét trong tiến trình triển làng nghề Việt Nam đồng thời đề cập đến những vấn đề an toàn lao động và sức khỏe lao động cho người làm nghề. Đồng thời, nhiều cơng trình khác của nhiều tác giả như: “Phát triển

làng nghề truyền thống ở nông thơn Việt Nam trong thời kỳ Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa” của Trần Minh Yến (2003), Làng Đại Bái – Gò đồng Bắc Ninh của Đỗ Thị Hào (1987), “Về hai làng nghề truyền thống Phú Bài và Hiền Lương” của Bùi Thị Tân (1999) cũng đã chỉ ra những đặc điểm chung của làng

nghề Việt Nam trong tiến trình phát triển.

Về đề tài nghiên cứu, đề tài khoa học “Hoàn thiện các giải pháp kinh tế tài

chính nhằm khơi phục và phát triển làng nghề ở nông thôn vùng Đồng bằng sông Hồng” được thực hiện bởi Học viện tài chính (2004); “Tiếp tục đổi mới chính sách và giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của các làng nghề truyền thống ở Bắc Bộ thời kỳ đến năm 2010” của Bộ Thương Mại thực hiện năm 2003; “Nghiên cứu về quy hoạch phát triển làng nghề thủ cơng theo hướng cơng nghiệp hóa nơng thơn ở nước Chủ nghĩa Xã hội Việt Nam” của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

hợp tác cùng với tổ chức JICA Nhật Bản (2002), đã điều tra nghiên cứu tổng thể các vấn đề có liên quan đến làng nghề thủ cơng nước ta về tình hình phân bố, điều kiện kinh tế - xã hội của làng nghề, cung cấp nhiều dữ liệu, dẫn chứng về hiện trạng phát triển làng nghề trong khoảng thời gian 10 năm trở lại.

Điểm qua các cơng trình nghiên cứu về làng nghề và phát triển làng nghề, các tác giả đã cung cấp những kiến thức chung như khái niệm, lịch sử phát triển cho đến các nội dung cụ thể về đặc điểm, đặc trưng hay thực trạng sản xuất và xu hướng phát triển của làng nghề. Bên cạnh đó, các cơng trình nghiên cứu trong mảng nội dung này có sự quan tâm khá nhiều đến vấn đề phát triển làng nghề, đặc biệt là vấn đề phát triển bền vững. Các đề tài đã gợi mở những vấn đề chính liên quan đến phát triển làng nghề bền vững đó là vấn đề mơi trường, vấn

đề hướng nghiệp cũng như các giải pháp nhằm khôi phục và bảo tồn ở các làng nghề truyền thống hiện tại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ giữa lợi ích cộng đồng và lợi ích cá nhân trong phát triển làng nghề (qua khảo sát tại hai làng nghề bát tràng thuộc thành phố hà nội và phước tích (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)