Vai trị của mối quan hệ giữa lợi ích cộng đồng và lợi ích cá nhân đối với phát triển làng nghề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ giữa lợi ích cộng đồng và lợi ích cá nhân trong phát triển làng nghề (qua khảo sát tại hai làng nghề bát tràng thuộc thành phố hà nội và phước tích (Trang 71 - 79)

với phát triển làng nghề

Trong bối cảnh hiện tại, nền kinh tế thị trường ngày một phát triển mạnh mẽ, tác động của nó lên những làng nghề truyền thống ngày càng rõ rệt hơn. Hầu hết các làng nghề muốn tồn tại và phát triển đều phải đuổi kịp nhịp vận động thị trường đầy khắc nghiệt. Chính sự phát triển kinh tế trực tiếp làm nảy sinh những vấn đề liên quan mật thiết đến phát triển làng nghề như: sự tồn tại của nghề truyền thống, cạnh tranh giữa các làng nghề, phương thức hợp tác giữa các làng nghề, biến đổi làng nghề truyền thống, bản sắc làng nghề thuyền thống…

Mối quan hệ giữa lợi ích cộng đồng và lợi ích cá nhân liên quan cực kỳ mật thiết đối với những vấn đề trên khi đặt trong hoàn cảnh hiện nay. Chúng ta cần phải có sự nhìn nhận lại vai trị của mối quan hệ này đối với tiến trình phát triển làng nghề. Việc để cho lợi ích cá nhân hoặc lợi ích cộng đồng phát triển một cách thái q đều có ảnh hưởng khơng tích cực đối với làng nghề.

Chính sách mở cửa của Việt Nam cuối những năm 1980 đã tạo điều kiện cho các làng nghề phát triển trở lại. Từ năm 1995 cho đến 2002, số lượng làng nghề trong vùng châu thổ sông Hồng tăng từ 500 lên tới 1000 làng, chiếm đến 40% làng nghề ở Việt Nam [24]. Bản thân các làng nghề cũng có sự biến đổi về phương thức sản xuất, cơ cấu kinh tế và lao động phù hợp với thời đại cơng nghiệp hóa, kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Nghề truyền thống khơng cịn là yếu tố quyết định đến hoạt động kinh tế làng nghề. Hình thành các khối liên

kết làng nghề phục vụ sản xuất chun mơn hóa, áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất. Cụ thể, đối với hai làng được lựa chọn nghiên cứu là làng Bát Tràng và làng Phước Tích, vai trị của mối quan hệ lợi ích cá nhân và lợi ích cộng đồng trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết. Trước tiên là vai trò của mối quan hệ này đối với nghề truyền thống.

Hộp 1. Câu chuyện kinh doanh gốm tại làng Bát Tràng

Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng kinh tế thị trường với sự cạnh tranh và chạy đua khốc liệt khiến người làm gốm phải dần rời bỏ các sản phẩm truyền thống – mang bản sắc nghề cổ truyền. Trong trường hợp này, lợi ích cá nhân được coi trọng hơn lợi ích cộng đồng. Những người chủ kinh doanh đã làm những sản phẩm mang lại lợi nhuận tối đa trên thị trường chứ không quan tâm

Những năm gần đây, ở làng Bát Tràng công việc kinh doanh gốm trở nên cực kỳ sơi nổi và nhộn nhịp. Những gia đình mở lị làm gốm ngày một nhiều, số tiền đầu tư vào kinh doanh, thuê nhân công không hề nhỏ. Các hộ kinh doanh này tạo ra những sản phẩm gốm men, gốm sứ… đa dạng đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt cũng như nhu cầu trưng bày mỹ thuật. Các sản phẩm gốm làm ra được tiêu thụ khắp cả nước. Các cơ sở kinh doanh lớn hơn làm gốm để xuất đi các thị trường Hồng Kong, Đài Loan, Nhật Bản, Malaysia, Pháp, Đức thậm chí cả Mỹ. Lợi nhuận thu được từ nguồn gốm xuất khẩu là rất lớn nên số người trở nên khá giả ngày một nhiều hơn. Tuy nhiên, một số người làm gốm lâu năm lại không ủng hộ các sản phẩm này, họ cho rằng các cơ sở kinh doanh chạy theo thị trường đã phá vỡ đi nét đặc trưng của gốm sứ Bát Tràng truyền thống, những mẫu mã thậm chí là cịn nhái lại của hàng Trung Quốc và mang thương hiệu gốm Bát Tràng. Những người kinh doanh này đã đặt lợi nhuận kinh tế lên hàng đầu và xem truyền thống gốm sứ Bát Tràng là thứ yếu.

đến những sản phẩm đó có mang đặc điểm đặc trưng cho làng Bát Tràng hay không.

Vấn đề của làng Phước Tích lại đi ngược với làng Bát Tràng, thay vì mạnh dạn lựa chọn lợi ích cá nhân và thay đổi các sản phẩm nhằm mang lại lợi nhuận cao nhất trên thị trường thì người làm gốm làng Phước Tích vẫn trung thành với những sản phẩm gốm cổ truyền và chờ đợi những khách hàng hiếm hoi.

“Ở làng một năm đốt lò khoảng hai lần, chỉ làm những sản phẩm gốm đất cổ truyền, đa số là các loại độc bình, vị, ché… một lị như vậy cũng không đến ba mươi mẫu gốm. Các sản phẩm nung xong được bày bán ngay tại lị hoặc chờ có hội chợ thì mang bán. Cũng ít khách mua, những người mua đều là những người có am hiểu về gốm”

(PVS, nam, nghệ nhân làm gốm, làng Phước Tích) 26/04/2013

Như vậy để thấy rằng, sự lựa chọn là hồn tồn khác nhau, lợi ích cộng đồng được đề cao với các sản phẩm gốm truyền thống mặc dù lợi ích kinh tế không hiệu quả. Và vai trị của mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân và lợi ích cộng đồng đã thể hiện rất rõ ràng, sự lựa chọn thái quá đều đem lại những tác động tiêu cực đến quá trình phát triển làng nghề.

Mối quan hệ lợi ích khơng chỉ thể hiện vai trị đối với nghề truyền thống mà còn thể hiện vai trò đối với làng. Câu chuyện bảo tồn, xây dựng và phát triển làng nghề luôn nhận được rất nhiều sự quan tâm. Tuy nhiên, không phải lúc nào việc làm này cũng đi đúng hướng và được số đông ủng hộ.

Hộp 2. Câu chuyện xây dựng và bảo tồn cảnh quan làng cổ Phước Tích

Đây là một câu chuyện khá quen thuộc trong vô vàn những câu chuyện về phát triển làng ở Việt Nam. Hầu hết mọi ý kiến của người dân đều không được coi trọng, đối với trường hợp làng Phước Tích cũng xảy ra tình trạng này. Ở đây, quyền quyết định thuộc về nhóm lãnh đạo với một số ít các cá nhân cầm quyền, vì vậy lợi ích chung của cộng đồng đã không được coi trọng. Và như vậy, một lần nữa mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân và lợi ích cộng đồng được nêu bật lên như là một sự gắn kết không thể tách rời với quá trình phát triển làng nói chung và làng nghề nói riêng. Bên cạnh đó, hiện nay, các làng nghề đang chịu tác động rất lớn của quá trình xây dựng nơng thơn mới, đơ thị hóa. Mà trong đó, áp lực phát triển kinh tế, các vấn đề về quản lý và chính sách là những nguyên nhân chính tác động, làm biến dạng cấu trúc văn hóa, kinh tế xã hội và môi trường sinh thái của các làng nghề. Các mối quan hệ hữu cơ truyền thống giữa các làng nghề cũng dần dần bị suy giảm hoặc phân tách.

Hiện tại đối với Bát Tràng, q trình mở rộng sản xuất địi hỏi tìm kiếm thêm diện tích trên các khu đất trống trong làng, cũng như phải được sự chấp nhận bởi chính quyền địa phương. Một số loại đất đã chuyển đổi mục đích sử dụng sang chức năng cơng nghiệp như đất ao hồ, đường giao thông, khu vực ven sườn đê. Do ở giai đoạn đầu tiếp cận với quản lý theo kiểu đô thị, sản xuất quy mô lớn, lại khơng có quy định quản lý đặc thù, hầu hết chính quyền địa phương

Làng Phước Tích nổi tiếng khơng chỉ bởi nghề gốm mà nó cịn là nơi lưu giữ những ngôi nhà rường lâu đời bậc nhất và sở hữu cảnh quan đặc trưng của một ngôi làng cổ. Nhưng kế hoạch xây dựng quy hoạch lại cảnh quan của làng được cấp trên tiến hành mà khơng hề có ý kiến của người dân, kế hoạch này được ban lãnh đạo cùng ban quản lý làng cổ Phước Tích đưa ra khiến người dân trong làng rất bất bình. Thậm chí họ cịn nghi ngờ khả năng tư lợi trong hoạt động này.

đã gặp khơng ít khó khăn trong quản lý mơi trường, bỏ qua những kiểm sốt mơi trường nước thải và khí thải, rác thải trong sản xuất. Hệ thống hạ tầng nông nghiệp như kênh mương, ao hồ đã tồn tại từ bao đời nay hiện cũng đang chịu sức ép thay đổi mục đích sử dụng. Từ chức năng phục vụ sản xuất nông nghiệp, như tưới tiêu, ni trồng thủy sản, đóng góp vào hệ thống khơng gian mở, mặt nước giúp cân bằng hệ sinh thái làng xã, nay bỗng dưng trở thành những mương thoát nước thải, hệ thống cống rãnh cho các khu vực sản xuất tập trung. Kết quả là tồn bộ diện tích đất nơng nghiệp, ao hồ nuôi cá đã bị ô nhiễm bởi nước thải có chứa hóa chất, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của người dân và vật nuôi...

“Sự ô nhiễm ở làng Bát Tràng ngày càng gia tăng. Mỗi năm trung bính các lị gốm ở đây đốt hết khoảng 70 nghìn tấn than. Lượng đất làm gốm hơn 100 nghìn tấn/năm. Ngồi ra hàng nghìn tấn men, màu các loại được huy động mỗi năm. Đến Bát Tràng ta cảm thấy như lạc vào trận đồ tỏa khói mù mịt, san sát tường cao lò gốm, ngõ hẹp. Đường sá tuy đã được nâng cấp nhưng chưa thoát nước được, mưa to là úng ngập, lầy lội, đâu đâu cũng tồn bùn than”

(Trích [90, tr. 138])

Hầu hết các cơ sở sản xuất tại làng nghề truyền thống đều là các cơ sở tư nhân (quy mơ kinh tế hộ gia đình) và các cơ sở này đều xem trọng những lợi ích cá nhân trong kinh tế hộ gia đình. Chính vì vậy, xu hướng biến đổi kinh tế và thay đổi mục đích sử dụng đất đã tạo nên sự mất cân đối giữa lợi ích cá nhân và lợi ích cộng đồng.

Vai trị của mối quan hệ giữa lợi ích cộng đồng và lợi ích cá nhân cịn thể hiện trong vấn đề thay đổi không gian nhà ở. Các làng nghề vẫn còn các cơ sở sản xuất hộ gia đình hoặc cụm gia đình quy mơ nhỏ, khơng có đủ sức cạnh tranh với các cơ sở sản xuất quy mô lớn cả về nguồn vốn, lẫn phương thức sản xuất. Một số hộ trở thành những cá thể hoạt động độc lập, tự tìm kiếm đầu ra theo các hợp đồng nhỏ, ít ổn định, tính bền vững khơng cao, có thể phá sản và

biến mất trong thị trường làng nghề. Một số đã trở thành nhà thầu phụ của các công ty, cơ sở sản xuất quy mô lớn, đảm nhận một phần trong dây chuyền sản xuất sản phẩm trong cụm làng nghề.

“Các hộ sản xuất nhỏ ở Bát Tràng, việc tiếp cận khơng gian sản xuất đã rất khó khăn, chưa kể đến việc tìm kiếm đất đai để mở rộng sản xuất. Lý do bởi họ khơng có đủ tiềm năng về kinh tế trong khi giá đất ngày càng cao do đầu cơ đất đai. Họ phải tận dụng khơng gian nhà ở có sẵn, chiếm dụng diện tích chung của lối xóm để hoạt động sản xuất. Điều kiện vệ sinh nhà ở thấp kém, không gian sinh sống đang dần thu hẹp và biến dạng, các chức năng ở và sản xuất chồng chéo. Hệ thống nước ngầm, điều kiện địa chất thủy văn đang bị tác động bởi hoạt động đào giếng khoan ngầm thiếu kiểm soát, đặc biệt ở các làng nghề cần nhiều không gian như các làng gốm.”

(Trích [90, tr. 157])

Như vậy, có thể thấy rằng lợi ích chung của cộng đồng làng nghề có thể bị phá vỡ bởi q trình thay đổi khơng gian nhà ở. Từ việc không thể kinh doanh sản xuất lớn và thay đổi các hoạt động làm nghề, các hộ gia đình trong làng nghề đã đặt lợi ích của hộ lên trên lợi ích của làng (lợi ích cá nhân lên trên lợi ích cộng đồng) để có thể đạt mức tăng trưởng tối đa.

Một khía cạnh nữa cần phải lưu ý đến vai trò của mối quan hệ giữa lợi ích cộng đồng và lợi ích cá nhân đó là lao động tại hai làng nghề Bát Tràng và làng Phước Tích. Đối với Bát Tràng, lao động địa phương bị đánh giá khơng có đủ năng lực đáp ứng yêu cầu của hoạt động sản xuất hiện đại, cơ giới hóa. Các chủ đầu tư ln cho rằng thời gian đào tạo các lao động này khá lâu, ảnh hưởng tới tài chính và lợi nhuận của họ, trong khi đó đào tạo nghề xong các lao động này cũng chưa chắc đã đáp ứng được yêu cầu cơng việc [92]. Ngược lại, với làng Phước Tích, khi mà nghề gốm dần mai một, người dân cũng khơng có đất nơng nghiệp để lao động, cũng chẳng được chấp nhận vào các khu công nghiệp như đã

hứa hẹn, lại phải tìm con đường di dân ra các đơ thị, kiếm thu nhập cho mình và cho gia đình ở quê hương từ những việc làm tự do phi chính thức [81]. Lúc này, những người có cơng việc ngay tại làng thuộc vào những diện sau: có tay nghề cao; có vốn lớn; có mối quan hệ với những người có chức quyền.

“Nghề gốm chẳng làm được mấy, tiền thì cũng khơng được bao nhiêu, may ra có quen biết thì được nhận vào làm trong ban quản lý làng cổ để làm tour cho khách du lịch. Bây chừ các hội ẩm thực, hội văn nghệ cũng toàn là người quen của mấy ông hết rồi.”

(PVS, nữ, người dân, làng Phước Tích) 24/03/2013

Quan trọng hơn, vai trị của mối quan hệ giữa lợi ích cộng đồng và lợi ích cá nhân khi xét về mặt xã hội, sự có mặt của các khu đơ thị mới trên vùng đất nơng nghiệp giữa các làng nghề đã vơ tình chia cắt mối quan hệ xã hội khăng khít từ bao đời, phá vỡ sự gắn kết trong hoạt động sản xuất chun mơn hóa giữa các làng nghề. Việc chia cắt đã làm tăng khoảng cách đi lại, thay đổi cách thức sử dụng phương tiện giao thông, phụ thuộc nhiều hơn vào phương tiện cơ giới cá nhân, tiêu thụ nhiều nhiên liệu. Bên cạnh đó, lối sống đơ thị từ bộ phận dân cư tại các khu đô thị mới đã ảnh hưởng không nhỏ tới bản chất thuần nông hay bán nông nghiệp trong các làng nghề hiện hữu. Những căng thẳng về xã hội còn tăng cao do những vấn đề lấy đất làm nghề, đền bù ở mức độ quá thấp, ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc làm, cuộc sống mưu sinh của người dân.

Về khía cạnh văn hóa, sự tăng trưởng kinh tế làng nghề đã tạo điều kiện cho cộng đồng cư dân có điều kiện xây dựng những cơng trình tín ngưỡng, tơn giáo quy mơ lớn, có giá trị nghệ thuật cao. Trong làng nghề, cùng với việc hình thành đội ngũ thợ thủ cơng sản xuất tại chỗ cũng xuất hiện những nhóm người đi ra ngồi bn bán và hành nghề ở xa. Họ hình thành nên những hội, phường buôn. Cho dù buôn đâu, bán đâu, những người này vẫn có những mối liên hệ chặt chẽ với những người làng. Làng nghề là một cộng đồng có sự liên kết bền

chặt bởi những mối liên hệ chằng chịt về: lãnh thổ (nơi cư trú), huyết thống (dịng họ), kinh tế (sản xuất hàng hóa có tính chun mơn), văn hóa và tâm linh (phong tục tập quán, nếp sống và đặc biệt là cùng có sự bảo hộ của thành hoàng làng và vị tổ nghề). Họ xây những nơi thờ vọng Tổ nghề ngay tại nơi sinh sống, bn bán hàng ngày. Bên cạnh đó, họ cũng đóng góp nhiều cho việc xây dựng các cơng trình cơng cộng, hỗ trợ tổ chức các hoạt động cộng đồng tại làng. Những lễ hội được tổ chức rầm rộ hơn, dài ngày hơn, nhiều hoạt động hơn. Các sinh hoạt mang tính cộng đồng đa dạng và phong phú này khơng chỉ thắt chặt mối quan hệ giữa dân làng với những người đi bn, bán ở xa mà cịn giúp cho người dân trong làng liên kết chặt chẽ hơn. Ngoài đặc trưng chung của làng là nơi cộng cảm, cộng cư, trong làng nghề thủ cơng truyền thống cịn là nơi cộng nghề (nơi của những người cùng làm chung nghề). Những người thợ thủ công liên kết với nhau qua các phường, hội. Họ liên kết lại, ngoài việc cùng chia sẻ các công việc liên quan đến nghề thì đó cũng là một sự hợp lực quan trọng, cần thiết và hữu ích để tạo nên sức mạnh chung của làng nghề. Các tổ chức này cũng chính là nơi để giải quyết những mối bất hịa, xung đột trong q trình cùng làm nghề, bn bán. Việc hình thành các tổ chức như phường hội cũng góp phần vào việc củng cố, ổn định các mối quan hệ làng xã góp phần vào việc tạo ra sức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ giữa lợi ích cộng đồng và lợi ích cá nhân trong phát triển làng nghề (qua khảo sát tại hai làng nghề bát tràng thuộc thành phố hà nội và phước tích (Trang 71 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)