Đổi mới các giá trị xã hội chủ nghĩa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ giữa lợi ích cộng đồng và lợi ích cá nhân trong phát triển làng nghề (qua khảo sát tại hai làng nghề bát tràng thuộc thành phố hà nội và phước tích (Trang 58 - 61)

Như đã biết, phương thức cơ bản của đổi mới được Đảng và Nhà nước chủ trương là xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp và chuyển hẳn sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước định hướng xã hội chủ nghĩa. Điều đó có nghĩa là các giá trị xã hội chủ nghĩa kiểu mới sẽ phải thay thế các giá trị xã hội chủ nghĩa kiểu cũ được tôn vinh trong thời kỳ bao cấp.

Bảng 1. Những đặc điểm khác biệt giữa các giá trị Xã hội chủ nghĩa kiểu cũ và

các giá trị Xã hội chủ nghĩa kiểu mới

Các giá trị XHCN kiểu cũ Các giá trị XHCN kiểu mới

1. Độc tôn, sùng bái chủ nghĩa Mác – Lênin giáo điều cách mạng quá khích

1. Kiên trì, đổi mới hệ tư tưởng Mác – Lênin phù hợp với điều kiện khách quan của đất nước và bối cảnh tăng

cường hội nhập quốc tế 2. Chế độ công hữu về tư liệu sản

xuất chủ yếu bao gồm hai hình thức cơ bản (sở hữu nhà nước và tập thể), sở hữu nhà nước là cơ bản nhất

2. Chế độ sở hữu tư liệu sản xuất chủ yếu đa dạng thành phần (nhà nước, tập thể, tư nhân, công tư hợp doanh, sở hữu nước ngoài) sở hữu nhà nước và tập thể là nền tảng; khuyến khích cổ phần hóa, tư nhân hóa có mức độ

3. Chế độ phân phối bình quân theo đẳng cấp xã hội

3. Chế độ phân phối công bằng theo hiệu quả kinh tế, theo mức đóng góp vốn, theo cống hiến xã hội,…

4. Chế độ chính trị một đảng cộng sản Việt Nam độc quyền lãnh đạo

4. Kiên trì chế độ chính trị một đảng cộng sản Việt Nam độc quyền lãnh đạo, thường xuyên nâng cao năng lực và phẩm chất của Đảng

5. Mơ hình Chủ nghĩa xã hội độc quyền nhà nước quản lý theo nguyên tắc tập trung dân chủ

5. Mơ hình Chủ nghĩa xã hội nhà nước pháp quyền dân chủ xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân

6. Cơ cấu xã hội hai giai cấp (công nhân, nông dân) và một tầng lớp trí thức xã hội chủ nghĩa

6. Cơ cấu xã hội đa giai tầng, phân tầng xã hội tuy bất bình đẳng nhưng dảm bảo công bằng xã hội

7. Lối sống rập khuôn các chuẩn mực văn hóa xã hội chủ nghĩa, tôn sùng chủ nghĩa tập thể xã hôi chủ nghĩa cố chấp, cứng nhắc

7. Đa dạng hóa các giá trị văn hóa, kiên trì hạt nhân định hướng xã hội chủ nghĩa trong quá trình xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam

(Nguồn [45])

Có thể nói, q trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước định hướng xã hội chủ nghĩa, mở rộng tự do dân chủ hóa đời

sống tinh thần và vật chất của nhân dân, mở cửa tăng cường hội nhập quốc tế đã góp phần cải thiện một cách đáng kể cuộc sống của người dân trong làng nghề truyền thống, góp phần xố đói giảm nghèo, mang lại nhiều cơ hội phát triển cho mọi người dân [45]. Cụ thể, nhìn vào sự phát triển vượt bậc của làng Bát Tràng có thể thấy sức mạnh của sự chuyển dịch kinh tế thị trường.

“Từ khi làng Phước Tích được UNESCO công nhận là làng cổ, thì ban quản lý làng cổ được thành lập. Ban này quản lý hầu hết mọi hoạt động từ những dịch vụ du lịch từ tour tham quan, lưu trú homestay, tổ chức sinh hoạt ẩm thực… nhưng những người dân như chúng tôi tham gia thực hiện rất bức xúc vì tiền cơng khơng được chia xứng đáng, tiền bạc rất mập mờ…”

(PVS, nữ, người dân tham gia hội ẩm thực, làng Phước Tích)

23/04/2013

“Bát Tràng tính đên năm 1998 có diện tích 135ha, dân số khoảng 6000 người với hơn 1500 hộ, với hơn 90% số hộ dân ở đây làm nghề gốm. Thật hiếm có một làng nghề nào khác ở Việt Nam trong thời đổi mới, mở của và sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường hiện nay lại có nhiều cơng ty, xí nghệp như Bát Tràng. Đến đầu năm 1994, ở Bát Tràng có hơn 200 cơng ty, xí nghiệp và đơn vị sản xuất kinh doanh, dịch vụ gốm.”

(Báo cáo tình trạng phát triển làng gốm, UBND xã Bát Tràng)

Chính sự thay đổi về diện mạo kinh tế sẽ kéo theo sự biến chuyển trong mối quan hệ giữa lợi ích cộng đồng và lợi ích cá nhân. Trong nền kinh tế thị trường, lợi ích cá nhân ln được xem trọng hơn lợi ích cộng đồng. Tuy nhiên, đồng thời nó cũng tạo ra những mặt trái cho xã hội, làm nảy sinh nhiều vấn đề bức xúc, nan giải. Một trong những mặt trái của kinh tế thị trường là những cá

lợi ích cho bản thân và điển hình là tình trạng tham nhũng trở thành một quốc nạn khó có thể giải quyết triệt để trong thời gian trước mắt. Và điều này xuất hiện ở làng Phước Tích dưới một hình thức khá đặc biệt, tuy khơng phải dựa vào q trình tham gia kinh tế thị trường nhưng lại dựa vào vai trò bảo tồn – phát triển làng cổ để tư lợi cá nhân.

Như vậy, đặc điểm chung của đổi mới các giá trị xã hội chủ nghĩa là giảm độc quyền nhà nước xã hội chủ nghĩa và bổ sung với mức độ hạn chế các thành phần ngoài nhà nước; giảm độc tôn chủ nghĩa tập thể xã hội chủ nghĩa, tăng xu hướng tư nhân hóa, tự do hóa, tự chủ cá nhân trong các hoạt động kinh tế - xã hội. Nhưng bên cạnh đó lại xuất hiện những hiện tượng lợi dụng nhà nước để tham nhũng, nhân danh chủ nghĩa tập thể để mưu cầu lợi ích cá nhân, và đặc biệt hiện nay đang trở thành vấn nạn quốc gia cần phải kiên quyết đấu tranh để khắc phục. Đây chính là sự hình thành lợi ích cá nhân cao độ gây nguy cơ phá vỡ lợi ích cộng đồng truyền thống. Tuy nhiên, cần phải khẳng định rằng, đây đang là xu hướng hiện đang diễn ra tại các làng nghề.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ giữa lợi ích cộng đồng và lợi ích cá nhân trong phát triển làng nghề (qua khảo sát tại hai làng nghề bát tràng thuộc thành phố hà nội và phước tích (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)