Hiện đại hóa các giá trị truyền thống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ giữa lợi ích cộng đồng và lợi ích cá nhân trong phát triển làng nghề (qua khảo sát tại hai làng nghề bát tràng thuộc thành phố hà nội và phước tích (Trang 61 - 67)

“Truyền thống” và “Hiện đại” là một cặp phạm trù biện chứng lịch sử xã hội loài người. Theo trục thời gian từ quá khứ đến hiện tại và đến tương lai thì truyền thống là những gì lưu truyền lại từ quá khứ cho hiện tại (truyền thống là hiện tượng di truyền văn hóa), cịn hiện đại là những gì đang diễn ra trong hiện tại (hiện đại là sáng tạo văn hóa trong hiện tại). Nếu ta quan niệm sự tiến hóa lịch sử là có tính liên tục thì truyền thống là tiền đề và điều kiện của hiện tại, cịn hiện đại chính là sự tiếp nối liên tục của truyền thống. Theo nghĩa đó, người ta nói hiện đại là sự kế thừa truyền thống: ngày xưa thế nào thì ngày nay cơ bản vẫn thế. Tuy nhiên, diễn tiến lịch sử khơng chỉ có liên tục theo nghĩa tiến hóa giản đơn mà cịn có thể bị gián đoạn, đứt gãy bởi các cuộc cách mạng (tư tưởng, chính trị, kinh tế, văn hóa….); khi đó sẽ diễn ra q trình “xóa bỏ - thay thế”,

niệm về bảo tồn (giữ nguyên các giá trị văn hóa truyền thống) hay “xóa bỏ - thay

thế” (phủ định sạch trơn quá khứ) đã đơn giản hóa tiến trình lịch sử. Bởi vì chí ít

cũng cịn có hai phương thức chuyển đổi cơ bản nữa đã khơng được tính đến, đó là phương thức “kế thừa – cải tiến”, phương thức “khôi phục – cách tân”,

phương thức “đổi ngôi khinh – trọng”. Kế thừa có cải tiến là phương thức đổi mới các giá trị truyền thống sao cho thích hợp với những điều kiện và yêu cầu hiện đại. Phương thức “khôi phục – cách tân” là nhằm khắc phục những hậu quả tiêu cực của phương thức “xóa bỏ – thay thế” bằng thao tác phủ định của phủ định biện chứng, khôi phục lại các giá trị truyền thống đã bị xóa bỏ (hoặc đã bị vùi dập), nhưng đổi mới, cải tiến, hồn thiện chúng để có thể hịa nhập được vào bối cảnh hiện đại. Cịn phương thức “đổi ngơi khinh – trọng” thực chất là thay đổi giá trị được tôn vinh, đề cao hoặc thay đổi thứ tự ưu tiên trong thang giá trị đã được xác lập [42][43][44].

Nghiên cứu về mối quan hệ giữa lợi ích cộng đồng và lợi ích cá nhân ở hai làng nghề Bát Tràng và làng Phước Tích, chúng ta cũng nhận thấy các phương thức chuyển đổi theo hướng hiện đại hóa các giá trị truyền thống:

Phương thức “Kế thừa – Cải tiến”: Lợi ích cộng đồng là giá trị văn hóa

truyền thống nổi trội của làng Bát Tràng và làng Phước Tích. Trong lịch sử, hệ giá trị của nền văn hố trọng nơng, một giá trị được mặc định như chuẩn mực đạo đức và hành vi đó là cá nhân phải phục tùng cộng đồng, xem lợi ích cộng đồng lên trên hết, cái gì được quy định bởi cộng đồng đều là cái tốt “thiểu số phải phục tùng đa số” hay “xấu đều hơn tốt lỏi”…

“Ngày xưa, khi nghề làm gốm đất còn thịnh, dân làng luôn tập trung tại lị để làm sau đó chia sản phẩm để mỗi nhà mang đi các chợ xa bán. Bán xong lại mang tiền về để đưa lại cho chủ lò để chủ lò tự phân chia cho từng gia đình.

…mỗi khi có cơng việc hay sự vụ gì làng đều họp lại dựa vào lệ làng mà thi hành chứ khơng ai được có ý kiến gì.”

(PVS, nam, người dân làng Phước Tích) 24/04/2013

Giá trị này dựa trên lối sống cổ truyền, kéo dài trong lịch sử phát triển của làng nghề. Đến thời hiện đại, giá trị này vẫn được duy trì và biểu hiện rõ nét nhất của nó là sự gắn bó, đồn kết của người dân trong thời kỳ đấu tranh giải phóng dân tộc.

“Thời chiến tranh chống Pháp, cả làng phải đi sơ tán nhưng chúng tơi vẫn đi theo nhóm để giúp đỡ nhau trong lúc khó khăn. Đa số là đi theo từng dịng họ, mọi người rất là đồn kết. Cũng có một số nhà có điều kiện thì vơ trong Huế, vừa trốn bom đạn vừa cho con đi học trường Pháp, nhưng số ni ít lắm.”

(TLN các trưởng họ, làng Phước Tích) 23/04/2013

Khơng những vậy, đến thời kỳ bao cấp xã hội chủ nghĩa, giá trị cộng đồng trong truyền thống vẫn được kế thừa và được tái cấu trúc dưới hình thức chủ nghĩa tập thể xã hội chủ nghĩa. Ví dụ rõ nét nhất đó là hoạt động hợp tác xã làm nghề ở làng Bát Tràng.

“Ở làng Bát Tràng, lúc trước có các hợp tác xã như Hợp Thành, đóng ở phần đất gần với xã Đa Tốn, Hưng Hà, Hợp Lực, Thống Nhất, Ánh Hồng và Liên hiệp ngành gốm sứ, Xí nghiệp X51, X54... Các hợp tác xã này liên kết để làm ra các sản phẩm hàng tiêu dùng trong nước, một số hàng mĩ nghệ và một số hàng xuất khẩu. Lợi nhuận kinh tế được chia đều hoặc chia theo công trong một thời kỳ dài.”

(PVS, nam, người làm gốm, làng Bát Tràng) 15/06/2013

Có thể nhận thấy, theo thời gian, giá trị lợi ích cộng đồng đã khơng cịn được giữ nguyên vẹn mà có sự biến đổi theo xu hướng dần dần được cải tiến thành nhiều hình thức thể hiện khác nhau nhưng khơng phá vỡ kết cấu cốt lõi của lợi ích cộng đồng.

Phương thức “Phục hồi – Cách tân”: Công cuộc đổi mới phải khắc

phục sai lầm của thời kỳ bao cấp xã hội chủ nghĩa là nhân danh kế hoạch hóa tập trung đã “ngăn sơng cấm chợ”, ngăn cấm sự tự do phát triển của các làng nghề truyền thống. Đổi mới thực chất có nghĩa là trả lại các giá trị văn hóa làng nghề truyền thống. Các giá trị cơ bản đó là: Đa dạng hóa việc làm, ngành nghề tiểu thủ cơng nghiệp; kết hợp tiểu thủ công nghiệp với nông nhiệp hoặc chuyên tiểu thủ công nghiệp; Kết hợp tiểu thủ công nghiệp với buôn bán và dịch vụ hoặc chuyên buôn bán và dịch vụ; Mơ hình hỗn hợp nơng - cơng - thương – tín; Hiếu học, am hiểu tri thức bản địa, có bí quyết nghề nghiệp, kinh doanh của cá nhân, hộ gia đình và của cả làng nghề.

“Thật hiếm có một làng nghề nào khác ở Việt Nam trong thời đổi mới, mở cửa và sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường hiện nay lại có nhiều cơng ty, xí nghiệp gốm như Bát Tràng. Đến đầu năm 1994, Bát Tràng có hơn 200 cơng ty, xí nghiệp và đơn vị sản xuất kinh doanh, dịch vụ gốm. Sản xuất gốm mở rộng đã thu hút tới hơn 6000 lao động các nơi đến làm thuê cho người Bát Tràng. Nhiều họa sỹ, kỹ sư là người Bát Tràng, sau khi tốt nghiệp đã trở về quê hương làm nghề gốm. Ngay cả giáo viên của làng cũng dần dần bỏ bục giảng về làm gốm và thuê thầy giáo nơi khác đến dạy thay…”

(Trích [90, tr. 122])

Bên cạnh đó, việc khơi phục kinh tế hộ gia đình, hộ gia đình là đơn vị tự chủ sản xuất - kinh doanh; đa dạng hóa việc làm trong nơng nghiệp và mở rộng nghề phụ gia đình cũng rất được coi trọng.

Khôi phục lệ làng (hương ước) với tư cách là tập quán pháp của làng. Có thể thấy, làng nghề không chỉ phản ánh mối quan hệ giữa "nghề" với "nghiệp" mà còn chứa đựng những giá trị tinh thần đậm nét, được phản ánh qua các tập tục, tín ngưỡng, lễ hội và nhiều quy định khác. Điều đầu tiên phải nói đến đó là các "qui lệ" của các làng nghề . Qui lệ là các qui ước, luật lệ để gìn giữ bí quyết nghề, để bảo tồn nghề của dòng họ hay của cộng đồng làng xã. Có thể nói tất cả các nghề thủ cơng đều có bí quyết. Việc giữ "bí quyết nghề" không chỉ đơn thuần là giữ nghề mà nó cịn chi phối cả các quan hệ xã hội khác như quan hệ hôn nhân, không lấy người địa phương khác, hoặc việc truyền nghề chỉ đóng khung trong một số đối tượng cụ thể, như chỉ truyền cho con trai, hoặc chỉ truyền cho con trưởng hoặc cháu đích tơn. Ví dụ như làng Phước Tích coi qui chế "hơn nhân nội hạt" là bất biến. Hay việc phân chia thứ bậc cho nhiệm vụ truyền nghề với hậu thế - chỉ có ơng Trùm (trưởng phường nghề) mới có quyền quyết định việc truyền nghề - và chỉ những nghệ nhân (thợ cả) mới có đủ tư cách để truyền nghề. Người học nghề được gọi là thợ con và phải ứng xử theo đạo "thầy trị", rất khn phép... Những qui lệ này được hình thành từ những ước lệ đến qui ước miệng rồi thành văn như hương ước và lệ làng. Điều này đã tạo ra một trật tự trong làng nghề và những nét văn hoá đặc thù trong các làng nghề Việt Nam.

Cùng với đó là việc khơi phục trung tâm văn hóa truyền thống của làng nơng nghiệp: chẳng hạn như đối với làng đồng bằng Bắc bộ thì đó là sự khơi phục đình làng với tư cách là trung tâm văn hóa làng, nơi thờ thành hồng làng, sinh hoạt chính trị của làng, lễ hội làng...[43]. Cụ thể, làng Bát Tràng và Phước Tích đều có tục thờ cúng tổ nghề và gắn liền với lễ hội cùng với các hoạt động văn hoá dân gian khác. Làng Bát Tràng và làng Phước Tích đều có ngày giỗ tổ

nghề hàng năm, đúng ngày đó thợ dù làm ăn sinh sống ở đâu cũng phải về quê làm lễ tổ bằng chính sản phẩm độc đáo nhất mà mình làm ra. Tại lễ tổ này có trao đổi kinh nghiệm, có đánh giá kết quả và đặc biệt là có xem xét việc giữ gìn

những "qui lệ" của làng nghề, hội nghề. Như vậy, ở làng nghề ngoài yếu tố sản

xuất còn mang rất đậm yếu tố văn hố và phần nào cịn có những yếu tố tâm linh phù hợp. Bởi làng nghề ngoài phạm vi đơn vị sản xuất và khái niệm đơn vị hành chính cịn có đặc trưng riêng biệt là tính cộng đồng cư trú, cộng đồng lợi ích và cộng cảm rất cao. Tuy nhiên, trong thời gian trở lại đây, với sự phát triển của kinh tế, kéo theo đó là những sự giản lược trong các hinh thức nghi lễ cúng tế đã đưa đến tình trạng đơn giản hóa những tập tục văn hóa này.

Phương thức đổi ngơi Khinh – Trọng: Trong giai đoạn trước đổi mới (từ

1965 đến 1975 ở miền Bắc, từ 1975 đến1986 trên phạm vi cả nước) , Đảng cộng sản và Nhà nước Việt Nam kêu gọi nhân dân nêu cao tinh thần làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa, xóa bỏ tư nhân, xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, giai đoạn này, tính cá nhân gần như bị xóa bỏ, nhường chỗ cho tính tập thể (tính cộng đồng xã hội chủ nghĩa). Bước vào thời kỳ đổi mới, chuyển sang nền kinh tế thị trường, từ chỗ lợi ích tập thể được coi là trên hết, đã xuất hiện khuynh hướng ngược lại là đề cao thái quá quyền lợi và giá trị cá nhân. Sự đổi ngôi khinh – trọng giá trị này không phải là khuynh hướng chủ lưu của quá trình đổi mới mà chỉ là trào lưu mới nổi của một số nhóm xã hội. Đối với Đảng, Nhà nước và đại đa số nhân dân thì phương thức điều chỉnh mức độ khinh – trọng giá trị vẫn được ưa chuộng hơn. Tính cá nhân khơng cịn bị kiềm chế quá mức, chủ nghĩa cá nhân khơng cịn bị phê phán kịch liệt như trước đây mà đã được chấp nhận và được coi trọng. Tuy nhiên đó phải là tính cá nhân hợp lý, cá nhân sáng tạo, cá nhân tôn trọng lợi ích, giá trị của bản thân nhưng khơng rời xa lợi ích, giá trị tập thể; lợi ích, giá trị cộng đồng. Ngược lại, những cá nhân vị kỷ hay những biểu hiện thái quá của “cái tôi” vẫn bị lên án trong xã hội [45].

Thực tế, trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế ngày nay đang diễn ra q trình hiện đại hóa các giá trị truyền thống của mối quan hệ phức hợp giữa cộng đồng và cá nhân, một đóng góp quan trọng vào q trình đổi mới mối quan hệ cộng đồng – cá nhân phù hợp yêu cầu tiến cùng thời đại mới. Mối quan hệ

giữa lợi ích cộng đồng và lợi ích cá nhân cũng từ đó mà biến chuyển theo chiều hướng gia tăng lợi ích cá nhân. Cụ thể, việc sản xuất những sản phẩm dần được phát triển và chuyên mơn hóa. Xuất hiện những làng có thu nhập từ nghề thủ công chiếm tỷ trọng cao hơn nghề nông nghiệp. Thu nhập của những người nông dân đồng thời là thợ thủ công của những làng này trội hơn của những người nông dân ở những làng trọng nông. Tuy nhiên, khơng phải vì vậy mà người thợ thủ cơng thốt ly khỏi nghề làm nông nghiệp. Những sản phẩm nông nghiệp luôn là sự đảm bảo, ổn định cần thiết cho họ. Lịch sử đã chứng minh, có nhiều làng nghề phát triển, hầu hết những người thợ thủ cơng đã có những nguồn thu chính, chủ yếu từ việc sản xuất và trao đổi các sản phẩm. Họ khơng cịn trơng chờ vào các sản phẩm từ nghề nông nghiệp bởi thu nhập từ nghề thủ công gấp nhiều lần so với nghề nông nghiệp. Nhưng họ không rời xa đồng ruộng. Họ dùng nguồn lợi thu được từ hoạt động phi nông nghiệp mua những thửa ruộng rồi thuê người làm. Làng nghề gốm Bát Tràng là một trường hợp trong số đó. Những người dân

làng gốm Bát Tràng mua những thửa ruộng của các làng lân cận và th chính người dân của các đó làm ruộng cho mình. Điều này cũng minh chứng cho việc nghề thủ công truyền thống chưa khi nào tách hẳn khỏi nông nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ giữa lợi ích cộng đồng và lợi ích cá nhân trong phát triển làng nghề (qua khảo sát tại hai làng nghề bát tràng thuộc thành phố hà nội và phước tích (Trang 61 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)