Nghiên cứu về quan hệ giữa lợi ích cộng đồng và lợi ích cá nhân trong phát triển làng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ giữa lợi ích cộng đồng và lợi ích cá nhân trong phát triển làng nghề (qua khảo sát tại hai làng nghề bát tràng thuộc thành phố hà nội và phước tích (Trang 33 - 37)

1.3.2.1 Nghiên cứu về quan hệ giữa lợi ích cộng đồng và lợi ích cá nhân trong phát triển làng phát triển làng

Những nghiên cứu về quan hệ cộng đồng và cá nhân trong phát triển làng Việt được thể hiện trong nhiều lĩnh vực khác nhau, qua một số cơng trình nghiên cứu của các tác giả là những nhà nghiên cứu lịch sử, văn hoá, chúng tơi thấy rằng, tính cộng đồng là nét tính cách nổi bật và xuyên suốt trong lịch sử văn hóa làng – xã Việt Nam.

Bàn về những yếu tố hình thành nên tính cộng đồng trong tiến trình lịch sử có thể điểm qua “Cơ sở văn hóa Việt Nam” do Trần Quốc Vượng chủ biên, các tác giả cho rằng, từ xa xưa con người Việt Nam có tính cá nhân trên nền tảng

tiểu nơng nhưng do tư tưởng công xã phương Đông bao trùm nên vai trị cá nhân khơng được phát huy và cá nhân luôn luôn được đặt trong và dưới cộng đồng [91, tr. 52]; trong “Cơ sở văn hóa Việt Nam”, Trần Ngọc Thêm nhận định

rằng “Sông nước đã để lại một dấu ấn quan trọng trong tinh thần văn hoá khu

vực này. Đây là một hằng số địa lý rất quan trọng mà chính nó đã tạo nên nét độc đáo của loại hình văn hố nơng nghiệp lúa nước; mà đặc trưng của loại hình văn hố này là lối sống trọng tình, coi trọng cộng đồng, tập thể” [77, tr.

133]. Cùng xuất phát từ điều kiện khí hậu, địa lý của Việt Nam, “Tâm lý người

Việt Nam trong lịch sử và vài “Hằng số” của nó” Phan Ngọc nhận định rằng: người Việt Nam là những người của một dân tộc đắp đê. Người Việt Nam xuống đồng bằng từ rất sớm, nhưng điều kiện khí hậu khơng thuận lợi, quanh năm bão lũ nên muốn sống được thì cần phải đắp đê và giữ đê, muốn đắp được đê thì cần phải có sự thống nhất của chính quyền kết hợp với lao động tự nguyện của các công xã và yếu tố đê điều đã tạo nên tình đồn kết, tính cộng đồng của người

Việt Nam [67]. Yếu tố lịch sử cũng được đề cập, Việt Nam có lịch sử dày đặc

những cuộc chiến tranh chống ngoại xâm và đó là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên tính cộng đồng của người Việt Nam. Theo Hà Văn Tấn trong “Về

sự hình thành bản sắc dân tộc Việt Nam”, để chống lại sự xâm lăng, chống đồng

hoá, người Việt Nam phải cố kết lại với phương thức chủ yếu là duy trì các yếu tố cộng đồng có nguồn gốc nguyên thuỷ mà đáng nhẽ nó phải tan rã theo quy luật [75]. Ở đây, ý thức cộng đồng của người Việt là cơ sở hình thành và phát triển thành chủ nghĩa yêu nước, tinh thần dân tộc.

Bên cạnh những nghiên cứu bàn về tính cộng đồng trong lịch sử, cịn có những nghiên cứu về làng Việt đề cập đến quan hệ cộng đồng và cá nhân như là một quan hệ tồn tại lâu đời và có giá trị đặc biệt. Nghiên cứu của Phan Đại Doãn về “Làng - xã Việt Nam, một số vấn đề kinh tế - văn hóa – xã hội” đã chỉ ra nhà nước phong kiến Việt Nam không quản lý trực tiếp người dân mà quản lý họ thông qua tổ chức cộng đồng làng – xã [19]. Chính đặc điểm cai trị này của chế độ phong kiến đã củng cố thêm vị thế, vai trò tự quản của cộng đồng; kiềm chế tự do cá nhân, thậm chí trói buộc con người trong một hệ thống tôn ty trật tự cộng đồng hết sức nghiêm ngặt: Nước – Làng – Nhà. Tác giả Đỗ Long với

“Tâm lý cộng đồng làng và di sản” và “Quan hệ cộng đồng và cá nhân trong

tâm lý nông dân” đã đưa ra những luận điểm về quan hệ cộng đồng và cá nhân ở

nông thôn, tác giả vẫn đi đến khẳng định tính cộng đồng ln mang tính chất quyết định trong quá trình phát triển. Tuy nhiên, đây là hai cơng trình thiên về nghiên cứu tâm lý nên dung lượng bàn về mối quan hệ cá nhân và cộng đồng nói chung trong phát triển làng là chưa nhiều và chưa đầy đủ [61]. Cơng trình “Quan

hệ dịng họ ở châu thổ sông Hồng” của hai tác giả Mai Văn Hai và Phan Đại Dỗn cũng có đề cập đến quan hệ cộng đồng và cá nhân thơng qua q trình xem xét sự phát triển quan hệ dịng họ trong các làng ở vùng châu thổ sông Hồng. Trong nghiên cứu này, dòng họ được xem xét như một cộng đồng và được xem xét trong các khía cạnh kinh tế, tổ chức làng - xã và sinh hoạt văn hóa – xã hội.

Hai tác giả cũng phần nào xem xét đến vai trò của cá nhân đối với cộng đồng thơng qua việc khảo vai trị của mỗi người trong họ tộc [35]. Cùng nghiên cứu ở đồng bằng châu thổ sơng Hồng cịn có “Kinh tế hộ gia đình và các quan hệ xã

hội ở nông thôn đồng bằng sông Hồng trong thời kỳ Đổi mới” của Nguyễn Đức

Truyến, ở đó tác giả xem xét gia đình như là một cộng đồng và mỗi thành viên trong gia đình là những cá nhân. Cơng trình cung cấp một bức tranh tồn cảnh về các quan hệ gia đình thơng qua những hoạt động kinh tế. Tác giả cũng đã xoáy sâu vào mối quan hệ cá nhân đối với cộng đồng khi đề cập vấn đề quyền lực gia

trưởng trong hộ gia đình, vị trí của người phụ nữ trong hộ gia đình hoặc vị trí của con cả, con thứ, con trai, con gái trong gia đình… Đồng thời, tác giả cũng

đề cao vai trò của cộng đồng khi đặt trong bối cảnh tái cấu trúc các quan hệ làng – xã [84]; “Xã hội học về một xã ở Việt Nam” của Francois Houtart và Geneviève Lemercinier là một nghiên cứu tổng quan về làng Hải Vân – một làng ở Bắc Bộ, trên nhiều khía cạnh được đề cập, hai tác giả này cũng đã đưa ra những miêu tả thú vị về mối quan hệ cộng đồng và cá nhân thơng qua việc tìm hiểu cấu trúc gia đình, sự biến đổi của các quan hệ xã hội, q trình thay đổi văn hóa làng và sự biến chuyển trong đời sống tơn giáo của nhóm giáo dân. Một cơng trình khác của nhà dân tộc học Diệp Đình Hoa “Người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ” cũng luận bàn khá sâu về quan hệ cộng đồng và cá nhân trong phát triển làng Bắc Bộ, cơng trình đã đưa ra những nhận định đề cao tính cộng đồng ở nơng thơn Việt Nam là bất di bất dịch, tinh thần đoàn kết và cố kết đã gắn những

người nông dân lại với nhau, gắn họ với làng - xã và được coi là nhu cầu, lẽ sống, tình cảm sâu sắc, một nghĩa vụ thiêng liêng [39].

Ngoài các sách chuyên khảo, tham khảo, cịn có những bài viết, bài báo khoa học bàn về quan hệ cộng đồng và cá nhân trong phát triển làng ở Việt Nam. Mặc dù không đề cập đến cụ thể và xem đó như là một đối tượng nghiên cứu nhưng các bài viết này phần nào đó xem mối quan hệ cộng đồng và cá nhân là khía cạnh khơng thể tách rời khi nghiên cứu về làng. Lương Hồng Quang với bài

viết “Các tổ chức phi quan phương trong làng – xã vùng châu thổ Bắc Bộ (trường hợp Hội đồng niên)” đã có bình luận trong mối liên hệ cá nhân – cộng

đồng, con người cá thể với tất cả nhân cách văn hóa của một cấu trúc xã hội mới chưa được hình thành ở vùng nơng thôn châu thổ Bắc Bộ [70, tr. 310]. Ngô Văn Lệ với “Làng và quan hệ dòng họ của người Việt ở Nam Bộ” chỉ ra những khác biệt trong quan hệ dòng họ giữa hai miền Nam Bắc, từ đó dẫn đến sự khác biệt vai trị của mỗi cá nhân trong quan hệ dòng họ. Tác giả cho rằng, ý thức độc lập

của mỗi cá nhân trong dòng họ ở Nam Bộ cao hơn bởi vì nguồn gốc của các dịng họ ở Nam Bộ là do cơng cuộc khai hoang, mở đất mà thành [59, tr. 340]. Bài viết “Giúp đỡ và tương trợ trong cộng đồng làng quê ở miền Bắc Việt Nam:

quan hệ giữa tình đồn kết và sự phụ thuộc” của Olivier Tessier thông qua miêu

tả những hệ thống giúp đỡ, những mạng lưới giúp đỡ và tính chất của nó, tác giả đã chỉ ra rằng chính những hoạt động này làm tăng thêm sự cố kết cộng đồng

trong làng quê Việt ở miền Bắc [69]. Tác giả Lương Văn Hy với một loạt bài khảo về “Quà và vốn xã hội ở hai cộng đồng nông thôn Việt Nam” cho thấy cái nhìn bao quát về những đặc điểm giống và khác nhau giữa hai làng Việt ở miền Bắc và miền Nam thơng qua q trình tìm hiểu sâu về dịng q tặng và vốn xã hội. Tuy khơng đề cập trực tiếp đến mối quan hệ cá nhân và cộng đồng nhưng ẩn trong nội dung nghiên cứu, mối quan hệ này được thể hiện khá rõ nét với quá trình xây dựng mạng lưới xã hội, quà biếu hiếu hỉ hay quà biếu cá nhân [53]. Bên cạnh đó, chuyên đề “Mối quan hệ cộng đồng và cá nhân – Các giá trị truyền thống và những thách thức trước xã hội hiện đại” của hai tác giả Tơ Duy

Hợp và Nguyễn Thị Thu Hồi đã đề cập sâu sắc đến mối quan hệ giữa cặp đôi cộng đồng và cá nhân. Từ hướng tiếp cận xã hội học văn hóa, thơng qua q trình phân tích và tổng hợp tài liệu sẵn có, hai tác giả đã góp phần làm rõ khái niệm và lý thuyết về quan hệ cộng đồng và cá nhân; đưa ra đặc điểm của mối quan hệ cộng đồng và cá nhân trong truyền thống văn hóa Việt Nam; đánh giá thực trạng đổi mới (từ 1986 đến nay) và bàn về cơ hội cũng như những thách

thức của quá trình chuyển đổi hệ giá trị cộng đồng và cá nhân từ truyền thống đến hiện đại và dự báo triển vọng đổi mới tiếp tục mối quan hệ này với tầm nhìn đến 2020 [45]. Gần đây nhất là những bài viết bàn về vấn đề bản sắc làng Việt trong bối cảnh tồn cầu hóa cùng câu chuyện còn hay mất về tính cộng đồng trong làng Việt. Có thể kể đến bài viết của Nguyễn Tuấn Anh và Annuska Derks

“Tồn cầu hóa và bản sắc làng Việt ở miền Bắc” trong khn khổ đề tài “Tồn

cầu hóa và bản sắc làng Việt” do Quỹ Phát triển Công nghệ Quốc gia tài trợ [1]. Có thể nhận thấy rằng, số lượng cơng trình nghiên cứu bàn về mối quan hệ cộng đồng và cá nhân trong phát triển làng Việt là khá lớn. Tuy vậy, số lượng những nghiên cứu đề cập trực tiếp hoặc xem mối quan hệ cộng đồng và cá nhân như là đối tượng nghiên cứu chính hầu như chưa xuất hiện. Hầu hết, những cơng trình đều chỉ xem mối quan hệ này như là một khía cạnh cần phải có khi tìm hiểu về làng Việt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ giữa lợi ích cộng đồng và lợi ích cá nhân trong phát triển làng nghề (qua khảo sát tại hai làng nghề bát tràng thuộc thành phố hà nội và phước tích (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)