Làng Phước Tích thuộc thơn Phước Phú, xã Phong Hịa, huyện Hương Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế, Việt Nam. Phước Tích được nhà nước cơng nhận và trao bằng xếp hạng "Di tích quốc gia" làng cổ vào ngày 13 tháng 6 năm 2009. Đây là làng cổ thứ 2 được nhà nước Việt Nam công nhận và cấp bằng "Di tích
quốc gia" sau làng cổ Đường Lâm (thị xã Sơn Tây, Hà Nội).
Làng cổ Phước Tích được thành lập vào khoảng thế kỉ XV, gần với thời gian mở mang bờ cõi về phương Nam của nhà nước phong kiến Đại Việt. Trong gia phả của họ Hồng - dịng họ khai canh ở Phước Tích có đoạn chép: “Đến đời
Lê Thánh Tơn, niên hiệu Hồng Đức thứ nhất và hai (1470 - 1471), ngài thủy tổ họ Hoàng lúc bấy giờ là Hoàng Minh Hùng, tục gọi là Nồi, nguyên người làng Cẩm Quyết, tỉnh Nghệ An, đã thân chinh đánh đuổi quân Chiêm Thành, sau chiến thắng trở về ngài đi xem xét đến nguồn Ô Lâu, bao chiến địa phận từ Khe Trăn, Khe Trái đến xứ Cồn Dương, sau khi xem bói, đốn biết được chỗ đất tươi tốt, ngài liền chiêu tập nhân dân thành lập làng” [81, tr. 46].
Lúc đầu Làng có tên gọi là Phúc Giang như mong muốn một vùng gần sông nước nhiều phúc lộc. Trong Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn, làng Phúc Giang bên bờ sơng Ơ Lâu thuộc tỉnh Hương Trà. Đến thời Tây Sơn, Phúc Giang được đổi thành Hồng Giang, để nhớ đến dịng họ khai canh lập làng (Hồng là tên dịng họ khai canh, Giang là vùng gần với sông nước). Đến đời Gia Long,
làng được đổi tên thành Phước Tích, như là mong muốn của người dân được tích lũy phúc đức cho con cháu.
Với ước mong đó, các thế hệ dân cư của làng đã tiếp nối truyền thống ông cha lao động sáng tạo xây dựng cho mình một làng q tươi đẹp với những nét văn hóa cổ kính, như cảnh quan kiến trúc của làng mang đậm triết lí phương Đơng, như văn hóa làng nghề, dịng họ, xóm, phe và đặc biệt là hệ thống đình, chùa, đền, miếu, nhà rường cổ.
Theo sử sách và gia phả các dịng họ cịn lưu lại, làng Phước Tích được thành lập từ năm 1470 vào những năm đầu trong đợt di dân thứ hai vào vùng Thuận Quảng, sau cuộc bình Chiêm năm 1471 dưới triều vua Lê Thánh Tông. Cách đây khoảng trên 500 năm, vùng nay được gọi là xứ Cồn Dương, được bao bọc bởi dịng sơng Ơ Lâu uốn cong hình móng ngựa.
Làng Phước Tích đến nay vẫn cịn lưu giữ những di sản vật thể vơ giá vừa cổ kính, vừa đồ sộ. Trong tổng số 117 nóc nhà của làng, hiện cịn tới 27 ngơi nhà cổ, đa số là nhà rường 3 gian hai chái và 10 nhà thờ họ cổ. Trong đó có 12 nhà rường của các gia đình được xếp vào loại có giá trị đặc biệt.
Điều lí thú là các ngơi nhà rường cổ ở Phước Tích liên kết với nhau, chỉ cách nhau một khu vườn rộng với những hàng chè tàu xanh, thẳng.
Theo nhận xét của kiến trúc sư Hoàng Đạo Kính thì: “Cấu trúc và tổ chức khơng gian làng Phước Tích có thể được coi là điển hình cho mơ hình cư trú nơi thơn quê của người Việt ở vùng Bắc Trung Bộ. Đó là cấu trúc mở với những căn nhà trong vườn, nhà vườn. Ở Phước Tích, tuy kiến trúc cổ và cũ, song cảnh quan và vườn được bao quanh thì lại rất trẻ và tràn đầy sức sống”
[81, tr. 91].
Gốm Phước Tích được gây dựng và phát triển hơn 500 năm qua và đã trở lại vào Festival Huế năm 2006 qua tour Hương xưa làng cổ. Chất liệu chính của sản phẩm gốm Phước Tích khai thác ở vùng Diên Khánh (Quảng Trị), đất sét – người thợ thường gọi là kẻ được chia thành nhiều loại: kẻ tốt, kẻ màu… Trong
quy trình sản xuất gốm, kẻ tốt được dùng để sản xuất những sản phẩm có thành mỏng, hình khối lớn, kẻ màu dùng làm những đồ vật không yêu cầu về mặt ngoại hình. Sản phẩm gốm, qua các cơng đoạn làm đất, chuốt, làm nguội… với sự hỗ trợ của các công cụ: thêu, nề đất, bàn chuốt, bàn xên, gót chân, vịng vá nhắm, dợ sát, trang, cái lù, tre dồn… và nung trong những dạng lị sấp hay lị ngửa. Đơi tay của người thợ Phước Tích cho ra đời nhiều sản phẩm từ hàng trăm năm nay có mặt trong mọi gia đình Huế dưới dạng các loại đồ đựng như: lu, hơng, ảng, hủ, độc, trình, thống…; các loại đồ nấu như om, siêu, nồi, ấm; dụng cụ sinh hoạt khác như: bình vơi, bình hoa, dĩa dầu chuồng…; hay chiếc oa ngự dụng (om ngự) dùng trong buổi ngự thiện của nhà vua mà dân gian thường gọi là om cồi luôn là niềm kiêu hãnh của người dân xứ Cồn Dương [81].
Nhìn tổng thể, các làng nghề thủ công truyền thống đang đứng trước nhiều khó khăn bởi sự xâm nhập ồ ạt của các mặt hàng sản xuất hàng loạt và nghề gốm Phước Tích đã khơng cịn hoạt động gần 20 năm nay. Sức sống của nghề gốm, do vậy, chủ yếu tồn tại trong ký ức của người già. Dĩ nhiên, từ ngữ nghề nghiệp chính là phương tiện để họ hệ thống hố từng mảng tri thức đó. Nói cách khác, từ ngữ nghề gốm Phước Tích là một hệ thống ký hiệu, một “bản mã” tường thuật tri thức, kinh nghiệm nghề nghiệp và những khía cạnh thuộc về đời sống vật chất cũng như tinh thần. Gốm Phước Tích là một trong những di sản văn hố cần được gìn giữ.
Hiện tại, làng cổ Phước Tích đã trở thành một điểm thăm quan du lịch hấp dẫn của đơng đảo du khách trong và ngồi nước. Tại Festival Huế 2012, làng cổ Phước Tích được coi là “địa chỉ đỏ” trong tour du lịch làng quê ở Thừa Thiên Huế. Trong tiến trình khơi phục và phát triển, làng cổ Phước Tích bắt đầu lập hồ sơ khảo cứu di sản vật thể và phi vật thể, khơi phục lại một vài lị gốm để sản xuất phục vụ du lịch.
Chương 2. MỐI QUAN HỆ GIỮA LỢI ÍCH CỘNG ĐỒNG VÀ LỢI ÍCH CÁ NHÂN TRONG PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ BÁT TRÀNG VÀ