Đặc điểm mối quan hệ giữa lợi ích cộng đồng và lợi ích cá nhân trong quá trình phát triển làng nghề Bát Tràng và làng nghề Phước Tích

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ giữa lợi ích cộng đồng và lợi ích cá nhân trong phát triển làng nghề (qua khảo sát tại hai làng nghề bát tràng thuộc thành phố hà nội và phước tích (Trang 48 - 56)

quá trình phát triển làng nghề Bát Tràng và làng nghề Phước Tích

Làng nghề nước ta phản ánh cuộc sống của cư dân nông nghiệp gắn liền với cơ chế sản xuất mùa vụ, mang đặc trưng của chế độ làng xã, trong đó bao gồm cả yếu tố dịng họ. Ở nước ta có hơn 2000 làng nghề, miền Bắc có 1594 làng nghề (79%), miền Trung có 312 làng nghề (15,5%) và miền Nam có 111 làng nghề (5,5%) [27]. Thực tế này cho thấy, làng nghề ở nước ta gắn liền với các vùng nông nghiệp và người nông dân làm nghề thủ công để giải quyết hợp lý sức lao động dư thừa được cơ cấu theo đặc trưng nông nghiệp là mùa vụ. Mặt khác, từ sản phẩm, chúng ta cũng nhận thấy gốc tích nông nghiệp như nguyên vật liệu, công cụ chế tác, giá trị sử dụng và đặc biệt là nó phản ánh được tính chuyên dụng và sinh hoạt cộng đồng của cư dân nơng nghiệp trên các sản phẩm đó.

Q trình phát triển xã hội chứng tỏ rằng, thủ cơng nghiệp tạo ra hàng loạt các sản phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng của dân chúng. Từ các hoạt động chế biến lương thực thực phẩm đến dệt, may mặc, sản xuất các phương tiện cho nhu cầu đi lại đến sản xuất các sản phẩm phục vụ nhu cầu sinh hoạt, nhu cầu văn hóa tinh thần [88]. Bằng các hoạt động thủ công nghiệp, người nông dân tự cấp, tự túc hầu hết các vật dụng cho đời sống của mình. Với người nơng dân, làm thủ cơng nghiệp chủ yếu là nhằm có thêm thu nhập ngồi nguồn thu từ nơng nghiệp vốn khá ít ỏi. Đa số người dân hoạt động thủ công nghiệp trong thời gian nhàn rỗi mà nông lịch cho phép. Hoạt động này giúp trang trải một phần chi phí bắt buộc cho đời sống sinh hoạt ở nông thôn [88, tr.148]. Tuy nhiên, điều này lại khơng hồn tồn chính xác đối với trường hợp làng Bát Tràng và làng Phước

Tích. Nghề gốm ở hai địa phương này có từ lâu đời và được xem như là nguồn thu nhập chính của người dân [90]. Và cũng chính vì thế, mỗi nơi đều hiện diện mối quan hệ giữa lợi ích cộng đồng và lợi ích cá nhân khơng trùng lắp với những địa phương khác, hay nói cách khác là có những nét khác biệt với các làng có lợi nhuận kinh tế thuần nơng nghiệp.

Một khía cạnh khác của đặc điểm này là làng nghề hoặc các cụm làng nghề ở nước ta được hình thành hầu hết đều gắn liền với vùng nguyên liệu tại chỗ và thuận lợi với giao thông đường thuỷ [90]. Gốm Bát Tràng và gốm Phước Tích đều như vậy, nguyên liệu đất sét ở vùng quyết định đặc trưng sản phẩm, tính ổn định và phát triển của làng nghề truyền thống [71][81]. Thiếu hai yếu tố ngun liệu và bến sơng có thể nghề thủ cơng khó tồn tại và làng đó khó có thể trở thành làng truyền thống. Và, như vậy những dịng sơng đã tạo ra sự kết nối giữa các làng nghề ở hai chiều tồn tại là cung cấp nguyên vật liệu và tiêu thụ sản phẩm, mở rộng thị trường cả nước. Cũng chính từ đây dần hình thành mối quan hệ giữa lợi ích cộng đồng và lợi ích cá nhân.

Cả hai làng nghề Bát Tràng và Phước Tích có thời gian hình thành gần như ngang bằng nhau, vì vậy khi xem xét trên chiều dài lịch sử, tiến trình phát triển của cả hai làng nghề có sự tương ứng qua từng giai đoạn khác nhau.

- Trong thời kỳ phong kiến, đây là khoảng thời gian làng nghề Bát Tràng và làng nghề Phước Tích hình thành nghề gốm.

“Vào những thập niên cuối thế kỷ XV, nơi đây đánh dấu một sự kiện khác thường, đó là sự xuất hiện của ngài Hùng Minh Hầu họ Hoàng sau nhiều năm chính chiến, giã từ binh nhung đã quyết định sinh cơ lập nghiệp trên chính xứ Cồn Dương

“Lịch sử của làng gốm Bát Tràng là do lúc trước các cụ Tổ nghề - Thành hoàng làng gốm này chọn đất định cư khá thuận lợi về các mặt giao thông, vận tải, nguồn đất gốm, nước và chốn kinh thành để dễ tiêu thụ sản phẩm. Đến mức đã lập bến cảng

liêng huyền hoặc này. Sự lựa chọn đó là hồn tồn khơng đơn giản, bởi ông không dựa vào truyền thống nông nghiệp dĩ nông vi bản của người Việt mà tiên phong chọn sinh kế phi nông nghiệp đồ gốm đất nung. Từ đó nghề gốm đất nung phát triển đạt đỉnh cao là phục vụ cho cung đình Huế”

(Trích [81, tr.8-9])

Bằng kinh nghiệm nghề nghiệp lâu đời từ Thanh Hóa, những thợ gốm Bạch Thổ phường rồi đến Bát Tràng phường và về sau là làng Bát Tràng đã đưa nghề gốm lên đỉnh cao mà sản phẩm chính là là gốm sành”

(PVS, nam, nghệ nhân làm gốm, làng Bát Tràng)

11/06/2013

Đây chính là điểm khởi đầu của hai làng gốm cổ truyền, trong giai đoạn này hầu hết cách thức sản xuất gốm đó chính là tập trung lại cùng nhau đốt lị nung gốm, sau khi có thành phẩm sẽ bắt đầu chia nhau đi giao thương khắp nơi. Vì vậy, mối quan hệ giữa lợi ích cộng đồng và lợi ích cá nhân hoàn toàn đặt nặng tất cả vào lợi ích cộng đồng để tồn tại. Có thể nói, trong thời kỳ này, tính cá nhân hầu như bị triệt tiêu do tính cộng đồng nổi trội và mang tính độc tơn. Và vì vậy, lợi ích cộng đồng trong giai đoạn này được đề cao triệt để.

Tuy nhiên, nếu nhìn nhận kỹ chúng ta sẽ thấy sự khác biệt về xuất phát điểm của mối quan hệ lợi ích này. Vị trí địa lý của làng Bát Tràng cực kỳ thuận lợi cho q trình giao thương, bn bán nên các cá nhân được tiếp xúc, trao đổi rất sớm với các thương nhân ngoài nước, kỹ năng giao tiếp, buôn bán, trao đổi độc lập trên thị trường đã manh nha từ lúc này. Đây chính là nền tảng cho sự phát triển tính cá nhân mãnh liệt hơn về sau ở làng Bát Tràng.

Đối với làng nghề Phước Tích, đây cũng chính là giai đoạn cực thịnh, nghề gốm đất nung đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của người dân thời kỳ này. Tuy nhiên, từ cách thức làm gốm đến quá trình tiêu thụ đều mang nặng

“Hồi xưa mỗi lần làm gốm là mọi người tập trung tại lị, người thì lo củi, người thì làm đất, người thì đốt lị. Mọi người chia sẻ với nhau những công việc trong quá trình làm gốm. Sau khi làm xong rồi thì bán sản phẩm ngay tại lò cho người dân cũng có, nhưng đa số là mang lên thuyền xi theo sơng Ơ Lâu đi chợ Mai, chợ Nọ bán. Hai ba thuyền đi với nhau bán ở một chỗ, giúp nhau bán xong sớm thì quay về chia tiền rồi chuẩn bị làm mẻ khác.”

(PVS, nam, nghệ nhân làm gốm, làng Phước Tích) 22/04/2013

Chính cách thức làm gốm và bn bán cổ sơ như vậy đã làm cho tính cộng đồng luôn được đề cao, lợi ích cộng đồng được đặt cao nhất. Hầu như khơng xuất hiện lợi ích cá nhân.

Như vậy, có thể thấy trong thời kỳ phong kiến, giá trị lợi ích cộng đồng lấn át hoàn toàn, hầu như khơng có chỗ cho lợi ích cá nhân xuất hiện.

- Thời kỳ thuộc địa nửa phong kiến, đây là thời kỳ đánh dấu sự khác biệt giữa hai làng nghề Bát Tràng và làng nghề Phước Tích. Nếu như làng nghề Bát Tràng tiếp tục phát triển lên một giai đoạn mới với những sản phẩm gốm men lam và men rạn rất được ưa uộng thì làng nghề Phước Tích đang đi vào giai đoạn giảm sút khi bị ảnh hưởng bởi chiến tranh xảy ra ngay tại làng. Ngược lại, Làng nghề Bát Tràng dần xuất hiện thêm nhiều sản phẩm gốm đạt chất lượng cao trên thị trường, và thời điểm này sản phẩm gốm của Bát Tràng đã bắt đầu được xuất khẩu.

“Các sản phẩm gốm như lu, vại, ghè vẫn được sản xuất đều đặn nhưng khơng cịn bn bán dễ dàng như trước vì sự cạnh tranh của các làng gốm phía nam xuất hiện. Riêng làng

“Thời kỳ này, những loại gốm quý và độc đáo nhất của Bát Tràng, nổi tiếng trong và ngồi nước đó là: gốm men ngọc, gốm men rạn và gốm hoa lam. Các sản phẩm này rất

Om Ngự để tiến Vua hàng tuần, hàng tháng.

… thời gian tiếp theo khi Pháp bắt đầu tấn cơng thì hầu hết người dân đều bỏ làng đi chạy giặc, các lò gốm hầu như khơng cịn đỏ lửa. Mọi người đi cùng nhau, đa số là đi theo bà con hoặc dịng họ, có một vài nhà khá giả thì vào thẳng trong Huế chạy giặc rồi cho con đi học trường Pháp ln.”

(PVS, nam, nghệ nhân gốm, làng Phước Tích)

23/04/2013

thuật và mỹ thuật của gốm Việt Nam. Vì vậy, một số lượng lớn đồ gốm các loại của Bát Tràng đã được xuất khẩu sang nhiều nước trong khu vực như Nhật Bản, quần đảo Java, Thái Lan, một số nước châu Âu như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Pháp.”

(Trích [90, tr. 128-129])

Như vậy, có thể thấy rằng, thời kỳ này đã cho thấy sự thay đổi khác nhau giữa hai làng gốm. Gốm Bát Tràng ngày càng mở rộng thị trường với những sản phẩm chất lượng cao, thì ngược lại gốm Phước Tích khơng cịn giữ được vị thế của mình. Bên cạnh đó, tính cá nhân theo làn gió phương Tây bắt đầu xâm nhập vào Việt Nam nhưng nó xuất hiện rất mờ nhạt bên cạnh tính cộng đồng truyền thống, tuy nhiên trong giai đoạn này giá trị cộng đồng đôi khi bị lợi dụng để phục vụ cho lợi ích chinh phục của thực dân hoặc/và về thực chất vì mục đích cá nhân vị kỷ. Đối với làng Phước Tích, dấu hiệu của tính cá nhân vẫn chưa hề xuất hiện, đồng thời tính cộng đồng càng được đề cao vì mọi người cùng nhau đồn kết để đối phó với cuộc chiến tranh đang diễn ra ngay trên làng của họ. Nhưng đối với Bát Tràng, dấu hiệu của tính cá nhân, sự đề cao lợi ích cá nhân đã được thể hiện rõ ràng hơn thông qua việc giao thương buôn bán với các thương gia nước ngồi. Khơng những vậy, người thợ gốm của làng Bát Tràng càng khẳng

định vị trí của mình với bản tính năng động, nhạy bén thích nghi cao với nhu cầu của thị trường. Lúc này, thị trường của làng gốm Bát Tràng khơng cịn bó hẹp trong nước mà đã bắt đầu vươn ra bên ngoài thế giới.

- Thời kỳ cách mạng giải phóng dân tộc và xây dựng xã hội chủ nghĩa, thời kỳ này cho thấy sự quay trở lại của làng nghề Phước Tích, tuy nhiên sự trở lại này khơng phải đáp ứng cho thị trường bên ngồi mà là đáp ứng nhu cầu nội tại.

“Sau khi chiến tranh kết thúc, chúng tôi lại quay trở về làng đốt lò, lúc này sản phẩm gốm bán chạy lắm. Chủ yếu là vì khi đi chạy giặc nhà mô cũng mất hết vật dụng sinh hoạt nên giờ phải sắm đồ gốm lại dùng.”

(PVS, nam, người làm gốm, làng Phước Tích)

25/04/2013

“Lúc này Bát Tràng đa số những nhà làm gốm có đến vài ba lị, sản xuất liên tục cả năm, mức thu nhập bình quân hộ thấp thì 10-20 triệu, trung bình 40-50 triệu, cao thì hàng trăm triệu mỗi năm. Có ơng L. X. P, đầu óc kinh doanh giỏi, trong vịng gần 10 năm mà tài sản đã lên đến hàng ngàn cây vàng. Sản phẩm của ông được bán cho các thương gia Hong Kong, Đài Loan, Nhật, Pháp, Đức…”

(TLN, những người làm nghề gốm, làng Bát Tràng)

14/06/203

Khác hẳn với tình cảnh của làng Phước Tích, làng gốm Bát Tràng thời kỳ này gần như chuyển sang một giai đoạn mới với hình thức sản xuất hợp tác xã, sản xuất số lượng lớn, tập trung đông đảo người lao động và cho ra sản phẩm đại trà. Tuy nhiên, giai đoạn này là lúc mà chủ nghĩa cộng đồng truyền thống được thay thế bởi chủ nghĩa tập thể định hướng xã hội chủ nghĩa và xu thế chủ

đạo trong thời kỳ này vẫn là cá nhân phục tùng tập thể, thiểu số phục tùng đa số, tổ quốc là trên hết. Chính vì vậy, đối với làng Bát Tràng, những giá trị lợi ích cá nhân đã phát triển từ trước bây giờ đang là lúc ngấm ngầm phát triển chờ lúc bùng phát.

- Lợi ích cá nhân thực sự được khẳng định và đề cao khi đất nước bước vào thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, đây

chính là giai đoạn đánh dấu bước chuyển mình hồn tồn của làng nghề Bát Tràng nhưng đồng thời cũng là lúc làng nghề Phước Tích lụi tàn.

Làng Bát Tràng đã bắt kịp nhịp phát triển kinh tế thị trường, hình thức hợp tác xã đã được xóa bỏ, thay vào đó là những cơ sở kinh doanh tư nhân rộng lớn, có nơi lên đến vài trăm nhân công, công xưởng làm gốm được mở rộng, nguyên liệu cũng được lấy thêm từ những nơi khác nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Chúng ta có thể nhận thấy hình ảnh những cá nhân thành cơng xuất hiện ngày một nhiều ở làng nghề Bát Tràng. Đây chính là kết quả của q trình ngấm ngầm phát triển suốt chiều dài lịch sử. Việc làm quen với thị trường rất sớm đã tạo cho làng Bát Tràng lợi thế và điều kiện để cho tính cá nhân phát triển.

Làng Phước Tích, với sự chậm chạp trong sự thay đổi sản phẩm và khơng có sự nhạy bén với thị trường nên tất yếu bị loại khỏi cuộc chơi đầy khắc nghiệt. Những sản phẩm của làng nghề Phước Tích đã khơng cịn hữu dụng ở thời đại này, những sản phẩm vàng một thời của làng bây giờ chỉ còn mang giá trị trình diễn, sưu tầm.

“Sau khi đổi mới, trước sự lụi tàn của nghề gốm, chúng tôi đã họp bàn với nhau để có sự thay đổi về sản phẩm cứu làng nghề nhưng khơng có ai đủ can đảm đứng ra nhận trách nhiệm sản xuất và bán thử, nên gần như gốm Phước Tích chết từ đó.”

(PVS, nghệ nhân gốm, làng Phước Tích) 24/04/2013

Biểu 1. Số lị gốm hoạt động tại làng Phước Tích qua các giai đoạn Trước 1945 1950-1952 1986 2004 2009 12 2 8 5 4 2 1 1 2

Nhìn vào biểu đồ thể hiện diễn trình làng nghề gốm Phước Tích, chúng ta có thể thấy rõ những bước thăng trầm và tàn lụi của một làng nghề. Đặc biệt sau khi đổi mới, với sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế thị trường, làng gốm này đã hầu như khơng cịn hoạt động. Có thể nói, trong giai đoạn đổi mới, giá trị lợi ích cá nhân đã được phát huy, vì vậy mà làng Bát Tràng đã trở nên thay da đổi thịt. Tuy vậy, xét toàn cục, xu thế chủ đạo vẫn kiên trì đề cao lợi ích cộng đồng (tập thể) hơn là lợi ích cá nhân (cá thể). Lý tưởng được đa số hướng tới là sự gắn bó chặt chẽ hơn giữa lợi ích cá nhân và lợi ích cộng đồng cũng như sự kết hợp hài hòa hơn trong từng trường hợp cụ thể.

Nhìn vào những nghề thủ công nổi tiếng của nước ta như nghề gốm, nghề đan lát, nghề chạm khắc gỗ, nghề gò đúc đồng, nghề làm giấy, nghề làm tranh, nghề kim hồn hay làm nón, dệt vải... chúng ta thấy mỗi nghề gắn liền với một cộng đồng cư dân được cư trú ổn định trong quy mô làng xã [64]. Nét đặc trưng này phản ánh sự phong phú đa dạng của làng nghề trong hệ thống cấu trúc làng xã Việt Nam. Cụ thể, khi nói đến làng gốm Bát Tràng người ta không chỉ biết đến sản phẩm gốm mà cịn nhận biết các thơng tin về địa lý, nhân văn, lễ hội truyền thống, lịch sử một làng nghề bên sông Hồng đầy ấn tượng và cả một chút “huyền bí”. Đặc điểm này cho chúng ta nhận dạng các giá trị văn hoá đặc biệt là văn hoá phi vật thể từ nguồn gốc và đặc trưng xã hội nông nghiệp sản xuất mùa vụ, cơ cấu qui mô thông qua chế độ làng xã Việt Nam. Và chính q trình

làng nghề một diện mạo mới, tình hình kinh tế - xã hội đạt được những thành tựu đáng kể, đời sống nhân dân được nâng cao. Bên cạnh đó hệ giá trị, chuẩn mực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ giữa lợi ích cộng đồng và lợi ích cá nhân trong phát triển làng nghề (qua khảo sát tại hai làng nghề bát tràng thuộc thành phố hà nội và phước tích (Trang 48 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)