Nghiên cứu về quan hệ giữa lợi ích cộng đồng và lợi ích cá nhân trong phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ giữa lợi ích cộng đồng và lợi ích cá nhân trong phát triển làng nghề (qua khảo sát tại hai làng nghề bát tràng thuộc thành phố hà nội và phước tích (Trang 33)

làng Việt được thể hiện trong nhiều lĩnh vực khác nhau, qua một số cơng trình nghiên cứu của các tác giả là những nhà nghiên cứu lịch sử, văn hố, chúng tơi thấy rằng, tính cộng đồng là nét tính cách nổi bật và xuyên suốt trong lịch sử văn hóa làng – xã Việt Nam.

Bàn về những yếu tố hình thành nên tính cộng đồng trong tiến trình lịch sử có thể điểm qua “Cơ sở văn hóa Việt Nam” do Trần Quốc Vượng chủ biên, các tác giả cho rằng, từ xa xưa con người Việt Nam có tính cá nhân trên nền tảng

tiểu nông nhưng do tư tưởng công xã phương Đông bao trùm nên vai trị cá nhân khơng được phát huy và cá nhân luôn luôn được đặt trong và dưới cộng đồng [91, tr. 52]; trong “Cơ sở văn hóa Việt Nam”, Trần Ngọc Thêm nhận định

rằng “Sông nước đã để lại một dấu ấn quan trọng trong tinh thần văn hoá khu

vực này. Đây là một hằng số địa lý rất quan trọng mà chính nó đã tạo nên nét độc đáo của loại hình văn hố nông nghiệp lúa nước; mà đặc trưng của loại hình văn hố này là lối sống trọng tình, coi trọng cộng đồng, tập thể” [77, tr.

133]. Cùng xuất phát từ điều kiện khí hậu, địa lý của Việt Nam, “Tâm lý người

Việt Nam trong lịch sử và vài “Hằng số” của nó” Phan Ngọc nhận định rằng: người Việt Nam là những người của một dân tộc đắp đê. Người Việt Nam xuống đồng bằng từ rất sớm, nhưng điều kiện khí hậu khơng thuận lợi, quanh năm bão lũ nên muốn sống được thì cần phải đắp đê và giữ đê, muốn đắp được đê thì cần phải có sự thống nhất của chính quyền kết hợp với lao động tự nguyện của các công xã và yếu tố đê điều đã tạo nên tình đồn kết, tính cộng đồng của người

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ giữa lợi ích cộng đồng và lợi ích cá nhân trong phát triển làng nghề (qua khảo sát tại hai làng nghề bát tràng thuộc thành phố hà nội và phước tích (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)