KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1 Kết luận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ giữa lợi ích cộng đồng và lợi ích cá nhân trong phát triển làng nghề (qua khảo sát tại hai làng nghề bát tràng thuộc thành phố hà nội và phước tích (Trang 82 - 85)

1. Kết luận

Nghiên cứu thực tế tại hai làng nghề Bát Tràng thuộc thành phố Hà Nội và Phước Tích thuộc tỉnh TT Huế, chúng ta có thể nhận thấy hai bức tranh hồn toàn trái ngược nhau về hiện trạng phát triển hiện tại. Đối với làng nghề Bát Tràng, đây là làng nghề đã có bước chuyển thành công từ sản xuất sản phẩm truyền thống sang sản xuất sản phẩm hiện đại, chiếm lĩnh được thị trường và dần dần mở rộng thị trường ra thế giới. Ngược lại, làng nghề Phước Tích lại khơng có được bước chuyển hợp lý về sản phẩm như vậy. Đồng thời, sự hạn chế về nguồn nhân lực và thị trường tiêu thụ dòng sản phẩm cổ truyền đã làm cho làng nghề gốm Phước Tích dần dần mai một.

Trải qua những thăng trầm của lịch sử, sự thay đổi của các mơ hình kinh tế - xã hội, q trình đơ thị hố cũng như sự thâm nhập của nền văn hoá phương Tây đã hình thành nên tính cá nhân đặc thù trong tâm lý và hành vi của con người làng nghề. Đề cao lợi ích cộng đồng ln là đặc điểm nổi trội và là đặc tính tâm lý và hành vi chủ đạo của con người Việt Nam, nhưng trong mỗi giai đoạn khác nhau, lợi ích cộng đồng lại được thể hiện một cách khác nhau. Nếu lợi ích cộng đồng trong truyền thống nổi bật lên là lợi ích cộng đồng gia đình, cộng đồng họ tộc, cộng đồng xóm làng, cộng đồng quốc gia dân tộc thì đến thời kỳ hiện đại lợi ích cộng đồng được biểu hiện dưới hình thức tập thể xã hội chủ nghĩa, nhà nước xã hội chủ nghĩa. Lợi ích cá nhân hình thành và phát triển cùng với sự xuất hiện của đô thị và dưới tác động của các trào lưu văn hoá phương Tây du nhập vào Việt Nam, nhưng nó cũng được biểu hiện đa dạng dưới nhiều hình thức khác nhau, đó là những cá nhân năng động, đầy tính sáng tạo đáng được coi trọng và phát huy song cũng có thể là những con người tiểu nông, “tiểu kỷ” trong thời kỳ phong kiến, hoặc là những cá nhân vị kỷ, tư lợi trong thời kỳ thuộc địa nửa phong kiến hoặc là những cá nhân với những biểu hiện lệch lạc về

“cái tơi”, thậm chí là suy đồi nhân cách đạo đức trong thời kỳ chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường.

Nghiên cứu về hai làng nghề , chúng ta mường tượng ra được mối quan hệ giữa lợi ích cộng đồng và lợi ích cá nhân trong phát triển làng nghề từ truyền thống đến hiện đại, ta có thể chia ra làm các giai đoạn sau:

- Trong thời kỳ phong kiến, cá nhân phải dựa vào cộng đồng để tồn tại và hồn tồn phục tùng cộng đồng hay có thể nói, trong thời kỳ này, tính cá nhân hầu như bị triệt tiêu do tính cộng đồng nổi trội và mang tính độc tơn. Và vì vậy, lợi ích cộng đồng trong giai đoạn này được đề cao triệt để.

- Thời kỳ thuộc địa nửa phong kiến, tính cá nhân theo làn gió tự do, dân chủ phương Tây bắt đầu xâm nhập vào Việt Nam nhưng nó xuất hiện rất mờ nhạt bên cạnh tính cộng đồng truyền thống, tuy nhiên trong giai đoạn này giá trị cộng đồng đôi khi bị lợi dụng để phục vụ cho lợi ích chinh phục của thực dân hoặc/và về thực chất vì mục đích cá nhân vị kỷ. Tuy nhiên, đối với hai làng nghề mà đề tài lựa chọn nghiên cứu, mối quan hệ giữa lợi ích cộng đồng và lợi ích cá nhân thể hiện khá mờ nhạt.

- Thời kỳ cách mạng giải phóng dân tộc, cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây

dựng chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng đồng truyền thống được thay thế bởi chủ

nghĩa tập thể định hướng xã hội chủ nghĩa và xu thế chủ đạo trong thời kỳ này vẫn là cá nhân phục tùng tập thể, thiểu số phục tùng đa số, tổ quốc xã hội chủ nghĩa là trên hết.

- Lợi ích cá nhân thực sự được khẳng định và đề cao khi đất nước bước vào thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, tuy nhiên, xu thế chủ đạo vẫn kiên trì đề cao lợi ích cộng đồng (tập thể) hơn là lợi ích cá nhân (cá thể). Lý tưởng được đa số hướng tới là sự gắn bó chặt chẽ hơn giữa lợi ích cá nhân và lợi ích cộng đồng cũng như sự kết hợp hài hòa hơn trong từng trường hợp cụ thể.

Rất có thể, theo xu hướng tăng cường hội nhập quốc tế, gia tăng tiếp biến văn hóa với thế giới phương Tây đang chuyển đổi mạnh mẽ sang hệ giá trị hậu công nghiệp, hậu hiện đại, chủ nghĩa tự do (cá nhân) sẽ ngày càng được tăng trưởng và sẽ đủ sức đối trọng với chủ nghĩa cộng đồng (tập thể).

Một điểm chung chúng ta có thể nhận ra giữa hai làng nghề Bát Tràng và làng Phước Tích đó chính là q trình chuyển biến giữa mối quan hệ lợi ích cộng đồng và lợi ích cá nhân. Xu hướng coi trọng lợi ích cá nhân đang ngày càng gia tăng, và chính lợi ích này gắn chặt với con đường phát triển hiện đại của làng Bát Tràng và làng Phước Tích.

Xét vấn đề theo quan điểm lý thuyết Khinh – Trọng ta có thể dự báo tình trạng đa dạng hóa các mơ hình quan hệ lợi ích cộng đồng và lợi ích cá nhân trong phát triển làng nghề tương lai như sau:

- Xu thế tránh đề cao quá mức lợi ích cộng đồng hoặc lợi ích cá nhân cực đoan, thái quá, nghĩa là tránh tình trạng được cái này mất cái kia, vì thái quá làm nảy sinh bất cập.

- Khuyến khích mơ thức hỗn hợp đề cao lợi ích cộng đồng (tập thể) hơn lợi ích cá nhân, đồng thời không ngăn cấm sự lựa chọn mô thức hỗn hợp coi trọng lợi ích cá nhân hơn lợi ích cộng đồng. Nghĩa là chấp nhận tình trạng hơn cái này thì thiệt cái kia và tình trạng đối trọng (chứ không phải đối cực, đối kháng) giữa lợi ích/giá trị cộng đồng và lợi ích/giá trị cá nhân.

- Hướng tới lý tưởng vẹn cả đơi đường trong mối quan hệ lợi ích cộng đồng và lợi ích cá nhân. Nghĩa là lựa chọn mơ thức cả hai bình đẳng như nhau, khơng cần phân biệt khinh – trọng, giữ được cân bằng giữa lợi ích/giá trị cộng đồng và lợi ích/giá trị cá nhân là tốt đẹp nhất.

- Khơng có tình trạng nhất thành bất biến của các mơ hình quan hệ lợi ích cộng đồng và lợi ích cá nhân; chúng ta có thể và cần phải điều chỉnh hoặc thay đổi các mơ thức Khinh – Trọng lợi ích cộng đồng và lợi ích cá nhân phù hợp với điều kiện khách quan và sở thích riêng tư.

- Có thể dự báo về dịng chủ lưu của sự chuyển đổi từ truyền thống đến hiện đại chắc chắn không phải là sự chuyển đổi đơn giản kiểu như chuyển đổi từ đề cao lợi ích cộng đồng truyền thống sang đề cao lợi ích tập thể hiện đại hay như chuyển đổi từ đề cao tập thể xã hội chủ nghĩa sang đề cao lợi ích cá nhân mà sẽ là sự chuyển đổi kép: vừa từ các giá trị truyền thống đến các giá trị hiện đại hóa đồng thời từ các giá trị xã hội chủ nghĩa kiểu cũ sang các giá trị xã hội chủ nghĩa kiểu mới, thậm chí sẽ là sự chuyển đổi phức hợp vì ngồi ra cịn có sự chuyển đổi từ các giá trị hiện đại hóa đến các giá trị hậu hiện đại hóa để hội nhập sâu vào q trình tồn cầu hóa đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ ở các nước phát triển trên thế giới [45].

Tóm lại, có thể nhận xét, mối quan hệ giữa lợi ích cộng đồng và lợi ích cá nhân tại hai làng nghề được luận văn tiến hành nghiên cứu đang có sự chuyển dịch hướng đến đề cao lợi ích cá nhân trong giới hạn cho phép. Và ẩn đằng sau sự chuyển đổi này có rất nhiều sự biến chuyển phức tạp mà chúng ta cần phải nhận biết và điều chỉnh kịp thời để hướng đến phát triển làng nghề bền vững.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ giữa lợi ích cộng đồng và lợi ích cá nhân trong phát triển làng nghề (qua khảo sát tại hai làng nghề bát tràng thuộc thành phố hà nội và phước tích (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)