Nghiên cứu về quan hệ giữa lợi ích cộng đồng và lợi ích cá nhân trong phát triển làng nghề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ giữa lợi ích cộng đồng và lợi ích cá nhân trong phát triển làng nghề (qua khảo sát tại hai làng nghề bát tràng thuộc thành phố hà nội và phước tích (Trang 37 - 39)

phát triển làng nghề

Qua tìm hiểu, chúng tơi nhận thấy có rất nhiều những cơng trình nghiên cứu về phát triển làng nghề. Tuy nhiên, những nghiên cứu này chủ yếu đề cập đến thực trạng và yếu tố tác động giúp làng nghề phát triển. Những nghiên cứu đề cập đến mối quan hệ cộng đồng và cá nhân trong phát triển làng nghề cịn ít, chưa chuyên sâu. Đầu tiên, có thể kể đến cơng trình nghiên cứu thiên về môi trường ở làng nghề nhưng có bàn đến vai trị của tính cộng đồng “Tính cộng

đồng và xung đột môi trường tại khu vực làng nghề ở đồng bằng sông Hồng, thực trạng và xu hướng biến đổi” của tác giả Đặng Đình Long và Đinh Thị Bích

Thủy. Nghiên cứu đã đề cập đến tình trạng xung đột mơi trường hiện nay tại các làng nghề Việt Nam, nhất là khu vực Đồng bằng sông Hồng. Các tác giả đã nêu cơ sở lý luận của việc nghiên cứu mối quan hệ giữa tính cộng đồng với xung đột môi trường tại khu vực nông thôn Đồng bằng sông Hồng và đã đi đến những kết luận khá rõ ràng có liên quan như: chất lượng mơi trường tại các làng nghề hiện

nay là rất xấu; nhận thức đối với việc bảo vệ mơi trường của cộng đồng cịn hạn chế; tâm lý phổ biến của chính quyền và cộng đồng trước thực trạng ơ nhiễm là sự trơng chờ vào các cấp cao hơn, chưa có ý thức tự giác; mơ hình ứng xử cơ bản của người dân đối với vấn đề môi trường là khơng biết làm gì và khơng có những hành vi cụ thể để bảo vệ môi trường…[60]. Nghiên cứu đề cập đến vai trị của cộng đồng

trong q trình xử lý mơi trường của làng nghề là chưa cao. Qua đó, có thể thấy cơng trình vẫn nhìn nhận tính cộng đồng trong làng nghề là ưu trội hơn. Tính cộng đồng vẫn mang tính chất quyết định sự phát triển hưng thịnh của làng nghề.

Ngoài nghiên cứu kể trên, có thể điểm đến một vài nghiên cứu sâu chuyên về xã hội học khảo về làng nghề và có quan tâm đến mối quan hệ giữa cộng đồng và cá nhân như cơng trình “Ninh Hiệp truyền thống và phát triển” và “Tam Sơn truyền thống và hiện đại” do Tơ Duy Hợp chủ biên. Trong hai cơng trình này, các

tác giả đã cung cấp một tổng quan đầy đủ về hai làng nghề Ninh Hiệp và Tam Sơn. Thông qua những bàn luận về năng lực thị trường trong làng nghề, hay vai trò của

người nữ thương nhân, các tác giả đã phần nào cho thấy vị trí của cá nhân trong mối quan hệ cộng đồng và cá nhân đối với phát triển làng nghề [41]. Cụ thể, mỗi thời đại và môi trường xã hội sẽ sản sinh ra một kiểu người đặc trưng cho xã hội và thời đại đó. Sự hình thành các nhân vật như là đại diện cho mơ hình văn hóa là sự kết tinh của truyền thống địa phương, của đặc trưng kinh tế, thể hiện vai trò của họ trong việc đóng góp, tạo dựng diện mạo xã hội [41]. Bên cạnh việc khẳng định vai

trò cá nhân trong phát triển làng nghề, tác giả cũng chú trọng đến truyền thống và

tính cộng đồng tạo nên bản sắc làng nghề thơng qua truyền thống tình làng, nghĩa xóm; thực hành văn hóa theo khn mẫu truyền thống…[40]. Một cơng trình khác

có thể điểm đến là “Chợ quê trong quá trình chuyển đổi” của Lê Thị Mai, qua khảo sát ba làng Bắc Bộ (làng Ninh Hiệp, làng Hữu Bằng và làng Thổ Tang) đã cho thấy cái nhìn rõ nét về mối quan hệ giữa cộng đồng và cá nhân trong phát triển làng nghề. Dấu ấn đậm nét nhất trong cơng trình này đó là tác giả đã đưa ra được những lập luận, dẫn chứng và số liệu minh chứng cho vai trò của cá nhân trong phát triển

làng nghề thơng qua q trình trao đổi, buôn bán ở chợ quê trong bối cảnh chuyển đổi hiện đại. Lê Thị Mai đã chứng minh rằng quá trình sản xuất – kinh doanh phát triển hàng hóa trong làng đã phá vỡ tính biệt lập kinh tế (tính đóng kín của làng Việt ở Bắc Bộ), phá vỡ những giá trị văn hóa và quan trọng hơn hết là phá vỡ tính cộng đồng làng - xã. Bên cạnh đó, cơng trình nghiên cứu cũng chỉ ra quan hệ thị trường đã đem lại những chuyển biến về tâm lý, thay đổi những giá trị xã hội, vai trò của cá nhân được đề cao trong làng nghề thương nghiệp [65].

Như vậy, điểm qua các cơng trình nghiên cứu, có thể thấy được sự khác biệt giữa mối quan hệ cộng đồng và cá nhân trong phát triển làng và phát triển làng nghề. Nếu như tính cộng đồng được đề cập đến như là bản tính quyết định trong sự phát triển của làng Việt thì ngược lại, trong phát triển làng nghề vai trị của cá nhân dường như được đặt nặng hơn, hoặc chiếm vị trí quan trọng hơn trong tiến trình phát triển.

Tuy vậy, những nghiên cứu được điểm qua ở trên vẫn chưa bàn đến một cách đầy đủ về mối quan hệ cộng đồng và cá nhân như là đối tượng nghiên cứu cụ thể. Mặt khác, những nghiên cứu về làng nghề chưa thật sự có những cơng trình nghiên cứu sâu về mối quan hệ này. Đây chính là khoảng trống để đề tài luận văn có thể bổ sung và làm phong phú thêm cho hướng nghiên cứu này của xã hội học nơng thơn nói riêng, khoa học xã hội và nhân văn nói chung.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ giữa lợi ích cộng đồng và lợi ích cá nhân trong phát triển làng nghề (qua khảo sát tại hai làng nghề bát tràng thuộc thành phố hà nội và phước tích (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)