7. Kết cấu của luận văn
1.1. Những vấn đề chung về phát triển nguồn nhânlực
1.1.2. Đặc điểm nguồn nhânlực y tế
1.1.2.1. Thời gian đào tạo
“Nghề y là một nghề đặc biệt, cần được tuyển chọn, đào tạo, sử dụng và đãi ngộ đặc biệt” [2]. Do đó ngành y là một ngành có đặc thù riêng về cơ chế đào tạo so với các ngành khác. Nó khơng giống như những ngành nghề khác, công việc của ngành y tế liên quan trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng và sinh mạng của con người. Vì vậy, địi hỏi người cán bộ y tế phải tinh thơng nghề nghiệp, phải có lương tâm nghề nghiệp và đặc biệt là cán bộ y tế phải vừa "hồng" vừa "chuyên". Phải được đào tạo nghiêm túc với thời gian dài hơn các ngành khác. Sinh viên học y khoa sau 6 năm học đại học (ĐH) và tốt nghiệp ra trường sẽ được gọi là bác sĩ nhưng vẫn chưa được hành nghề và họ chỉ được hành nghề sau khi thực hành đủ 18 tháng tại một số cơ sở y tế để được cấp chứng chỉ hành nghề.
Khi muốn học nâng cao trình độ chun mơn thì họ có thể lựa chọn học lên trình độ cao hơn theo 2 hướng là chuyên sâu về y học lâm sàng (bác sĩ nội trú, chuyên khoa 1 và chuyên khoa 2 hoặc là nghiên cứu (thạc sĩ, tiến sĩ). Ngoài ra, cịn phải ln trau dồi kiến thức trong suốt cuộc đời thơng qua các chương trình đào tạo và phát triển nghề nghiệp liên tục.
1.1.2.2. Kỹ năng nhân lực
Nhân lực y tế thực hiện công tác khám chữa bệnh liên quan trực tiếp đến sức khỏe của con người nên địi hỏi khơng chỉ cao về trình độ chun mơn y khoa mà địi hỏi phải thành thạo các kiến thức, kỹ năng sử dụng các máy móc trang thiết bị hỗ trợ. Ngành y là ngành khoa học đa dạng, phong phú, đòi hỏi sự phát triển cao về kỹ thuật, cơng nghệ; là ngành có rất nhiều
chuyên ngành, mỗi chun ngành vừa có tính độc lập vừa có tính gắn kết với các chun ngành khác. Chính vì vậy, đội ngũ y bác sĩ phải được đào tạo liên tục và quá trình đào tạo là một quá trình liên tục được thực hiện một cách bài bản, công phu, tốn kém và mất nhiều thời gian, công sức. Đào tạo nhân viên y tế ln phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa lý thuyết và thực hành.
Ngồi địi hỏi trình độ chun mơn cao, nhân lực y tế cần có năng lực vững vàng vượt qua các sức ép tâm lý và cường độ làm việc. Bởi vì nhân lực y tế ln phải đón tiếp và phục vụ khách hàng, bệnh nhân. Nhân lực y tế là yếu tố quyết định mối quan hệ các yếu tố trong hệ thống cung ứng dịch vụ bệnh viện. Kết quả làm việc của nhân lực y tế từ việc hướng dẫn, tư vấn, điều trị, chăm sóc và quyết định chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh.
1.1.2.3. Y đức trong ngành y tế
"Y đức là một phẩm chất tốt đẹp của người làm công tác y tế, được biểu hiện ở tinh thần trách nhiệm cao, thái độ tận tụy phục vụ bệnh nhân, coi sự đau đớn của người bệnh như chính mình" [4]. Trong bức thư của Bác Hồ gửi cho cán bộ ngành Y tế ngày 27-2-1955 có đoạn: "Người bệnh phó thác
tính mạng của họ nơi các cơ, các chú. Chính phủ phó thác cho các cơ, các chú việc chữa bệnh tật, và giữ sức khoẻ của đồng bào. Đó là một nhiệm vụ rất vẻ vang. Vì vậy cán bộ cần phải thương yêu, phải săn sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình, coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn. “Lương y phải
như từ mẫu”, câu nói ấy rất đúng" [32].
Y đức của một người thầy thuốc, bác sĩ chính là hình ảnh mà người đó mang lại khi tiếp đón, phục vụ và chăm sóc sức khỏe bệnh nhân của mình. Một người bác sĩ có y đức là một người ln ln có thái độ niềm nở, tiếp đón tận tình, quan tâm chăm sóc những người bệnh mà khơng mang mục đích trục lợi, ý đồ riêng.
Y đức còn được thể hiện thông qua kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm trong việc học tập, chữa trị và sáng kiến đổi mới, phát triển sự nghiệp của một người trong ngành y tế. Vì vậy, nếu khơng có y đức, một bác sĩ sẽ không thể đạt được những thành tựu trong sự nghiệp của mình.
1.1.2.4. Về mơi trường làm việc
Mơi trường làm việc ngành y là có tính đặc thù rất cao, nó gắn với trách nhiệm trước sức khoẻ của con người và tính mạng của người bệnh. Môi trường làm việc đòi hỏi sự hết sức khẩn trương giành giật từng giây, từng phút để cứu tính mạng người bệnh. Ngoài 8 tiếng làm việc theo qui định, người làm công tác ngành y phải trực đêm, trực ngoài giờ, ngày lễ, ngày tết, thứ Bảy, chủ Nhật để đảm bảo 24/24 giờ, kịp thời cấp cứu và chăm sóc, điều trị cho bệnh nhân. Khi có dịch bệnh xảy ra thì khơng kể ngày, đêm, ngày lễ, ngày tết, nhân viên y tế phải tăng cường, có khi phải đến tận ổ dịch để làm nhiệm vụ. Tại Điều 2, Quyết định số:73/2011/QĐ-TTg, ngày 28 tháng 12 năm 2011 về qui định một số chế độ phụ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức, người lao động trong các cơ sở y tế công lập và chế độ phụ cấp chống dịch: "Thủ trưởng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có giường bệnh căn cứ vào tình hình thực tế về nhân lực và hoạt động của từng bộ phận trong đơn vị để quyết định hình thức bố trí người lao động làm việc theo ca kíp hoặc làm thêm giờ; trường hợp thiếu nhân lực, khơng thể bố trí người làm việc theo ca kíp hoặc làm thêm giờ, kể cả các khu vực quy định tại điểm b khoản 1 Điều này thì phải bố trí người lao động thường trực 24/24 giờ" [11].
Hằng ngày, họ phải làm việc trong một môi trường không thuận lợi, không phù hợp với tâm lý con người bình thường ngồi xã hội, phải tiếp xúc với môi trường độc hại, lây nhiễm, hố chất, chất thải mơi trường bệnh viện. Bên cạnh đó, họ phải chịu sức ép nặng nề của dư luận xã hội, thái độ hành vi không đúng của người bệnh và người nhà bệnh nhân khi không thoả mãn nhu
cầu của họ trong khi điều kiện đáp ứng khơng có, người thầy thuốc khơng thể thực hiện được. Khi gia đình có người bị bệnh cả nhà lo lắng đưa người bệnh đến cơ sở y tế, họ yêu cầu người thầy thuốc và bệnh viện quá mức trong lúc đáp ứng của bệnh viện khơng có thể, họ coi trách nhiệm của bệnh viện là phải đáp ứng nhu cầu của họ mà khơng thấy trách nhiệm của mình là phải hợp tác với bệnh viện để tìm mọi cách tốt nhất điều trị người bệnh. Do đó dễ gây thắc mắc, căng thẳng giữa thầy thuốc và người bệnh.
Ở Việt Nam, ngành y tế luôn nhắc đến lời dạy của Chủ Tịch Hồ Chí Minh "Lương y như từ mẫu". Không những vậy cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng phát biểu về đặc thù của ngành y: "Ít có nghề nào mà xã hội địi hỏi về phẩm chất và tài năng cao như đối với người làm cơng tác y tế. Đó là một nghề đặc biệt, đòi hỏi hiểu biết sâu rộng, tấm lòng nhân ái, sự từng trải và kinh nghiệm, một nghề mà mọi cơng việc dù là nhỏ, đều có liên quan đến tính mạng con người và hạnh phúc gia đình" [24]. Đó là một nghề địi hỏi phải có lịng nhân ái, dám chịu đựng vất vả và hi sinh để cứu người, tôn trọng nhân phẩm và quyền lợi của người bệnh, thực hiện tốt các quy tắc ứng xử với người bệnh, có trách nhiệm cao trong cơng việc mà đặc biệt là không phân biệt đối xử với người bệnh.