Tạo động lực thúc đẩy đối với nhân viên y tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực ngành y tế tại các bệnh viện công trên địa bàn thành phố tam kỳ, tỉnh quảng nam (Trang 72 - 82)

7. Kết cấu của luận văn

2.3. Thực trạng phát triển nguồn nhânlực ngành Y tế tại các bệnh viện công

2.3.5. Tạo động lực thúc đẩy đối với nhân viên y tế

2.3.5.1. Tuyển dụng, sử dụng và bổ nhiệm nhân lực y tế

- Tuyển dụng nhân lực y tế

Các BVC đã xây dựng kế hoạch tuyển dụng dựa trên chỉ tiêu biên chế được giao, chỉ tiêu giường bệnh kế hoạch và thực trạng cơ cấu nguồn nhân

lực, mục tiêu, định hướng phát triển của từng bệnh viện, để thu hút tuyển dụng nguồn nhân lực y tế phù hợp, đáp ứng yêu cầu trước mắt và lâu dài.

Nhưng trong thời gian qua việc tuyển dụng nguồn nhân lực tại các BVC không đạt hiệu quả, nguồn nhân lực tại các bệnh viện vẫn thiếu rất lớn.

Tại các BVC trên địa bàn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam sau đợt thi tuyển nguồn nhân lực là hợp đồng nếu khơng trúng tuyển thì khơng được các BVC ký hợp đồng trở lại nên họ mất việc làm và buộc họ phải dịch chuyển sang các bệnh viện tư nhân. Do đó nguồn nguồn nhân lực lại lần nữa tại các BVC bị thiếu hụt.

Bảng 2.18: Tình hình tuyển dụng cán bộ viên chức tại các bệnh viện công trên địa bàn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam

Đvt: người TT Phân loại tuyển dụng 2016 2017 2018 2019 2020 Tổng 1. Bác sĩ 3 3 17 23 2. Điều dưỡng 1 42 30 2 75 3. Dược sĩ đại học 1 1 4. Dược sĩ Trung học 1 2 6 9 5. Hộ lý 9 9 6. Hộ sinh 1 15 16 7. Kỹ thuật y 1 1 27 1 30 8. Y sỹ 1 3 3 7 9. Các đối tượng khác 0 Tổng 7 52 90 19 2 170 Nguồn: Phòng Tổ chức – Cán bộ các bệnh viện Tổng hợp số liệu bảng 2.18 từ phòng Tổ chức - Cán bộ của các BVC trên địa bàn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam cho thấy tình hình tuyển

dụng không đồng đều qua các năm. Số lượng tuyển dụng nguồn nhân lực khả quan trong ba năm từ 2017-2019.

Tình hình tuyển dụng nguồn nhân lực cũng không đều ở các bệnh viện, đa số các bệnh viện tuyển dụng rất ít, chủ yếu chỉ tập trung vào bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Nam. Điều này phản ánh đúng thực tế vì bệnh viện Đa khoa tỉnh là tuyến cao nhất trên địa bàn tỉnh thực hiện khám chữa bệnh trên nhiều lĩnh vực cho người dân địa phương tỉnh Quảng Nam. Từ số liệu bảng 2.18 tình hình tuyển dụng NL trong 05 năm qua ta thấy tổng số lượng tuyển dụng NL tất cả các chức danh là 170, trong đó tuyển dụng số lượng nguồn nhân lực cao vào 3 năm đó là 2017- 2019. Chủ yếu tuyển dụng ở hai chức danh bác sĩ và điều dưỡng, đúng theo thông tư 08/2007/TTLT-BYT-BNV.

Ta thấy số bác sĩ được tuyển dụng tăng dần qua các năm, đây là tín hiệu đáng mừng cho ngành y tế tỉnh Quảng Nam. Nhưng trên thực tế số lượng bác sĩ vẫn còn thiếu so với quyết định số 2992/QĐ-BYT ngày 17/07/2015 của Bộ Y tế nên các BVC trên địa bàn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam cần có chính sách đặc thù riêng để thu hút bác sĩ.

Bảng 2.19: Đánh giá về công tác tuyển dụng nhân lực tại các bệnh viện công trên địa bàn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam

NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ Số lƣợng Tỷ lệ %

Đánh giá về công tác tuyển dụng NL ở bệnh viện hiện nay.

Rất kém 0 0.00%

Kém 6 1.50%

Bình thường 206 51.50%

Tốt 155 38.75%

Kết quả khảo sát bảng 2.19 cho thấy công tác tuyển dụng được đa số người trả lời nhận định ở mức bình thường với tỷ lệ 51.5% và tốt là 38.75%. Kết quả cho thấy công tác tuyển dụng là chấp nhận được, nhưng vẫn cần quan tâm hơn nữa để thực hiện tốt hơn trong thời gian tới.

Bảng 2.20: Đánh giá mức độ quan tâm phát triển nguồn nhân lực tại các bệnh viện công trên địa bàn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam

NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ

KẾT QUẢ Số lƣợng Tỷ lệ %

Đánh giá về mức độ quan tâm phát triển nguồn nhân lực ở bệnh viện hiện nay.

Không quan tâm 0 0.00%

Ít quan tâm 41 10.25%

Bình thường 207 51.75%

Quan tâm 146 36.50%

Rất quan tâm 6 1.50%

Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát

Qua bảng 2.20 về đánh giá mức độ quan tâm phát triển nguồn nhân lực tại các BVC cho thấy sự quan tâm của lãnh đạo trong việc phát triển nguồn nhân lực phù hợp với công tác tuyển dụng ở bảng 2.18. Với sự đánh giá ở mức bình thường khoảng hơn 50%. Việc lãnh đạo quan tâm đến phát triển nguồn nhân lực chiếm 36.5% phù hợp với việc tuyển dụng tốt chiếm 38.75%. Vì vậy lãnh đạo các các bệnh viện cần quan tâm hơn nữa trong công tác phát triển nguồn nhân lực.

- Sử dụng và bổ nhiệm nhân lực y tế.

Công tác sử dụng và bổ nhiệm cán bộ, từ 2016 đến 2020 các BVC trên địa bàn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam đã thực hiện tốt công tác sử dụng và bổ nhiệm. Các bệnh viện căn cứ vào số lượng NL đang được biên chế, căn cứ vào tình hình thực tiễn và nhu cầu về số lượng, chất lượng, cơ cấu về trình độ được đào tạo của NLYT ở từng khoa, chủ trương điều động NL từ các

khoa dư thừa sang khoa thiếu, đảm bảo cân đối NL phục vụ tốt cho công tác chuyên môn.

Từ năm 2016 đến 2020 các BVC trên địa bàn TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam đã bổ nhiệm, bổ nhiệm lại theo đúng trình tự, thủ tục và theo quy hoạch. Các bệnh viện bổ nhiệm, bổ nhiệm lại đều là viên chức có phẩm chất và năng lực chun mơn tốt, có khả năng quản lý, điều hành tốt; có uy tín, được sự tín nhiệm cao.

Qua khảo sát đánh giá về công tác sử dụng, bổ nhiệm NL ở các BVC trên địa bàn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam, thu được kết quả ở bảng 2.21.

Bảng 2.21: Đánh giá về công tác sử dụng, bổ nhiệm nhân lực tại các bệnh viện công trên địa bàn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam

NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ KẾT QuẢ Số lƣợng Tỷ lệ % Phù hợp trong sử dụng. Rất không phù hợp 0 0.00% Khơng phù hợp 0 0.00% Bình thường 153 38.25% Phù hợp 209 52.25% Rất phù hợp 38 9.50% Phù hợp trong bổ nhiệm. Rất không phù hợp 0 0.00% Khơng phù hợp 7 1.75% Bình thường 125 31.25% Phù hợp 213 53.25% Rất phù hợp 55 13.75%

Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát

Qua kết quả khảo sát bảng 2.21 cho thấy việc sử dụng, bổ nhiệm NL ở các BVC trên địa bàn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam được thực hiện tốt.

phù hợp cao, mức đánh giá phù hợp trên 50% và rất phù hợp khoảng 10%. Điều đó cho thấy công tác về sử dụng và bổ nhiệm nguồn nhân lực tại các BVC là hợp lý và đúng quy định.

2.3.5.2. Chế độ đãi ngộ, thu hút và môi trường làm việc

- Chế độ đãi ngộ và thu hút

Các BVC trên địa bàn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam là đơn vị sự nghiệp công lập nên chế độ tiền lương được áp dụng theo Nghị định số: 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Thủ tướng chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 76/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2009 và Nghị định số 14/2012/NĐ-CP ngày 07 tháng 3 năm 2012 và Nghị định số 17/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ.

Chế độ thu nhập tăng thêm của các bệnh viện được thực hiện theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2015 của Chính phủ Quy định về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập. Thực hiện chi trả thu nhập tăng thêm theo quy chế chi tiêu nội bộ của bệnh viện dựa trên trình độ, tiêu chuẩn chức danh, chức năng, thâm niên công tác, hiệu quả, năng suất công việc tùy theo thực tế từng đơn vị. Hiện nay, chế độ thu nhập tăng thêm của các BVC ở mức dao động từ 0,3 đến 0,6 lần lương, đây là động lực thúc đẩy cho cán bộ viên chức lao động làm việc hiệu quả, năng suất hơn. Một số bệnh viện cịn có chế độ giữ chân nguồn nhân lực (bác sĩ) dựa trên thời gian công tác: dưới 5 năm mỗi tháng hổ trợ 5 triệu đồng, từ 5 đến 10 năm hổ trợ 7 triệu đồng, trên 10 năm cơng tác hổ trợ 9 triệu đồng.

Ngồi ra, đối với ngành y tế còn thực hiện những chế độ phụ cấp, ưu đãi nghề: Nghị định số 56/2011/NĐ/CP ngày 4 tháng 7 năm 2011 của chính phủ quy định chế độ phụ cấp ưu đãi nghề đối với công chức, viên chức công tác tại cơ sở y tế công lập, Quyết định số 73/2011/QĐ-TTg ngày 28/12/2011

của chính phủ về việc quy định một số chế độ phụ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức, người lao động trong các cơ sở y tế công lập.

Chính sách thu hút, trọng dụng và đãi ngộ nhân tài luôn được các BVC trên địa bàn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam quan tâm thực hiện. Trên cơ sở Nghị định số 140/2017/NĐ-CP ngày 05/12/2017 của Chính phủ quy định về chính sách thu hút, tạo nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ, UBND tỉnh Quảng Nam trước đây đã ban hành quyết định 04/2014/QĐ-UBND ngày 4 tháng 3 năm 2014 về chính sách thu hút bác sĩ, bác sỹ có trình độ sau đại học về làm việc tại các cơ sở y tế công lập thuộc tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2013 – 2015 với chế độ thu hút rất lớn. Bác sĩ về làm việc tại các cơ sở y tế công lập thuộc tỉnh Quảng Nam được tuyển dụng vào viên chức Nhà nước không qua thi tuyển và được hưởng chính sách thu hút với mức hỗ trợ một lần như sau:

+ Đối với bác sĩ:

- Tốt nghiệp loại giỏi: 250.000.000 đồng (hai trăm năm mươi triệu đồng);

- Tốt nghiệp loại khá: 230.000.000 đồng (hai trăm ba mươi triệu đồng); - Tốt nghiệp loại trung bình, trung bình khá: 200.000.000 đồng (hai trăm triệu đồng);

+ Đối với bác sĩ có trình độ sau đại học:

- Tiến sĩ: 500.000.000 đồng (năm trăm triệu đồng);

- Bác sĩ nội trú, bác sĩ chuyên khoa II: 350.000.000 đồng (ba trăm năm mươi triệu đồng);

- Thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa I: 300.000.000 đồng (ba trăm triệu đồng). + Ngồi ra cịn hỗ trợ 100 triệu tiền đất làm nhà ở;

Quyết định số 05/2014/QĐ-UBND của UBND tỉnh Quảng Nam ngày 07/3/2014 về ban hành Quy định về chính sách hỗ trợ đào tạo đối với sinh

viên đang học bác sĩ, bác sĩ nội trú đáp ứng yêu cầu chương trình đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của tỉnh Quảng Nam.

Bảng 2.22: Thu hút nguồn nhân lực của các bệnh viện công trên địa bàn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam

theo Quyết định số 04, 05/2014/QĐ-UBND

Đvt: Người TT Bệnh viện Theo QĐ số 04/2014/QĐ-UBND Theo QĐ số 05/2014/QĐ-UBND Tổng 1 Đa khoa 41 4 45 2 Phạm Ngọc Thạch 3 0 3 3 Phụ sản- Nhi 6 3 9 4 Tâm Thần 0 0 0 5 Y học cổ truyền 5 3 8 Tổng 55 10 65 Nguồn: Phòng Tổ chức - cán bộ các bệnh viện

Qua bảng 2.22 chúng tôi thấy các BVC trên địa bàn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam đã thực hiện các chính sách thu hút nhân tài bác sĩ, bác sỹ có trình độ sau đại học (SĐH) nhưng trong thời gian qua việc thu hút nguồn nhân lực đạt kết quả rất thấp tại các bệnh viện. Việc thu hút chỉ tập trung vào bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Nam chiếm tỷ lệ cao so với các bệnh viện khác:

Theo quyết định 04/2014/QĐ-UBND là 41/55 bác sĩ chiếm 74,55%. Theo quyết định 05/2014/QĐ-UBND là 4/10 bác sĩ chiếm tỷ lệ 40%.

Bảng 2.23: Đánh giá về chính sách thu hút, đãi ngộ nhân lực của các bệnh viện công trên địa bàn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam

NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ Số lƣợng Tỷ lệ %

Đánh giá về thu hút, đãi ngộ nhân lực hiện nay Rất không phù hợp 17 4.25% Khơng phù hợp 224 56.00% Bình thường 128 32.00% Phù hợp 22 5.50% Rất phù hợp 9 2.25%

Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát

Qua bảng 2.23 chúng tôi thấy kết quả khảo sát đánh giá về mức độ phù hợp trong việc thực hiện thu hút, đãi ngộ NL hiện nay ở các BVC trên địa bàn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam vẫn có tỷ lệ rất khơng phù hợp và không phù hợp chiếm tỷ lệ khá cao. Điều này cũng hợp lý vì trước đây năm 2014 có Quyết định số 04/2014/QĐ-UBND của UBND tỉnh Quảng Nam ngày 04/03/2014 và Quyết định số 05/2014/QĐ-UBND của UBND tỉnh Quảng Nam ngày 07/3/2014 về thu hút nguồn nhân lực (bác sĩ và sau đại học) và hỗ trợ đối với sinh viên đang học bác sĩ và bác sĩ nội trú hiện tại khơng cịn chính sách như trước nên việc thu hút, đãi ngộ nguồn nhân lực không như mong đợi.

- Môi trường làm việc.

Các bệnh viện luôn bảo đảm điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ cho việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn tùy theo điều kiện thực tế của đơn vị. Môi trường làm việc là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới người lao động. Đối với người lao động, làm việc trong một điều kiện lao động lý tưởng và môi trường làm việc đảm bảo sẽ tạo cho người lao động yên tâm và thoải mái khi làm

đơn vị và thực hiện tốt công việc, đặc biệt là trong mối quan hệ với đồng nghiệp và lãnh đạo để tạo ra sự thoải mái về tư tưởng.

Biểu đồ 2.6: Biểu thị về môi trƣờng làm việc tại các bệnh viện công trên địa bàn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam

Nguồn tổng hợp kết quả khảo sát

Qua biểu đồ 2.6 chúng tôi thấy kết quả khảo sát về điều kiện môi trường làm việc tại các BVC trên địa bàn thành Phố Tam kỳ, tỉnh Quảng Nam như sau:

- Về cơ sở hạ tầng kết quả khảo sát mức độ đạt được khá cao. Tuy nhiên vẫn có tỷ lệ đánh giá là đáp ứng rất không tốt và đáp ứng khơng tốt. Sở dĩ có tỷ lệ này là do một số cơ sở xây dựng quá lâu, nay trên đà xuống cấp.

- Về trang thiết bị khám chữa bệnh được đánh giá khá thấp với tỷ lệ đáp ứng không tốt là 33.75%. Điều này phù hợp với thực tế tại các cơ sở y tế công lập, các trang thiết bị là do nhà nước đầu tư, phân bổ. Quảng Nam là một tỉnh lẻ nên ngân sách đầu tư cho ngành y tế còn khá hạn hẹp. Các trang thiết bị chủ yếu có từ trước từ các dự án nên không đồng bộ, chưa được nâng cấp cũng như việc thay thế mới cịn q ít.

0.00% 10.00% 20.00% 30.00% 40.00% 50.00% 60.00% 70.00% Đáp ứng rất khơng tốt Đáp ứng khơng tốt Bình thường Đáp ứng tốt Đáp ứng rất tốt Cơ sở hạ tầng Trang thiết bị Phương tiện

- Về phương tiện làm việc nhìn chung đáp ứng khá tốt với điều kiện cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh lẻ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực ngành y tế tại các bệnh viện công trên địa bàn thành phố tam kỳ, tỉnh quảng nam (Trang 72 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)