Nâng cao thể chất cho cán bộ, nhân viên y tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực ngành y tế tại các bệnh viện công trên địa bàn thành phố tam kỳ, tỉnh quảng nam (Trang 96 - 120)

7. Kết cấu của luận văn

3.2. Một số giải pháp phát triển nguồn nhânlực y tế

3.2.5. Nâng cao thể chất cho cán bộ, nhân viên y tế

Đây là vấn đề có ý nghĩa chiến lược và lâu dài để có được đội ngũ nhân viên y tế trẻ, khỏe, làm việc năng động và sáng tạo mang lại hiệu quả cao.

- Thực hiện tốt các quy định của nhà nước về chế độ đặc thù đối với nhân viên ngành y tế. Kiến nghị Bộ Y tế sửa đổi mức bồi dưỡng, phụ cấp phù hợp với tình hình biến động giá cả hiện nay.

- Sắp xếp công việc, phân công hiệu quả nhằm giảm căng thẳng cho nhân viên y tế.

- Có chương trình khám bệnh định kỳ hàng năm cho nhân viên y tế. - Tạo điều kiện và khuyến khích các hoạt động thể dục thể thao, văn hóa văn nghệ cho cán bộ ngành y tế nhân các ngày lễ nhằm nâng cao thể chất.

3.2.6. Tạo động lực thúc đẩy đối với nhân viên y tế

3.2.6.1. Thực hiện tốt các chính sách đãi ngộ chung của nhà nước

Kiến nghị Nhà nước điều chỉnh các chế độ phụ cấp như:

- Chế độ phụ cấp ƣu đãi theo nghề

+ Mở rộng đối tượng để mọi cán bộ y tế công tác trong ngành y tế đều được hưởng chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề, đồng thời điều chỉnh phù hợp định mức ưu đãi tùy thuộc vào từng lĩnh vực chuyên môn, từng vùng miền và từng tuyến công tác của cán bộ y tế.

+ Nâng định mức ưu đãi cho các lĩnh vực đặc thù như pháp y, giải phẫu bệnh, tâm thần, lao, phong, truyền nhiễm, X - quang, xét nghiệm, nhi, y tế dự phòng.

+ Bổ sung chi trả phụ cấp ưu đãi theo nghề trong cả thời gian đi học nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ y tế được cử đi học do nhu cầu của đơn vị.

- Chế độ phụ cấp trực

+ Điều chỉnh chế độ tiền lương, định xuất trực cho phù hợp với từng chuyên khoa, theo hạng bệnh viện và số giường bệnh thực kê.

+ Cần bổ sung thêm chế độ cho những trường hợp do đơn vị khơng thể bố trí cho cán bộ y tế nghỉ bù sau phiên trực thì được trả 100% lương và phụ cấp trên ngày hiện hưởng và khơng tính ngày nghỉ bù.

+ Chế độ phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật: tăng định mức phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật, đồng thời rà soát lại danh mục phẫu thuật, thủ thuật cần được phụ cấp cũng như phân hạng sao cho phù hợp.

3.2.6.2. Làm tốt công tác khen thưởng, bổ nhiệm cán bộ ngành y tế

Các BVC trên địa bàn thành phố cần xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá cán bộ, nhân viên để có cơ sở khen thưởng, động viên kịp thời những tập thể và cá nhân điển hình trong việc nâng cao trình độ chuyên môn và rèn luyện y đức.

Việc xét chọn các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng được các đơn vị triển khai thực hiện bảo đảm đúng nguyên tắc, đúng đối tượng, tiêu chuẩn theo quy định của Luật thi đua – khen thưởng và các văn bản hướng dẫn về công tác thi đua, khen thưởng hiện hành.

Xây dựng các tiêu chuẩn về chính sách bổ nhiệm, bố trí các chức vụ lãnh đạo ở các cơ sở y tế và tổ chức thực hiện công khai, minh bạch.

Tạo điều kiện để cán bộ có cơ hội phát triển, phấn đấu khơng ngừng hướng đến vị trí cao hơn.

3.2.6.3. Ban hành chính sách thu hút nhân tài riêng cho ngành y tế

Hiện nay chính sách thu hút nguồn nhân lực tại các BVC trên địa bàn thành phố Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Nam đã hết hiệu lực. Mặc khác một số BVC trên địa bàn thành phố Tam Kỳ đã tự chủ hồn tồn về tài chính. Do đó gặp rất nhiều khó khăn trong tài chính nên các BVC ban hành các chính sách về thu hút nguồn nhân lực cho các bệnh viện là điều khó thực hiện.

Việc giao tự chủ hồn tồn về tài chính đối với các BVC của Nhà nước là đúng nhưng đối với ngành y tế là một ngành nghề đặc thù liên quan đến sức khỏe và tính mạng của người dân. Tuy nhiên, trong bối cảnh xuất hiện của các bệnh lây nhiễm nguy hiểm như đại dịch COVID-19 đã gây ra rất nhiều khó khăn về kinh tế và áp lực nặng đối với với ngành y tế. Do đó Trung ương, Bộ Y tế, các ngành, UBND tỉnh cần phải xây dựng một cơ chế riêng để hỗ trợ các bệnh viện, xây dựng các chính sách đặc biệt riêng cho ngành y tế để thu hút nguồn nhân lực và các chính sách đãi ngộ đối với cán bộ, viên chức người lao động trong ngành y tế nhằm tạo động lực, thúc đẩy tinh thần làm việc, nhiệt huyết hăng say trong công tác khám chữa bệnh cho người dân.

Tiểu kết chƣơng 3

Chương 3, để phát triển nguồn nhân lực ngành y tế tại các BVC trên địa bàn thành phố Tam kỳ, tỉnh Quảng Nam, tác giả đã nêu lên các quan điểm, định hướng, phát triển nguồn nhân lực tại các BVC trên địa bàn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam.

Trên cơ sở đó, tác giả đã đưa ra được các giải pháp phát triển nguồn nhân lực tại các BVC trên địa bàn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam:

- Hồn thiện các chính sách, thể chế phát triển nguồn nhân lực y tế đây là vấn đề then chốt, cơ sở pháp lý của việc phát triển nguồn nhân lực.

- Xây dựng kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực cho ngành y tế là tiêu chí để đánh giá về cơ cấu, quy mô và chất lượng nguồn nhân lực tại các BVC, để đáp ứng ngày càng cao hơn về chuyên môn trong công tác khám chữa bệnh cho người dân.

- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất nhằm tạo điều kiện môi trường làm việc cho nhân viên y tế ngày càng tốt hơn, tạo môi trường và không gian làm việc được thoáng, đáp ứng tốt việc khám chữa bệnh cho người dân

- Nâng cao y đức cho cán bộ, nhân viên y tế nhằm nâng cao kỹ năng giao tiếp, quy tắc ứng xử nhân ái, thân thiện trong việc xây dựng hình ảnh của Lương y với người bệnh và người nhà bệnh nhân.

- Nâng cao thể chất cho cán bộ, nhân viên y tế nhằm tạo ra đội ngũ NL lao động trẻ, có đủ sức khỏe và có tính kế thừa.

- Tạo động lực thúc đẩy đối với nhân viên y tế nhằm thúc đẩy cho người lao động có điều kiện để người lao động yên tâm công tác, tạo cơ hội cho họ phát triển và phấn đấu hăng say trong công việc.

KẾT LUẬN

Đề tài nghiên cứu “Phát triển nguồn nhân lực ngành Y tế tại các BVC trên địa bàn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam” đã thể hiện được những nội dung cơ bản sau:

1. Thông qua cơ sở lý luận về nguồn nhân lực, phát triển nguồn nhân lực, phát triển nguồn nhân lực y tế luận văn đã chỉ ra được vai trị mang tính quyết định của nguồn lực con người đối với sự phát triển kinh tế và xã hội. Trong đó, nguồn nhân lực y tế đóng một vai trị hết sức quan trọng, bởi vì lao động của họ liên quan trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng con người.

2. Qua số liệu thống kê nhân lực của ngành Y tế tại các BVC trên địa bàn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam từ năm 2016 đến năm 2020, luận văn đã tiến hành tổng hợp, phân tích và đánh giá được thực trạng phát triển nhân lực ngành y tế tại các BVC trên địa bàn Thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam trong thời gian qua. Từ đó tìm ra được những nguyên nhân của tình trạng chậm phát triển của nguồn nhân lực ngành y tế trong giai đoạn hiện nay.

3. Trên cơ sở đó, luận văn đã đề xuất một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực ngành y tế tại các BVC nhằm đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của người dân trong thời gian đến, bao gồm:

- Các giải pháp hồn thiện các chính sách phát triển nguồn nhân lực y tế. - Xây dựng kế hoạch đào tạo để nâng cao năng lực và cơ cấu nhân lực - Tăng cường cơ sở vật chất cho các BVC

- Nâng cao y đức cho cán bộ nhân viên y tế - Nâng cao thể chất cho cán bộ y tế

Cùng với đó, tác giả mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị để phát triển nguồn nhân lực y tế đối với Trung ương, Bộ Y tế, địa phương và các BVC trên địa bàn thành phố Tam Kỳ.

Luận văn được thực hiện với sự nỗ lực và mong muốn góp phần vào việc khắc phục phần nào tình trạng thiếu nhân lực của ngành y tế hiện nay tại các BVC trên địa bàn thành phố tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam, đang là vấn đề thời sự nóng bỏng trong cả nước nói chung và tỉnh Quảng Nam nói riêng.

KIẾN NGHỊ

1. Đối với các cơ quan Trung ƣơng, Bộ Y tế

Để xây dựng nguồn nhân lực y tế đáp ứng yêu cầu xã hội, Nhà nước cần thiết phải hoàn thiện các thể chế, chính sách về phát triển nguồn nhân lực y tế; gắn công tác xây dựng nguồn nhân lực y tế với các chương trình, mục tiêu quốc gia trong lĩnh vực y tế. Chính phủ cần ban hành các chế độ, chính sách về tiền lương, phụ cấp, chế độ ưu đãi cho cán bộ y tế phù hợp với lĩnh vực công tác đặc thù ngành y tế, ngành y tế cần nghiên cứu, dự báo về nhu cầu cán bộ y tế tại các địa phương, lĩnh vực để từ đó tham mưu cho Đảng và Nhà nước ban hành nghị quyết, nghị định, chương trình cụ thể, phù hợp cả mục tiêu ngắn hạn và dài hạn;

Bộ Y tế cần xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy về đảm bảo chất lượng đào tạo nguồn nhân lực y tế; rà sốt và hồn thiện chuẩn đầu ra cho các chương trình đào tạo bác sĩ đa khoa, y tế công cộng, điều dưỡng… thống nhất trong tồn quốc. Xây dựng tiêu chuẩn và quy trình đánh giá nhân lực dựa trên cơ sở năng lực, kết quả, hiệu suất, năng suất lao động thực tế.

2. Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam

Để hiện thực hóa các chủ trương, định hướng theo tinh thần Nghị quyết số 19-NQ/TW về về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, Nghị quyết số 20-NQ/TW về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới, tỉnh Quảng Nam cần ban hành những văn bản cụ thể hóa để phát triển nguồn nhân lực y tế của nhà nước sao cho phù hợp với điều kiện thực tiễn tại địa phương, từng bệnh viện. Cùng với việc cụ thể hóa các thể chế, chính sách về phát triển nguồn nguồn nhân lực y tế của

nhà nước, tỉnh Quảng Nam cần ban hành các chế độ đãi ngộ, đào tạo nguồn nhân lực, quy hoạch phát triển nguồn nhân lực của tỉnh phù hợp với điều kiện và đặc thù của từng cơ sở y tế, bao gồm: tuyển dụng; đào tạo và bồi dưỡng; đãi ngộ nguồn nhân lực y tế. Đặc biệt chính sách thu hút nguồn nhân lực ngành y tế đã hết hiệu lực, các BVC đã dần tự chủ hồn tồn về tài chính, nên các bệnh viện gặp khó khăn do đó việc thu hút nguồn nhân lực cũng gặp khó khăn theo. UBND tỉnh cần phải ban hành chính sách thu hút nguồn nhân lực để hổ trợ cho các BVC trong việc thu hút nguồn nhân lực.

3. Đối với các bệnh viện công trên địa bàn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam

Cần xây dựng kế hoạch cụ thể thực hiện các chính sách của các cấp, bộ, ngành y tế, đặc biệt là của UBND tỉnh Quảng Nam, Sở Y tế. Ngồi ra, ban hành, hồn thiện các chính sách phát triển nguồn nhân lực y tế của từng bệnh viện phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và định hướng phát triển.

Phát triển nguồn nhân lực y tế tại các BVC trên địa bàn TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam cần quan tâm đến các lĩnh vực như: Xây dựng kế hoạch, quy hoạch, thu hút, tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, bổ nhiệm nguồn nhân lực. Các bệnh viện cần phải nâng cấp, cải thiện môi trường làm việc phù hợp để tạo cơ hội cho đội ngũ y, bác sĩ thực hiện tốt nhiệm vụ của mình nơi họ cơng tác.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lan Anh (2016), Ngừng nhận người hệ trung cấp trong ngành y từ

năm 2021, https://tuoitre.vn/ngung-nhan-nguoi-he-trung-cap-trong-nganh-y-

tu-nam-2021-1056853.htm

2. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết 46-NQ/TW của bộ chính trị về Công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới.

3. Bộ Nội vụ - Bộ Y tế (2005), Thông tư liên tịch số 08/2007/TTLT- BYT-BNV, Hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở y tế nhà nước.

4. Bộ Y tế (1996), Quyết định số 2088/BYT-QĐ ngày 06/11/1996 của

Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về y đức.

5. Bộ Y tế (2009), Nhân lực y tế Việt Nam, báo cáo chung tổng quan

ngành y tế năm 2009.

6. Bộ Y tế (2015), Quyết định số 2992/QĐ-BYT ngày 17/07/2015 của

Bộ Y tế, về phê duyệt kế hoạch phát triển nhân lực trong hệ thống khám bệnh chữa bệnh giai đoạn 2015 - 2020.

7. Bộ Y tế (2017), Thông tư số: 54/2017/TT-BYT ngày29 tháng 12 năm 2017 Ban hành bộ tiêu chí ứng dụng cơng nghệ thông tin tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

8. Bộ y tế (2019), Quyết định số: 3869/QĐ-BYT ngày 28 tháng 8 năm

2019 ban hành các mẫu phiếu và hướng dẫn khảo sát hài lòng người bệnh và nhân viên y tế.

9. Bộ Y tế (2019), Quyết định số: 4888/QĐ-BYT ngày 18 tháng 10 năm 2019 Phê duyệt đề án ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin y tế thông minh giai đoạn 2019-2025.

10. PGS.TS Trần Xuân Cầu và PGS.TS Mai Quốc Chánh (2008), "Giáo

trình Kinh tế Nguồn nhân lực", NXB Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.

11. Chính phủ (2011), Quyết định số 73/2011/QĐ/TTg ngày 28 tháng 12 năm 2011về quy định một số chế độ phụ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức, người lao động trong các cơ sở y tế công lập và chế độ phụ cấp chống dịch.

12. Chính phủ (2016), Quyết định 163/QĐ-TTg ngày 25/01/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án đào tạo, bồi dưỡng CBVC giai đoạn 2016 - 202; Bộ Y tế (2013), Thông tư 22/2013/TT-BYT ngày 09/8/2013 của Bộ Y tế về hướng dẫn công tác đào tạo liên tục với cán bộ y tế.

13. Chính phủ (2018), Quyết định số 553/QĐ-TTg ngày 15 tháng 05 năm 2018 của Thủ tướng chính phủ về quyết định Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

14. Chính phủ, (2011), Quyết định số 1216/QĐ/TTg ngày 22 tháng 7 năm 2011, về phê duyệt phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020.

15. Bùi Văn Danh, Nguyễn Văn Dung, Lê Quang Khôi (2011), "Quản trị nguồn nhân lực", Nhà xuất bản Phương Đông.

16. GS.TS Trương Việt Dũng, Ths Phạm Xuân Viết, Ths Phạm Ngân Giang - Vụ Khoa học - Đào tạo Bộ Y tế (2011), Đào tạo nhân lực y tế nhằm

đáp ứng nhu cầu xã hội.

17. Đảng bộ Sở Y tế tỉnh Quảng Nam (2020), Văn kiện Đại hội XVI nhiệm kỳ 2020 -2025.

18. Đảng cộng sản Việt Nam (2017), Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày

25/15/2017 của Ban Chấp hành Trung ương về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập.

19. Đảng cộng sản Việt Nam (2017), Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày

25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực ngành y tế tại các bệnh viện công trên địa bàn thành phố tam kỳ, tỉnh quảng nam (Trang 96 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)