Nghĩa của phát triển nguồn nhânlực y tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực ngành y tế tại các bệnh viện công trên địa bàn thành phố tam kỳ, tỉnh quảng nam (Trang 28 - 30)

7. Kết cấu của luận văn

1.1. Những vấn đề chung về phát triển nguồn nhânlực

1.1.3. nghĩa của phát triển nguồn nhânlực y tế

Phát triển nguồn nhân lực y tế có ý nghĩa rất lớn trong sự nghiệp phát triển của cả nước nói chung và ngành y tế nói riêng. Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội cần phải dựa trên nhiều nguồn lực khác nhau như nhân lực, vật lực, tài lực... nhưng nguồn lực là yếu tố có vai trị quyết định đối với sự phát triển. Chỉ có nguồn lực con người mới tạo ra động lực cho sự phát triển, vì các nguồn lực khác muốn phát huy tác dụng bắt buộc phải thông qua nguồn lực con người. Nguồn nhân lực chính là động lực chính của sự phát triển. Phát

triển nguồn nhân lực có ảnh hưởng đến quá trình phát triển của người lao động, của tổ chức, của địa phương hay của cả quốc gia.

- Phát triển nguồn nhân lực nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của người lao động:

Trên một góc độ nào đó thì phát triển nguồn nhân lực cũng sẽ tạo ra được động lực để thúc đẩy người lao động làm việc, bởi vì ngồi những nhu cầu cơ bản thì người lao động cũng cần có nhu cầu phát triển, nhu cầu được thể hiện...

Phát triển nguồn nhân lực là tạo điều kiện để nâng cao kiến thức, trình độ chun mơn nghiệp vụ, kỹ năng, nhận thức của người lao động đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ được giao. Vì vậy, phát triển nguồn nhân lực là nhằm đáp ứng được nguyện vọng, nhu cầu học tập nâng cao và cơ hội phát triển, thăng tiến trong nghề nghiệp của bản thân người lao động, là một trong những yếu tố tạo nên động lực lớn thúc đẩy người lao động phát triển.

- Là nhân tố thúc đẩy sự phát triển của tổ chức:

Đối với bất kỳ một tổ chức nào thì phát triển nguồn nhân lực là nhằm đáp ứng yêu cầu, mục tiêu, nhiệm vụ chiến lược của tổ chức đó. Khi nguồn nhân lực của tổ chức được phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng thì năng suất lao động sẽ tăng lên và việc thực hiện các nhiệm vụ của tổ chức sẽ đạt hiệu quả cao hơn. Đây chính là nhân tố chủ yếu để thúc đẩy sự phát triển của tổ chức.

- Là yếu tố quyết định sự phát triển của một ngành, một địa phương hay một quốc gia:

Bất kỳ một ngành, một địa phương hay một quốc gia nào đó làm tốt cơng tác phát triển nguồn nhân lực thì sẽ tạo điều kiện cho việc tổ chức và sử dụng lao động trong các ngành kinh tế xã hội có hiệu quả, lao động có khả năng làm chủ được khoa học kỹ thuật và công nghệ tiên tiến, kết quả lao động là năng suất lao động ngày càng cao, tăng trưởng lao động ngày càng lớn. Từ đó tạo ra được q trình phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững. Trong

quá trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đảng ta đã khẳng định: “Nguồn lực con người là q báu nhất, có vai trị quyết định, đặc biệt đối với nước ta, khi nguồn lực tài chính và nguồn lực vật chất cịn hạn hẹp”, đó là “người lao động có trí tuệ cao, tay nghề thành thạo, có phẩm chất tốt đẹp, được đào tạo, bồi dưỡng và phát huy bởi nền giáo dục tiên tiến gắn liền với một nền khoa học hiện đại” [41].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực ngành y tế tại các bệnh viện công trên địa bàn thành phố tam kỳ, tỉnh quảng nam (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)