Đánh giá chung về sự phát triển nguồn nhânlực ngành y tế tại các bệnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực ngành y tế tại các bệnh viện công trên địa bàn thành phố tam kỳ, tỉnh quảng nam (Trang 82 - 87)

7. Kết cấu của luận văn

2.4. Đánh giá chung về sự phát triển nguồn nhânlực ngành y tế tại các bệnh

bệnh viện công trên địa bàn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam

2.4.1. Kết quả đạt được

Có thể khẳng định trong những năm gần đây trước nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao. Hệ thống các BVC trên địa bàn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam đã nỗ lực không ngừng hoàn thiện về mọi mặt để đáp ứng nguyện vọng của nhân dân.

Cơ cấu NL của các BVC trên địa bàn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam tương đối cân đối, phù hợp với đặc thù ngành y tế. Các khối chức năng; khối lâm sàng và khối quản lý, hành chính duy trì ở mức vừa đủ đảm bảo theo quy định của thơng tư 08/2007/TTLT-BYT-BNV.

Trình độ đào tạo có trình độ TC được tăng lên. Cơ cấu độ tuổi hài hòa, đảm bảo đội ngũ kế thừa. Cơ cấu giới tính phù hợp với đặc thù nghề nghiệp, tỷ lệ nữ luôn cao qua các năm nhằm đáp ứng mọi mặt trong công tác chăm sóc, một cơng việc phù hợp với lao động nữ hơn.

Công tác quy hoạch, dự nguồn được rà soát, bổ sung hằng năm. Việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ viên chức lao động được thực hiện thường xuyên, liên tục nhằm nâng cao chất lượng. Công tác tuyển dụng NL được chú trọng để đảm bảo NL cho công tác khám chữa bệnh nhưng chỉ đạt ở mức độ tương đối. Quy trình bổ nhiệm, bổ nhiệm lại được thực hiện đúng quy định.

Chế độ đãi ngộ được thực hiện theo đúng văn bản của Nhà nước. Ngoài ra, từng bệnh viện đều có chế độ đãi ngộ riêng thông qua quy chế chi tiêu nội bộ và các bệnh viện thực hiện việc giữ chân bác sĩ bằng hình thức đãi ngộ theo thời gian công tác với mức hỗ một phần kinh phí hằng tháng, góp phần nâng cao đời sống cho cán bộ viên chức lao động.

Mặt quan trọng khác, đó là phát triển nguồn nhân lực tương đối đảm bảo số lượng, chất lượng từng bước đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân.

2.4.2. Nguyên nhân đạt được

Trong suốt q trình khám chữa bệnh nói chung, việc phát triển NLYT tại các BVC trên địa bàn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, kịp thời của các cấp, bộ, ngành, nhất là Bộ Y tế, UBND tỉnh Quảng Nam, Sở Y tế Quảng Nam, sự giúp đỡ tích cực của các BV trong cả nước, nhất là trong đào tạo, bồi dưỡng, chuyển giao kỹ thuật nhằm chuẩn hóa NLYT, tạo điều kiện về cơ sở vật chất, phương tiện, trang thiết bị hiện đại để các BVC hồn thành nhiệm vụ chính trị.

Đội ngũ NL của các BVC trên địa bàn TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam ln có sự nỗ lực, cố gắng, có ý chí phấn đấu vươn lên; biết khắc phục mọi khó khăn trong tự học, tự rèn luyện, tự đào tạo, bồi dưỡng để không ngừng nâng cao phẩm chất, năng lực, trình độ chuyên môn nhằm đáp ứng với yêu cầu khám chữa bệnh của nhân dân.

2.4.3. Hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được, về phát triển NLYT tại các BVC trên địa bàn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam vẫn còn một số tồn tại, hạn chế, đó là:

Tình hình NL của các BVC trên địa bàn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam còn nhiều bất cập, tỷ lệ biên chế giữa chỉ tiêu giao thấp hơn so với số lượng NL thực tế, về số giường bệnh chênh lệch cao, số giường bệnh thực kê luôn vượt chỉ tiêu so với số giượng bệnh kế hoạch.

Trình độ đào tạo NL có trình độ SĐH, ĐH tại các BVC chưa đáp ứng đúng với Quyết định số 2992/QĐ-BYT ngày 17/07/2015 của Bộ Y tế.

Công tác thu hút NL chưa được chú trọng, nhất là thu hút đội ngũ bác sĩ nên số lượng bác sĩ được thu hút, tuyển dụng hằng năm còn thấp. Chất lượng nhân lực chưa đáp ứng được nhu cầu. Tỷ lệ bác sĩ trên chức danh chun mơn y tế cịn thấp hơn tỷ lệ chuẩn theo quy định thông tư 08/2007/TTLT-BYT- BNV. Tình trạng chảy máu chất xám, nhất là dịch chuyển việc làm từ BVC sang bệnh viện tư vẫn chưa giải quyết được.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng chưa đáp ứng được yêu cầu, nhất là việc đào tạo các ê - kíp chun sâu, đào tạo, bồi dưỡng NL có trình độ cao.

Chính sách thu hút nhân tài ngành y tế của tỉnh đã kết thúc: Quyết định 04/2014/QĐ-UBND ngày 4 tháng 3 năm 2014; quyết định số 05/2014/QĐ- UBND của UBND tỉnh Quảng Nam ngày 07/3/2014. Chính sách tiền lương theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP về chế độ tiền lương khơng cịn phù hợp với đặc thù của ngành y tế. Chế độ phụ cấp, ưu đãi còn thấp, chưa thỏa đáng và tương xứng với lao động đặc thù của ngành.

2.4.4. Nguyên nhân của những hạn chế

Nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của nhân dân, nên số lượng, chất lượng NLYT tại các BVC trên địa bàn TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam không đáp ứng đủ nguồn nhân lực. Mặt khác, chủ trương hiện nay của Nhà nước là tinh giảm biên chế tại các cơ quan hành chính sự nghiệp. Một phần do cơ cấu tự chủ hồn tồn về tài chính của các bệnh viện nên việc tuyển dụng nhân lực vào cơ quan cũng gặp khơng ít khó khăn.

Chất lượng nguồn nhân lực thấp vì cơng tác thu hút, tuyển dụng nguồn nhân lực y tế khơng cịn hiệu lực, không đáp ứng nhu cầu, nhất là bác sĩ, NLYT sau đại học. Tình trạng chảy máu chất xám vẫn đang diễn ra, các bệnh viện vẫn chưa có hướng khắc phục. Một số bác sĩ qua đào tạo, bồi dưỡng đã bỏ việc, dịch chuyển sang các bệnh viện tư nhân vì chế độ đãi ngộ cao.

Chính sách đãi ngộ NLYT của các BVC chưa hiệu quả. Môi trường làm việc tại các cơ sở y tế chưa hấp dẫn, chưa đủ sức thu hút bác sĩ, dược sĩ đại học và người có chun mơn giỏi về làm việc.

Các bệnh viện chưa phát huy hết vai trò tự chủ trong quá trình khám chữa bệnh. Chính vì vậy, các chế độ, chính sách đãi ngộ cả về vật chất, tinh thần cho cán bộ viên chức lao động còn hạn chế nên chưa tạo ra động lực để khuyến khích, động viên cán bộ viên chức lao động đem hết tâm huyết, tinh thần trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ.

Tiểu kết chƣơng 2

Chương 2 của luận văn đã phân tích về thực trạng phát triển nguồn nhân lực y tế tại Các BVC trên địa bàn TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam từ năm 2016 đến năm 2020. Thông qua các số liệu thu thập từ các BVC, sở Y tế và kết quả khảo sát thực trạng phát triển nguồn nhân lực đã cho chúng tôi thấy tổng quan về quy mô, cơ cấu và chất lượng nguồn nhân lực tại các BVC trên địa bàn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. Qua kết quả khảo sát và dữ liệu tại các BVC ta thấy nguồn nhân lực tại các BVC trên địa bàn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam còn nhiều hạn chế và bất cập như: Đang thiếu hụt nguồn nhân lực, trình độ chun mơn, chất lượng nguồn nhân lực chưa đạt theo quy định, sự dịch chuyển việc làm từ BVC sang bệnh viện tư nên chưa đáp ứng được yêu cầu khám chữa bệnh cho người dân. Chế độ chính sách chưa thỏa đáng, cơng tác đào tạo nâng cao trình độ chun mơn chưa đạt được hiệu quả, công tác đãi ngộ chưa đủ mạnh để thu hút nhân tài, chế độ thu hút nguồn nhân lực đã hết hiệu lực. Ngoài những bất cập trên thì công tác tuyển dụng, bổ nhiệm nguồn nhân lực ngày càng hợp lý, cơ cấu theo giới tính và độ tuổi phù hợp với thực tế, môi trường, điều kiện làm việc ngày càng được cải thiện. nguồn nhân lực có phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống tốt. Trên cơ sở những hạn chế, bất cập đó, chương III của luận văn sẽ đề ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm phát triển nguồn nhân lực ngành y tế tại các BVC trên địa bàn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam.

Chương 3:

MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC Y TẾ TẠI CÁC BỆNH VIỆN CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN

THÀNH PHỐ TAM KỲ, TỈNH QUẢNG NAM

3.1. Quan điểm, định hƣớng phát triển nguồn nhân lực các bệnh viện công thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực ngành y tế tại các bệnh viện công trên địa bàn thành phố tam kỳ, tỉnh quảng nam (Trang 82 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)