Nội dung của phát triển nguồn nhânlực y tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực ngành y tế tại các bệnh viện công trên địa bàn thành phố tam kỳ, tỉnh quảng nam (Trang 30)

7. Kết cấu của luận văn

1.2. Nội dung của phát triển nguồn nhânlực y tế

1.2.1. Phát triển cơ cấu nguồn nhân lực

Quyết định số 1216/QĐ/TTg ngày 22 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ về phê duyệt phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020 với mục tiêu: "Chỉ ra được nhu cầu về số lượng, cơ cấu và trình độ nhân lực, đảm bảo yêu cầu nhân lực thực hiện thành công đường lối cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phát triển nhanh những ngành, lĩnh vực mà Việt Nam có lợi thế so sánh quốc tế; đồng thời nêu ra các giải pháp phát triển nhân lực, hình thành đội ngũ nhân lực chất lượng cao theo chuẩn khu vực và từng bước tiến tới chuẩn quốc tế" [14].

Cơ cấu nguồn nhân lực được biểu hiện ở sự đồng bộ, mức độ phù hợp về tỷ lệ giữa các bộ phận, mối quan hệ tác động lẫn nhau giữa các thành phần, vị trí và vai trị của các bộ phận có trong tổ chức. Qui mô, cơ cấu của từng bộ phận trong tổ chức được xác định tùy thuộc vào quy mô, chức năng, nhiệm vụ của tổ chức đó. Do đó, việc xây dựng cơ cấu nguồn nhân lực phải đáp ứng được các yêu cầu về thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của tổ chức. Cơ cấu nguồn nhân lực được xác định hợp lý là có tác động cộng hưởng làm tăng sức mạnh của tổ chức và của từng cá nhân nhằm thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ của tổ chức.

Xác định cơ cấu nguồn nhân lực tức là phải xây dựng cơ cấu nguồn nhân lực sao cho cơ cấu đó đáp ứng được nhiệm vụ, mục tiêu chiến lược của

tổ chức. Việc xác định cơ cấu nguồn nhân lực rất quan trọng, bởi lẽ nhiệm vụ, mục tiêu chiến lược của tổ chức chỉ có thể được thực hiện thắng lợi khi cơ cấu nguồn nhân lực được xác định đúng đắn và phù hợp.

Như vậy cơ cấu nguồn nhân lực là tỷ trọng, vị trí của các thành phần nhân lực bộ phận trong tổng thể nguồn nhân lực của tổ chức. Để xác định cơ cấu nguồn nhân lực cần phải căn cứ vào các loại nhiệm vụ và quy mô từng loại nhiệm vụ của tổ chức; mức độ hồn thành cơng việc của người lao động; các điều kiện về vật chất để hỗ trợ người lao động làm việc.

1.2.2. Phát triển số lượng nguồn nhân lực

Phát triển số lượng nguồn nhân lực là phát triển về quy mô tổng số nhân lực và số lượng các loại hình nhân lực của một tổ chức nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của tổ chức. Phát triển số lượng nguồn nhân lực có ý nghĩa rất quan trọng vì nó đảm bảo khả năng hồn thành mục tiêu, nhiệm vụ của tổ chức.

Quyết định số 2992/QĐ-BYT ngày 17/07/2015 của Bộ Y tế về phê duyệt kế hoạch phát triển nhân lực trong hệ thống khám bệnh chữa bệnh giai đoạn 2015 – 2020: "Phát triển đội ngũ nhân lực khám bệnh, chữa bệnh đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, hợp lý về cơ cấu, theo hướng tối ưu về phân bố giữa các khu vực và phân bố giữa các chuyên ngành, đáp ứng yêu cầu chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là chăm sóc sớm, dựa vào cộng đồng, song song với phát triển kỹ thuật để góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, thực hiện mục tiêu công bằng, hiệu quả và phát triển" [6].

Phát triển nguồn nhân lực trong bệnh viện là một quá trình lựa chọn đội ngũ nhân lực: bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên và nhân viên hành chính để thỏa mãn nhu cầu sử dụng và bổ sung lực lượng nhân lực y tế cần thiết để thực hiện chức năng, nhiệm vụ và chiến lược phát triển lâu dài của bệnh viện. Số lượng nhân lực y tế không chỉ đảm bảo đủ về số lượng mà phải bằng cả về chất lượng nhân lực, phân bố nhân lực.

1.2.3. Nâng cao năng lực của nguồn nhân lực

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là trang bị kiến thức nhất định về chuyên môn nghiệp vụ cho người lao động, để họ có thể đảm nhiệm được một cơng việc nhất định.

Trong đó, năng lực của người lao động ở đây được thể hiện ở kiến thức, kỹ năng và hành vi thái độ của người lao động đó, và ứng với mỗi mục tiêu cơng việc, cần một loại năng lực nhất định [21].

Nâng cao là quá trình biến đổi, hoặc làm cho biến đổi từ ít đến nhiều, từ hẹp đến rộng, từ thấp đến cao...

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là quá trình chuẩn bị và cung cấp năng lực cần thiết cho tổ chức trong tương lai.

Nói tóm lại, “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là quá trình tạo lập

và phát triển năng lực tồn diện của con người vì sự tiến bộ kinh tế, xã hội và sự hoàn thiện bản thân mỗi con người” [15, tr265]

Chất lượng nguồn nhân lực gồm:

- Trình độ, kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ - Kỹ năng của nguồn nhân lực

- Khả năng nhận thức và thái độ ứng xử về chuyên môn và xã hội

1.2.4. Nâng cao thể chất cho người lao động

Thể chất là một trong những tiêu chí phản ánh chất lượng của nguồn nhân lực, nó được biểu hiện ra bên ngồi thơng qua tình trạng sức khỏe, độ tuổi, giới tính của nguồn nhân lực. Chiều cao, cân nặng và khả năng thích nghi với mơi trường làm việc cũng phản ánh trình độ thể chất của nhân lực.

Sức khỏe là sự phát triển hài hòa của con người cả về vật chất và tinh thần. Đó là sức khỏe cơ thể và sức khỏe tinh thần. Sức khỏe cơ thể là sự cường tráng, là năng lực tay chân. Sức khỏe tinh thần là sự dẻo dai của sự hoạt động thần kinh, là khả năng vận động trí tuệ, biến tư duy thành hoạt động

thực tiễn. Tổ chức y tế thế giới đã nêu ra định nghĩa: “Sức khỏe là một trạng thái hoàn toàn thoải mái về thể chất, tâm thần và xã hội, chứ không phải là khơng có bệnh hay thương tật”. Vì vậy, nâng cao sức khỏe là nâng cao thể chất, tinh thần cho người lao động.

Thể chất của nguồn nhân lực còn được biểu hiện qua độ tuổi, cơ cấu giới tính của nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực có thể chất cao khi có độ tuổi càng trẻ hay một cơ cấu giới tính thích hợp với từng loại ngành nghề khác nhau. Ngoài ra, chiều cao, cân nặng và khả năng thích nghi với môi trường làm việc cũng phản ánh trình độ thể chất của nguồn nhân lực.

1.2.5. Tạo động lực thúc đẩy người lao động

Động lực là những gì thúc đẩy, kích thích người lao động làm việc. Tạo động lực là hệ thống các hoạt động của nhà quản lý nhằm khích lệ người lao động làm việc.

Động lực thường gắn với nhu cầu của con người, là những đòi hỏi của người lao động cho bản thân để sống và phát triển. Động lực thúc đẩy người lao động được thực hiện thông qua các yếu tố vật chất và phi vật chất. Các yếu tố vật chất như: tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp, phúc lợi xã hội…Đây là các yếu tố nhằm thỏa mãn các nhu cầu vật chất tối thiểu của con người, được sử dụng như là một địn bẩy để kích thích tính tích cực làm việc của người lao động. Các yếu tố vật chất luôn là động lực hấp dẫn thúc đẩy người lao động làm việc; hoặc phi vật chất như các hình thức và cấp độ khen, khuyến khích, động viên, cải thiện môi trường làm việc, được học tập nâng cao… Đây là các yếu tố đem lại sự thỏa mãn về mặt tinh thần cho người lao động, được sử dụng để kích thích sự hăng say làm việc và là động lực có tác dụng thúc đẩy mạnh mẽ đối với người lao động.

Đối với người lao động, động lực thúc đẩy là nhân tố quyết định đến hành vi và hiệu quả cơng việc. Một khi con người có động lực thúc đẩy, họ sẽ

hăng say hơn trong công việc, luôn cố gắng phấn đấu, đóng góp những giá trị thiết thực và hữu hiệu nhất. Công việc của từng cá nhân hiệu quả hơn, đạt năng suất cao hơn và kết quả dễ thấy là đem lại cho người lao động thu nhập cao. Bên cạnh đó, khi nhân viên có động lực thúc đẩy, họ sẽ có cảm giác thỏa mãn trong công việc và trong các mối quan hệ với đồng nghiệp. Đối với tổ chức sẽ tạo ra được môi trường làm việc thoải mái, làm cho các mối quan hệ trở nên tốt đẹp, lành mạnh hơn và mọi người sẽ hỗ trợ nhau nhiều hơn trong công việc. Đặc biệt là tạo được khả năng cạnh tranh giữa các cá nhân trong tổ chức cũng như với các tổ chức bên ngoài, là một trong những nhân tố để tạo tiền đề cho tổ chức phát triển.

Vậy tạo động lực thúc đẩy người lao động:

- Thực hiện công bằng, minh bạch công tác chi trả tiền lương, thưởng, phụ cấp, phúc lợi xã hội cho người lao động

- Thực hiện dân chủ, hợp lý các chính sách về bố trí cán bộ, đề bạt, phân cấp phân quyền cho cấp dưới, đào tạo nâng cao trình độ chun mơn, kỹ năng nghề nghiệp

- Tình hình cải thiện môi trường, điều kiện làm việc.

1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển nguồn nhân lực ngành y tế

1.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội

1.3.1.1. Điều kiện tự nhiên

Yếu tố tự nhiên chi phối trực tiếp đến đời sống văn hóa sinh hoạt của con người, có ảnh hưởng nhất định đến phát triển nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực y tế nói riêng. Mỗi khu vực khác nhau thì vị trí địa lý cũng khác nhau, từ đó ảnh hưởng đến dân cư và vấn đề chăm sóc, khám chữa bệnh.

Các điều kiện tự nhiên, địa hình, thời tiết, khí hậu của một địa phương hay một vùng đều có ảnh hưởng nhất định đến phát triển nguồn nhân lực y tế của địa phương hay vùng đó. Những vùng có điều kiện thuận lợi như khí hậu

ơn hịa, đất đai phì nhiêu, địa hình bằng phẳng thì dân cư tập trung đơng đúc, lúc đó địi hỏi nhân lực y tế ở đây cần nhiều hơn những nơi khác. Thời tiết, khí hậu làm ảnh hưởng đến mơ hình bệnh tật của địa phương tạo nên sự phân bố nguồn nhân lực đặc trưng cho mỗi vùng.

1.3.1.2. Kinh tế - xã hội

Cơ cấu kinh tế thay đổi sẽ tác động mạnh đến số lượng và chất lượng nguồn nhân lực ở các ngành, trong đó có cả ngành y tế. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao ở các địa phương sẽ có điều kiện phát triển về vật chất hơn, con người biết quan tâm chăm sóc sức khỏe hơn, nhu cầu về y tế, các dịch vụ về chăm sóc sức khỏe của nhân dân cũng tăng lên. Vì vậy khả năng thu hút nguồn nhân lực y tế về địa phương và khả năng đào tạo cho nguồn nhân lực y tế cũng cao hơn.

1.3.2. Hệ thống thể chế, chính sách của Đảng, Nhà nước, ngành y tế và địa phương và địa phương

1.3.2.1. Thể chế, chính sách của Đảng, Nhà nước

Hệ thống các quan điểm, chủ trương, nghị quyết của Đảng, các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách của Nhà nước có sự tác động rất lớn đến phát triển nguồn nhân lực y tế nói chung trong đó có phát triển nguồn nhân lực y tế tại các BVC trên địa bàn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. Các thể chế, chính sách này sẽ tạo ra hành lang, cơ sở pháp lý để cho các cấp, ngành y tế và hệ thống các BVC có cách thức, biện pháp trong việc thực hiện các giải pháp, chính sách phát triển nguồn nhân lực y tế.

Chất lượng của thể chế, chính sách ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của việc phát triển nguồn nhân lực y tế. Sự ảnh hưởng của thể chế, chính sách đối với hiệu quả thực thi chính sách thể hiện ở hai điểm chủ yếu là tính đúng đắn và tính rõ ràng, cụ thể của chính sách:

+ Tính đúng đắn của thể chế, chính sách là tiền đề cơ bản cho việc thực thi có hiệu quả chính sách.Thể chế, chính sách đúng đắn, phù hợp với quy luật khách quan và sự phát triển xã hội, thể hiện lợi ích cơng, thúc đẩy sự phát triển xã hội, mang lại lợi ích thiết thực cho đối tượng chính sách thì sẽ có được sự thừa nhận, ủng hộ của đối tượng chính sách, người thực thi và xã hội, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả thực thi.

+ Tính rõ ràng, cụ thể của thể chế, chính sách là yếu tố then chốt để thực thi chính sách có hiệu quả, là căn cứ cho hoạt động thực thi chính sách của chủ thể thực thi chính sách, cũng là cơ sở để tiến hành đánh giá và giám sát q trình thực thi chính sách.

Tác động trực tiếp đến phát triển nguồn nhân lực y tế tại các BVC trên địa bàn thành Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam đó là hệ thống các thể chế, chính sách, nghị quyết, quyết định liên quan đến quy chế hoạt động, cơ cấu tổ chức, quy định trong tuyển dụng, sử dụng nguồn nhân lực y tế của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương của tỉnh Quảng Nam.

1.3.2.2. Chế độ chính sách đãi ngộ của Nhà nước

Chế độ đãi ngộ chính sách của Nhà nước góp phần tạo động lực, thúc đẩy tinh thần làm việc đối với cán bộ y tế từ đó góp phần nâng cao được chất lượng công tác khám chữa bệnh.

Nghị quyết số 46/NQ-TW ngày 23/02/2005 của Bộ Chính trị về cơng tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới đã chỉ rõ "nghề y là một nghề đặc biệt, cần được tuyển chọn, đào tạo, sử dụng và đãi ngộ đặc biệt" và "Xây dựng và thực hiện chính sách đãi ngộ hợp lý đối với cán bộ, nhân viên y tế; thực hiện chế độ đãi ngộ đối với người thầy thuốc tương đương như với người thầy giáo" [2].

Chế độ đãi ngộ đối với nhân viên y tế có thể là các yếu tố vật chất, cũng có thể là các yếu tố phi vật chất nhằm thúc đẩy người lao động trong

ngành y tế tin tưởng, an tâm cơng tác, làm việc tích cực, hăng say, sáng tạo và sẵn sàng đi đến các vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.

1.3.2.3. Sự phát triển của ngành y tế

Cùng với sự phát triển kinh tế-xã hội, ngành y tế cũng ngày một phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng. Sự gia tăng về dân số kéo theo nhu cầu khám chữa bệnh của người dân ngày càng cao. Chính vì vậy, ngành y tế cũng đã mở rộng các cơ sở y tế nhằm đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng tăng và đa dạng của nhân dân về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe. Sự phát triển các cơ sở y tế đòi hỏi phải phát triển nguồn nhân lực y tế cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu hợp lý.

Sự gia tăng số lượng nhân lực y tế theo nhu cầu ngày càng tăng của xã hội đòi hỏi phải nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp, thể chất, y đức ... để đảm bảo chất lượng dịch vụ y tế.

1.3.2.4. Chính sách thu hút nhân lực y tế

Thực tế hiện nay là những người có trình độ chun mơn cao có xu hướng làm việc tại các thành phố lớn, thành thị lớn, các khu vực trung tâm do đó việc phân bố nhân lực y tế ln là một thách thức, khó khăn đối với ngành y tế. Tình trạng chảy máu chất xám đã từng xảy ra từ khu vực công dịch chuyển sang khu vực tư cũng đang là khó khăn cho ngành y tế. Vì vậy, Đảng, Nhà nước, Chính quyền địa phương, các cấp, các ngành cần có chính sách ưu đãi đối với nguồn nhân lực như: Hỗ trợ ban đầu về tài chính, nhà đất, hỗ trợ đào tạo, quan tâm tuyển dụng nhân lực... để thu hút nguồn nhân lực y tế.

1.3.2.5. Chính sách đào tạo, bồi dưỡng chun mơn nghiệp vụ

Khoa học kỹ thuật không ngừng phát triển, những vấn đề về sức khỏe và bệnh tật của con người luôn thay đổi theo chiều hướng đa dạng và ngày càng phức tạp hơn thì việc đào tạo, bồi dưỡng cập nhật kiến thức mới để đáp ứng ngày một tốt hơn cho chuyên môn đối với nhân viên y tế là một tất yếu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực ngành y tế tại các bệnh viện công trên địa bàn thành phố tam kỳ, tỉnh quảng nam (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)