7. Kết cấu của luận văn
2.3. Thực trạng phát triển nguồn nhânlực ngành Y tế tại các bệnh viện công
2.3.2. Phát triển số lượng nguồn nhânlực ngành y tế
Qui mô dân số của thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam liên tục tăng qua các năm. Tính đến năm 2020, dân số của thành phố Tam Kỳ là 131,183 nghìn người, so với năm 2016 thì dân số thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam tăng lên 8,188 người (xem bảng 2.1). Tương ứng với việc gia tăng dân số sẽ kéo theo nhu cầu khám chữa bệnh của người dân cũng ngày một tăng lên. Để đáp ứng về nhu cầu khám chữa bệnh của người dân trên địa bàn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam thì số cán bộ y tế tại các BVC trên địa bàn thành phố Tam Kỳ,tỉnh Quảng Nam cũng phải tăng dần qua các năm.
Bảng 2.8: Dân số và số lƣợng cán bộ y tế tại các bệnh viện công trên địa bàn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam
Đvt: người
Nội dung Năm
2016 2017 2018 2019 2020 Dân số 122.995 127.164 129.686 130.463 131.183 Tốc độ tăng dân số hằng năm 100% 103.39% 101.98% 100.60% 100.55% Tổng số CBYT 1260 1227 1246 1290 1312 Tốc độ phát triển so
Qua bảng 2.8, chúng tôi thấy rằng tốc độ tăng dân số trên địa bàn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam tăng dần qua các năm. Sau 5 năm dân số trên địa bàn thành phố Tam Kỳ tăng 6.66%. nguồn nhân lực y tế trên địa bàn thành phố có tăng nhưng khơng đáng kể so với nhu cầu khám chữa bệnh của người dân. Số lượng CBYT sau 5 năm tại các BVC trên địa bàn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam có sự biến động không nhiều, dẫn đến tình trạng số lượng nguồn nhân lực y tế không đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh so với qui mô dân số của thành phố.
Bảng 2.9: Tổng hợp số lƣợng nhân lực các bệnh viện công trên địa bàn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam
Đvt: người Bệnh viện Năm 2016 2017 2018 2019 2020 Đa khoa 710 678 723 747 790 Phạm Ngọc Thạch 125 125 122 132 132 Phụ sản- Nhi 175 170 160 168 142 Tâm Thần 100 99 86 89 88 Y học cổ truyền 150 155 155 154 160 Tổng 1260 1227 1246 1290 1312 Nguồn: Phòng Tổ chức- Cán bộ các bệnh viện
Từ bảng 2.9 chúng tôi thấy số lượng NL ở các BVC trên địa bàn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam phát triển không đồng đều qua các năm, có bệnh viện tăng, có bệnh viện giảm. Nhưng nhìn chung có tăng nhưng tăng rất chậm. Số lượng NL sau 5 năm tại các bệnh viện tăng lên 4.13%. Điều đó cho thấy các BVC trên địa bàn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam đang thiếu hụt nguồn nhân lực qua các năm.
Với kết quả ở bảng 2.2 cho thấy tình hình khám chữa bệnh tại các BVC trên địa bàn thành phố ta thấy các lượt khám, chữa bệnh liên tục tăng qua các năm. Sau 5 năm số lượt khám chữa bệnh từ 281.594 năm 2016 lên 307.017 năm 2020 tăng 9.03%. Chứng tỏ tình hình bệnh tật của người dân trên địa bàn thành phố ngày càng cao. Từ đây cho chúng tôi thấy các BVC trên địa bàn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam chưa đáp ứng được nguồn nhân lực khám chữa bệnh cho nhân dân.
Để làm sáng tỏ thêm về nguồn nhân lực tại các BVC trên địa bàn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam chúng tôi xem xét, đánh giá về tỷ lệ nguồn nhân lực theo biên chế do sở Y tế giao và số lượng nguồn nhân lực thực tế tại các BVC qua các năm.
Bảng 2.10: Số lƣợng nhân lực biên chế của Sở Y tế giao so với số lƣợng thực tế của các bệnh viện công trên địa bàn thành phố Tam Kỳ,
tỉnh Quảng Nam Đvt: Người Bệnh viện Năm 2016 2017 2018 2019 2020 Biên chế đƣợc giao Số lƣợng thực tế Biên chế đƣợc giao Số lƣợng thực tế Biên chế đƣợc giao Số lƣợng thực tế Biên chế đƣợc giao Số lƣợng thực tế Biên chế đƣợc giao Số lƣợng thực tế Đa khoa 729 710 729 678 649 723 610 747 580 790 Phạm Ngọc Thạch 107 125 107 125 99 122 95 132 90 132 Phụ sản- Nhi 122 175 122 170 113 160 120 168 165 142 Tâm Thần 100 100 100 99 90 86 90 89 81 88 Y học cổ truyền 149 150 149 155 138 155 135 154 128 160 Tổng 1207 1260 1207 1227 1089 1246 1050 1290 1044 1312
Qua bảng 2.10 chúng tôi thấy nguồn nhân lực thực tế tại các BVC qua các năm luôn cao hơn so với nguồn nhân lực biên chế do sở Y tế giao. Số NL thực tế qua các năm có sự biến động nhưng nhìn chung vẫn tăng. Nếu như năm 2016 nguồn nhân lực thực tế tại các BVC là 1260 người thì năm 2020 nguồn nhân lực thực tế tại các BVC là 1312 người, tăng lên 4.13%. Trong khi đó ta thấy số lượng nguồn nhân lực biên chế do sở Y tế giao lại giảm dần qua các năm giữa các bệnh viện. Nếu như năm 2016 nguồn nhân lực theo biên chế do sở Y tế giao giữa các BV là 1207 người thì năm 2020 nguồn nhân lực theo biên chế do Sở Y tế giao là 1044, giảm 13.50%. Tỷ lệ này chênh lệch khá cao giữa nguồn nhân lực theo biên chế và số NL thực tế tại các BVC. Điều đó chứng tỏ các BVC trên địa bàn thành phố phải hợp đồng thêm lao động mới đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh cho người dân.
Chúng tôi thấy số lượng NL biên chế tại các BVC luôn luôn giảm qua các năm từ 2016 đến 2020 điều này hợp lý vì các BVC tại thành phố Tam Kỳ là các bệnh viện tự chủ về tài chính trong đó bệnh viện Đa khoa tỉnh là tự chủ hồn tồn về tài chính, 4 bệnh viện cịn lại tự chủ 1 phần. Nên việc số lượng NL biên chế tại các BVC giảm là đúng. Từ đó chúng tơi nhận thấy các BVC trên địa bàn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam thiếu hút nguồn nhân lực qua các năm.
Bảng 2.11: Tổng hợp số giƣờng bệnh kế hoạch và thực kê tại các bệnh viện công trên địa bàn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam
Đvt: Giường Cơ sở y tế Năm 2016 2017 2018 2019 2020 Kế hoạch Thực kê Kế hoạch Thực kê Kế hoạch Thực kê Kế hoạch Thực kê Kế hoạch Thực kê Đa khoa Quảng nam 650 1176 670 1264 740 1251 740 1320 900 1335
Phạm Ngọc Thạch 110 193 120 200 135 200 135 200 135 200
Phụ sản- Nhi 130 231 140 231 170 180 220 220 220 220
Tâm Thần 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100
Y học cổ truyền 190 278 190 278 190 278 190 278 190 278
Tổng 1180 1978 1220 2073 1335 2009 1385 2118 1545 2133
Nguồn: Phòng Tổng hợp-Kế hoạch các bệnh viện
Qua số liệu tổng hợp từ bảng 2.11, chúng tôi so sánh số giường bệnh kế hoạch do Sở Y tế giao cho các BVC với số giường thực kê qua các năm tại các BVC trên địa bàn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam, chúng tôi nhận thấy số giường bệnh thực kê luôn cao hơn rất nhiều so với số giường bệnh kế hoạch do Sở Y tế tỉnh Quảng Nam giao cho các BVC. Công suất giường bệnh thực kê luôn vượt số giường bệnh kế hoạch. So với giường thực kê với số giường bệnh kế hoạch giữa các năm, năm 2016 là 67.63%, năm 2017 là 69.92%, năm 2018 là 50.49%, năm 2019 là 52.92%, năm 2020 là 38.06%. Qua 5 năm tỷ lệ trung bình là trên 55%. Điều đó cho chúng tơi tình hình bệnh tật của người dân trên địa bàn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam luôn luôn cao, thực trạng này chứng minh số NL của các BVC trên địa bàn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam vẫn còn thiếu nhiều so với nhu cầu khám chữa bệnh của người dân.
Qua kết quả trên chúng tôi thấy sự tăng giảm nguồn nhân lực tại các BVC trên địa bàn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam do nhiều nguyên nhân như:
- Các BVC trên địa bàn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam tự chịu trách nhiệm về việc tự chủ tài chính nên khó khăn trong tuyển dụng nguồn nhân lực. Trong 5 BVC có bệnh viện Đa Khoa tỉnh là tự chủ 100%, 4 bệnh viện còn lại tự chủ 1 phần.
- Sự dịch chuyển nguồn nhân lực từ BVC sang bệnh viện tư và cán bộ y tế nghỉ hưu.
- Trong thời gian qua công tác tuyển dụng và thu hút nguồn nhân lực qua các năm không đáng kể.
Bảng 2.12: Kết quả khảo sát đánh giá về số lƣợng nhân lực so với nhu cầu hiện nay
NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ Số lƣợng Tỷ lệ %
Số lượng NL so với nhu cầu hiện nay
Rất thiếu 42 10.5%
Thiếu 189 47.3%
Vừa đủ 145 36.3%
Thừa 16 4.0%
Rất thừa 8 2.0%
Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát
Qua kết quả khảo sát bảng 2.12 về đánh giá số lượng nhân lực tại các BVC trên địa bàn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam cho thấy NL tại các BVC được các nhân viên làm việc tại các BVC đánh giá ở 2 mức độ là rất thiếu chiếm 10.5% và thiếu ở mức độ là 47.3%. Từ đó cho thấy tổng hợp ở 2 mức độ đánh giá là rất thiếu và thiếu chiếm tỷ lệ hơn 50%. Qua đó cho chúng
lượng nguồn nhân lực tại các BVC trên địa bàn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam.
Từ sự thiếu hụt về số lượng nguồn nhân lực như phân tích ở trên, chúng tơi thực hiện khảo sát về tính cần thiết của việc phát triển nguồn nhân lực đối với các nhân viên y tế tại các BVC thì nhận được kết quả ở bảng 2.8.
Bảng 2.13: Đánh giá về tính cần thiết việc phát triển nguồn nhân lực ở ác bệnh viện công trên địa bàn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam
NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ
KẾT QUẢ Số lƣợng Tỷ lệ %
Đánh giá về tính cần thiết phát triển nguồn nhân lực ở bệnh viện hiện nay
Rất không cần thiết 0 0,00%
Khơng cần thiết 6 1,50%
Bình thường 114 28,50%
Cần thiết 243 60,75%
Rất cần thiết 37 9,25%
Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát
Qua bảng 2.13 ta thấy kết quả khảo sát đánh giá về tính cần thiết để phát triển nguồn nhân lực đối với nhân viên làm việc tại các BVC với mức độ đánh giá cần thiết rất cao là 60,75%. Điều đó cho chúng tơi thấy cần phải phát triển nguồn nhân lực tại các BVC là hợp ý nhằm đáp ứng đủ về số lượng NL mới đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh cho người dân.
2.3.3. Nâng cao năng lực của nguồn nhân lực
2.3.3.1. Phát triển kỹ năng của nhân viên y tế
Kỹ năng làm việc của người lao động thường được coi là thước đo có ý nghĩa của nguồn nhân lực, là yếu tố quan trọng mang lại kết quả cơng việc có chất lượng cao.
Đối với nguồn nhân lực ngành y tế, việc phát triển kỹ năng làm việc càng có ý nghĩa vơ cùng quan trọng. Trong nhiều năm qua, với sự đầu tư của
UBND tỉnh và hỗ trợ từ các dự án cho ngành y tế tỉnh đã đầu tư mua sắm nhiều máy móc, thiết bị kỹ thuật cao. Vì vậy, Sở Y tế tỉnh Quảng Nam cũng đã tổ chức nhiều lớp đào tạo cho đội ngũ nhân viên tại các BVC sử dụng các trang thiết bị mới. Bên cạnh đó, các BVC cũng đã cử nhiều cán bộ đi đào tạo trong và ngoài nước về sử dụng thiết bị y tế hiện đại. Đồng thời, Sở Y tế cũng đã tích cực tổ chức nhiều khóa tập huấn, hướng dẫn, bồi dưỡng kỹ năng làm việc cho nhân viên y tế tại các BVC trên địa bàn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam.
Tuy nhiên, việc phát triển kỹ năng nguồn nhân lực y tế trên địa bàn thành phố Tam Kỳ đang phải đối mặt với các thách thức, đó là:
- Kỹ năng nhân lực y tế chưa tương ứng và chưa đáp ứng kịp với việc đầu tư trang thiết bị y tế kỹ thuật cao.
- Năng lực thực hành của nhân viên y tế khi mới ra trường vào cơng tác tại các BVC cịn hạn chế.
- Khơng có đội ngũ nhân lực chất lượng cao, các chuyên gia đầu ngành để đào tạo kỹ năng.
2.3.3.2. Phát triển kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ của nhân viên y tế
Để nâng cao năng lực khám bệnh, chữa bệnh. Các BVC trên địa bàn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam luôn quan tâm đến công tác đào tạo nhân lực y tế. Công tác đào tạo tại các bệnh viện được triển khai thực hiện theo Quyết định 163/QĐ-TTg ngày 25/01/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ viên chức lao động giai đoạn 2016 - 2025; Thông tư 22/2013/TT-BYT ngày 09/8/2013 của Bộ Y tế về hướng dẫn công tác đào tạo liên tục với cán bộ y tế [12].
Nhìn chung các BVC trên địa bàn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam đã thực hiện tương đối tốt mọi khâu, mọi bước của công tác đào tạo, bồi dưỡng NL. Bên cạnh đó, liên quan đến các nội dung về cơng tác đào tạo, bồi
dưỡng của cán bộ viên chức lao động, tổng hợp từ báo cáo của các BVC trên địa bàn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam, chúng tôi thu được kết quả:
Bảng 2.14: Tổng hợp đào tạo bồi dƣỡng nâng cao trình độ tại các bệnh viện công trên địa bàn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam
Đvt: Người Trình độ Năm 2016 2017 2018 2019 2020 Tiến sĩ Thạc sĩ 2 3 1 1 Bác sĩ chuyên khoa II 3 1 2 5 Bác sĩ chuyên khoa I 4 10 6 20 11 Bác sĩ nội trú Bác sĩ 2 2 3 Dược sĩ đại học 2 Tổng 8 20 8 22 20 Nguồn: Phòng Tổ chức- Cán bộ các bệnh viện
Qua số liệu bảng 2.14 chúng tơi có thể nhìn thấy trình độ đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ đối với cán bộ y - dược của các BVC trên địa bàn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam tăng dần theo các năm nhưng số lượng tăng không đáng kể. Số lượng CBYT được cử đi học nâng cao trình độ từ đại học trở lên hàng năm khơng nhiều. Các loại hình nhân lực y tế có trình độ càng cao thì số lượng người đi học càng ít.
Nguyên nhân nâng cao trình độ đào tạo bồi dưỡng cán bộ y tế tại các BVC thấp:
- Do các năm qua tại các BVC trên địa bàn thành phố Tam Kỳ thiếu bác sĩ nên rất khó bố trí cán bộ đi học, mặt khác chính sách hỗ trợ đào tạo sau đại
- Trong vài năm gần đây, trên địa bàn thành phố Tam Kỳ có sự ra đời của một số bệnh viện tư nhân góp phần cùng hệ thống y tế cơng lập đáp ứng tốt hơn nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân. Tuy nhiên, khi các bệnh viện tư nhân ra đời đã thu hút và tạo ra dòng chảy nhân lực từ BVC sang bệnh viện tư, làm cho các BVC đã thiếu nhân lực nay lại càng thiếu hơn, làm khó khăn cho cơng tác chăm sóc phục vụ bệnh nhân và ảnh hưởng nhiều đến kế hoạch đào tạo chuyên sâu, chuyên gia của bệnh viện.
- Do bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Nam tự chủ hồn tồn về tài chính nên ảnh hưởng đến việc bố trí CBYT đi học nâng cao trình độ là điều khó khăn đối với bệnh viện.
Bảng 2.15: Đánh giá về công tác đào tạo, bồi dƣỡng nhân lực ở bệnh viện công trên địa bàn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam
NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ Số lƣợng Tỷ lệ %
Đánh giá về công tác đào tạo, bồi dưỡng NL ở các bệnh viện hiện nay
Rất không hiệu quả 0 0.00%
Khơng hiệu quả 15 3.75%
Bình thường 217 54.25%
Hiệu quả 145 36.25%
Rất hiệu quả 23 5.75%
Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát
Thông qua kết quả khảo sát bảng 2.15 cho thấy về công tác đào tạo, bồi dưỡng của các BVC trên địa bàn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam được đánh giá ở mức độ bình thường với tỷ lệ 54,25%, điều đó cho thấy việc tổ chức các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cho NLYT vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội, chưa đạt được mục tiêu theo Quyết định số 2992/QĐ-BYT ngày 17/07/2015 của Bộ Y tế.
2.3.3.3. Nâng cao y đức của nhân viên y tế
Trong thời gian qua, công tác rèn luyện và nâng cao y đức trong ngành