Thực trạng công tác quản lý vốn của Công ty TNHH MTV Quản lý Cơng trình Thủy lợi Đắk Lắk

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên quản lý công trình thủy lợi đắk lắk (Trang 74 - 78)

D QUỸ KHEN THƯỞNG, PHÚC LỢ

2.4.2. Thực trạng công tác quản lý vốn của Công ty TNHH MTV Quản lý Cơng trình Thủy lợi Đắk Lắk

Cơng trình Thủy lợi Đắk Lắk

2.4.2.1. Về huy động vốn trong Công ty

Việc huy động vốn của Công ty thực hiện tuân thủ theo quy định tại Điều 23 Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp. Công ty vay vốn của các tổ chức tín dụng, các pháp nhân khác thông qua việc ký kết hợp đồng tín dụng để vay vốn ngắn hạn và dài hạn. Công ty cũng tiến hành huy động vốn thơng qua hình thức th tài chính để đầu tư tài sản cố định.

Về cơ bản, thời gian qua, Công ty sử dụng vốn vay đúng mục đích, tự chịu mọi rủi ro và chịu trách nhiệm trước pháp luật trong quá trình huy động, quản lý, sử dụng vốn vay và trả nợ đúng hạn. Mặc dù là doanh nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước (UBND tỉnh Đăk Lăk là đại diện) song theo đúng nguyên tắc, Nhà nước không chịu trách nhiệm nghĩa vụ trả nợ đối với các khoản nợ do Công ty trực tiếp vay, trừ các khoản vay được Chính phủ bảo lãnh.

Tổng mức vốn huy động để phục vụ sản xuất, kinh doanh của Công ty bảo đảm hệ số nợ phải trả không quá ba (03) lần vốn chủ sở hữu được ghi trên Báo cáo tài chính quý hoặc Báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp nhà nước tại thời điểm gần nhất với thời điểm huy động vốn theo thẩm quyền quy định

tại Khoản 3 Điều 23 Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp. Trong đó:

- Vốn chủ sở hữu ghi trên Bảng cân đối kế toán trong Báo cáo tài chính quý hoặc Báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp nhà nước được xác định không bao gồm chỉ tiêu “Nguồn kinh phí và quỹ khác”, tuân thủ đúng quy định tại Điều 26 và Điều 27 của Nghị định 91/2015/NĐ-CP ngày 13/10/2015 về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp.

- Nợ phải trả ghi trên Bảng cân đối kế tốn trong Báo cáo tài chính q hoặc Báo cáo tài chính năm của công ty được xác định không bao gồm các chỉ tiêu: “Quỹ khen thưởng, phúc lợi”, “Quỹ bình ổn giá”, “Quỹ phát triển khoa học và công nghệ”.

2.4.2.2. Đầu tư vốn ra ngồi Cơng ty

Cơng ty sử dụng tài sản, vốn, quyền sử dụng đất thuộc quyền quản lý, sử dụng của Cơng ty để đầu tư ra ngồi Cơng ty. Việc đầu tư ra ngồi Cơng ty được thực hiện luôn tuân thủ các quy định của pháp luật và đảm bảo ngun tắc có hiệu quả, bảo tồn và phát triển vốn, tăng thu nhập và không làm ảnh hưởng đến mục tiêu hoạt động của Công ty, cụ thể:

- Đầu tư ra ngồi Cơng ty đã tn thủ quy định của pháp luật và phù hợp với ngành nghề kinh doanh của công ty, không ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Cơng ty đảm bảo có hiệu quả, bảo tồn và phát triển vốn đầu tư.

- Trong những năm gần đây, tuân thủ theo quy định của Nhà nước, Cơng ty khơng góp vốn hoặc đầu tư vào lĩnh vực bất động sản, khơng góp vốn, mua cổ phần tại ngân hàng, công ty bảo hiểm, cơng ty chứng khốn, quỹ đầu tư mạo hiểm, quỹ đầu tư chứng khốn hoặc cơng ty đầu tư chứng khốn.

- Cơng ty khơng góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp khác mà người quản lý, người đại diện tại doanh nghiệp đó là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha

nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của Chủ tịch, thành viên Hội đồng thành viên, Kiểm sốt viên, Giám đốc, Phó Giám đốc và Kế tốn trưởng của Cơng ty.

- Cơng ty khơng góp vốn cùng cơng ty con để thành lập công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh.

Đồng thời, mọi hoạt động đầu tư vốn ra ngồi doanh nghiệp của Cơng ty luôn chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan đại diện Chủ sở hữu (UBND tỉnh Đăk Lăk).

Công ty cũng tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về việc không sử dụng tài sản do công ty đang đi thuê hoạt động, đi mượn, nhận giữ hộ, nhận gia công, nhận bán đại lý, ký gửi để đầu tư ra ngoài doanh nghiệp.

2.4.2.3. Quản lý vốn chủ sở hữu trong Công ty

Vốn chủ sở hữu là loại vốn do các chủ sở hữu doanh nghiệp đưa vào để phục vụ cho hoạt động của Công ty. Đây là một trong những nguồn tài trợ thường xuyên cho hoạt động của Công ty. Do vậy, vốn chủ sở hữu có vai trị rất quan trọng đối với doanh nghiệp, duy trì hoạt động thường xuyên của Công ty.

Bảng 2.5. Thực trạng vốn chủ sở hữu tại Cơng ty

Đơn vị tính: ngàn đồng

Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

1. Vốn đầu tư chủ sở hữu 2 081 452 244 548 2 083 820 303 348 2 150 799 231 348

Nguồn vốn KD cố định 2 080 417 939 463 2 082 785 998263 2 149 764 926 263

Nguồn vốn KD lưu động 1 034 305 085 1 034 305 085 1 034 305 085

2. Quỹ Đầu tư phát triển 609 284 039 717 057 857 717 057 857

3. Quỹ hỗ trợ sắp xếp DN 70 000 000 000 70 000 000 000 10 918 420 000

4. Vốn đầu tư XDCB 117 860 000 14 001 968 600 72 829 997 000

Tại Công ty TNHH MTV Cơng trình Thủy lợi Đăk Lăk, nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn nhất trên 97% trong tổng nguồn vốn chủ sở hữu là vốn đầu tư của Nhà nước. Nguồn vốn này tăng qua các năm với tỷ lệ là 14,3% từ 2,081 ngàn tỉ năm 2018 lên 2,151 ngàn tỷ năm 2020. Ngoài ra, các quỹ của công ty: quỹ đầu tư phát triển, quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp, quỹ dự phịng tài chính và các quỹ khác… chiếm tỷ trọng nhỏ và có xu hướng giảm dần (trừ quỹ đầu tư phát triển). Đặc biệt vốn đầu tư xây dựng cơ bản giảm khá mạnh từ 117,86 tỷ năm 2018 xuống còn 72,829 tỷ đồng vào năm 2020. Sở dĩ như vậy là do Công ty đang thực hiện đầu tư trực tiếp cho các dự án từ nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp qua đầu tư. Tuy vậy, bù vào như đã phân tích ở trên, việc xây dựng cơ bản của Công ty đang tăng nhanh, cơ sở vật chất ngày càng được cải thiện.

2.4.2.4. Quản lý vốn bằng tiền của công ty

Công ty thực hiện kiểm soát chặt chẽ các khoản thu, chi bằng tiền. Các khoản thu chi đều phải thông qua sự xét duyệt của Tổng giám đốc cơng ty. Quy trình quản lý cơng việc được thực hiện nhanh gọn chính xác và đặc biệt là đội ngũ cán bộ cơng nhân viên có trình độ và trách nhiệm cao.

Xác định nhu cầu vốn lưu động: Công ty căn cứ vào kinh nghiệm để xác định nhu cầu vốn lưu động mà chưa vận dụng nhiều phương pháp khoa học. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả khả quan đã đạt được, công tác quản lý vốn lưu động trong Cơng ty cịn tồn tại một số hạn chế sau:

Vốn lưu động tại công ty chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng số vốn kinh doanh của doanh nghiệp, tuy nhiên Ban giám đốc, Ban lãnh đạo Công ty không được lơ là quản lý các khoản vốn này. Việc nâng cao được hiệu quả sử dụng vốn lưu động sẽ có tác dụng rất tốt và nhanh chóng thúc đẩy hiệu quả sử dụng vốn nói chung. Để thực hiện tốt hơn nữa việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động, công ty cần tiếp tục tháo gỡ những khó khăn sau:

Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang của Công ty tăng lên ở mức cao. Nguyên nhân chủ yếu là do cơng ty chưa có kế hoạch sản xuất, kế hoạch chi phí làm cho chi phí sản xuất tăng cao, chủ yếu là chi phí về nguyên liệu, vật liệu trực tiếp và các khoản chi phí mua ngồi đầu tư cho cơng trình cấp nước cịn quy trình sản xuất sản phẩm nước sạch khơng có chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Việc ứ đọng vốn trong chi phí sản xuất kinh doanh dở dang của công ty làm chậm tốc độ luân chuyển vốn lưu động và làm giảm hiệu quả sử dụng vốn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên quản lý công trình thủy lợi đắk lắk (Trang 74 - 78)