Chỉ tiêu và phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm nông - sinh học và khả năng tạo cây tứ bội của một số dòng giống cam quýt tại thái nguyên (Trang 65 - 66)

2.4.1. Nội dung 1

Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái của các dòng- giống cam quýt thí nghiệm.

Vườn thí nghiệm các giống được trồng với khoảng cách 2,5m- 5m, các dòng giống chưa ra quả đang ở giai đoạn kiến thiết cơ bản. Các biện pháp kỹ thuật như bón phân, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh được tiến hành đồng đều.

Theo phương pháp nghiên cứu sinh học cây cam quýt của Đại học tổng hợp Kyushu Nhật Bản kết hợp với qui phạm khảo nghiệm giống cam quýt của Bộ NN và PTNT (10TCN-2007).

* Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi: - Đánh giá hình dạng tán.

- Đường kính gốc: đo đường kính gốc cách mặt đất 20 cm. - Chiều cao cây: chiều cao đo từ mặt đất đến đỉnh tán cây.

- Đường kính tán: đo đường kính tán theo hai chiều Đông - Tây và Nam - Bắc, tính trung bình.

- Độ phân cành: tính số lượng cành cấp I và cành cấp II, tỷ lệ cành cấp II/cành cấp I.

- Đặc điểm hình thái lá (đảm bảo số mẫu nghiên cứu n ≥ 30)

* Kích thước lá: Đo chiều dài, chiều rộng lá, đo 30 lá thành thục, tính chiều dài, chiều rộng phiến lá.

* Kích thước eo lá: Đo chiều dài, chiều rộng. * Màu sắc lá, hình dạng lá, mép lá.

- Đặc điểm hình thái hoa: * Dạng hoa: Hoa đơn có lá

Hoa đơn không lá Hoa chùm ít lá

Hoa chùm mỗi lá mỗi hoa Hoa chùm không lá

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

* Số cánh hoa/hoa * Số chỉ nhị/hoa

2.4.2. Nội dung 2

Nghiên cứu một số đặc điểm sinh trưởng của các dòng- giống cam quýt thí nghiệm

* Sinh trưởng của các đợt lộc trong năm: Dựa theo phương pháp nghiên cứu sinh học của trường đại học Kyushu Nhật Bản, cụ thể như sau:

Vườn cây thí nghiệm có tuổi 3-5 năm, mỗi giống chọn ngẫu nhiên 5 cây làm thí nghiệm, trên mỗi cây chọn 5 - 6 cành ngang tán, đều về 4 phía, chọn cành có đường kính từ 1,5 - 3,0 cm, đảm bảo số cành theo dõi n ≥ 30 tiến hành đánh dấu cành ở phần sát với thân chính, theo dõi tình hình ra lộc, sinh trưởng của lộc trên cành thí nghiệm từ phần đánh dấu trở lên. Khi lộc ra tiến hành đánh dấu lộc, trong đó ghi rõ ngày tháng ra lộc, các đợt lộc ra trên cành thí nghiệm được theo dõi liên tục trong suốt thời gian thí nghiệm.

- Các chỉ tiêu theo dõi

+ Số đợt lộc và số lộc trong các vụ Xuân, Hè, Thu, Đông.

+ Thời gian ra lộc: ngày bắt đầu nhú lộc (10% số lộc mọc), ngày kết thúc ra lộc (80 % số lộc đã mọc).

+ Thời gian sinh trưởng từ khi nhú lộc đến khi trở thành cành thành thục. + Xác định số mắt lá và số lá/ cành thuần thục/các đợt lộc.

+ Xác định chiều dài cành thuần thục và đường kính cành thuần thục trên các đợt lộc.

+ Xác định tỷ lệ phần trăm cành của các đợt lộc.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm nông - sinh học và khả năng tạo cây tứ bội của một số dòng giống cam quýt tại thái nguyên (Trang 65 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)