Các vùng trồng cam quýt chủ yếu ở Việt Nam

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm nông - sinh học và khả năng tạo cây tứ bội của một số dòng giống cam quýt tại thái nguyên (Trang 31)

*Vùng cam quýt miền núi và trung du phía bắc.

Bao gồm các tỉnh miền núi phía bắc như Tuyên Quang, Yên Bái, Lào Cai, Hà Giang, Bắc Cạn, ST, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Sơn La, Lai Châu. Khu vực này nằm ở dải vĩ độ 22 - 23 độ vĩ bắc, do nằm sát vùng á nhiệt đới, lại chủ yếu là vùng núi cao có độ cao so với mặt biển trên 300 m, cho nên khí hậu phân mùa rõ rệt, đông lạnh, xuân, thu mát, hè nóng. Nhiệt độ trung bình tháng là 21 - 22 0C, tháng lạnh nhất là 13 - 150C, tháng nóng nhất là 27 - 28 0C, càng lên cao giáp biên giới Việt - Trung và Việt - Lào biên độ nhiệt độ ngày đêm chênh lệch khá cao là một điều kiện khá thuận lợi để nâng cao phẩm chất cam quýt. Với lượng mưa trung bình ở các tỉnh miền núi phía bắc là 1800 - 3200 mm, lượng mưa chủ yếu tập chung từ tháng 5 đến tháng 10, các tháng còn lại ít mưa, thời gian mưa ít nhiều ảnh hưởng tốt đến việc trồng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

cam quýt vì đây là thời gian lớn của quả, cây cần hút nhiều nước. Các tỉnh miền núi do điều kiện địa hình núi cao nên ít bị ảnh hưởng của các cơn bão lớn từ biển Đông đổ vào.

Đất đai ở vùng núi phía bắc cũng khá đa dạng, đất feralit đỏ vàng trên phiến thạch là loại đất điển hình của vùng trung du đông bắc. Đất mùn đá vôi là đất khá điển hình ở các tỉnh miền núi cao như Sơn La, Hà Giang, Yên Bái, Lai Châu. Ngoài ra còn có các loại đất feralit phát triển trên đá biến chất như gơnai, phiến thạch sét, phiến thạch mica, đất phù sa cổ, đất dốc tụ do quá trình rửa trôi và xói mòn, phù sa không được bồi ven sông, suối. Với điều kiện địa hình phức tạp, độ cao khác nhau đã phân chia vùng núi trung du phía bắc thành nhiều vùng tiểu sinh thái riêng biệt, chính vì vậy đã phù hợp để trồng nhiều loài cam quýt nói riêng và cây ăn quả nói chung.

Theo tổng cục thống kê năm 2007, toàn miền bắc có khoảng 314,6 nghìn ha (chiếm 40,6%) và sản lượng đạt khoảng 3 triệu tấn (chiếm 37,5%) phân bố ở các vùng chính sau: vùng đồng bằng sông Hồng; vùng Đông Bắc, vùng Tây Bắc và vùng Bắc Trung Bộ trong đó Đông Bắc được coi là vùng sản xuất cây cam quýt chủ lực của miền Bắc [28]. Những tỉnh trồng nhiều cam quýt phải kể đến là Tuyên Quang, Hà Giang, Yên Bái, Lạng Sơn,… Miền núi phía bắc cũng là một trong những chiếc nôi của cam quýt, các kết quả điều tra cho thấy ở đây còn tìm thấy nhiều loài hoang dại thuộc họ cam quýt. Sự phân chia thành nhiều tiểu vùng sinh thái đã góp phần tạo nên bộ giống cam quýt khá phong phú. Theo kết quả điều tra của các nghiên cứu học[32], [29], cho thấy hơn 70 % các giống cam quýt được trồng ở Việt Nam hiện nay cũng được trồng ở vùng núi phía bắc, trong đó có nhiều giống quí như quýt chùm, quýt sen, quýt đỏ, quýt đường, quýt vàng Bắc Sơn, quýt vàng Bắc Quang, các giống cam ngọt. Cũng tại vùng miền núi phía bắc đã có những vùng trồng cam quýt nổi tiếng từ lâu đời như cam Mường Pồn (Lai Châu), cam sành

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tuyên Quang, quýt vàng Lạng Sơn, quýt đỏ Yên Bái,…Do điều kiện sinh thái phù hợp nên vườn cam quýt trồng ở miền núi phía bắc có tuổi thọ rất cao, nhiều cây trên 100 tuổi vẫn đang ở thời kỳ cho năng suất cao.

Nhìn chung vùng miền núi phía bắc Việt Nam có tiềm năng lớn về đất đai, những ưu thế về khí hậu để có thể phát triển mạnh nghề trồng cam quýt. Khí hậu vùng miền núi phía bắc phù hợp với sinh trưởng, ra hoa bình thường ở cam quýt. Ngoài ra vùng này còn có ưu thế hơn so với vùng đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long là có mùa đông lạnh, biên độ nhiệt độ giữa các tháng trong năm cũng khá lớn giúp nâng cao khả năng tổng hợp đường và các sắc tố mang đúng đặc trưng của giống, vì vậy mà quả cam quýt phía bắc bao giờ cũng đẹp hơn vùng đồng bằng sông Cửu Long, quả mọng nước, ngọt và ít xơ bã hơn.

Tuy nhiên vùng cam quýt miền núi phía bắc còn có những hạn chế cơ bản như: Địa hình đất dốc, lượng mưa phân bố không đều làm đất trồng trọt nhanh bị nghèo kiệt dinh dưỡng do rửa trôi, xói mòn. Việc áp dụng kỹ thuật tiên tiến còn rất ít do hạn chế về trình độ học vấn và nhận thức của người dân, chủ yếu vẫn là độc canh một giống, canh tác theo các phương pháp truyền thống, do vậy chưa đi vào thâm canh tăng năng suất cây ăn quả. Việc tuyển chọn những giống tốt còn chưa được quan tâm, các giống hiện tại đã bị thoái hoá nhiều do sử dụng các phương pháp nhân giống truyền thống mà chủ yếu là phương pháp gieo hạt. Địa bàn rất phân tán, giao thông đi lại khó khăn, hạ tầng cơ sở nghèo nàn, rất khó khăn trong việc tiếp thị để tiêu thụ cũng như chế biến sản phẩm. Nếu khắc phục được các trở ngại trên thì vùng sản xuất cam quýt miền núi phía bắc sẽ trở thành vùng sản xuất quan trọng với cam quýt nói riêng và cây ăn quả nói chung.

* Vùng sản xuất cam quýt ven biển miền trung.

Hay còn gọi là vùng khu IV cũ gồm các tỉnh như: Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Bình trải dài từ 18 - 20030’ vĩ độ bắc. Năm 2007 diện tích cam quýt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

vùng miền trung là 8,29 nghìn ha (chiếm 10,7%) và sản lượng đạt 0,57 triệu tấn (chiếm 7,1%), đứng thứ 3 sau khu vực đồng bằng sông Cửu Long và vùng miền núi phía bắc. Trọng điểm trồng cam quýt vùng này phải kể đến là vùng Phủ Quỳ Nghệ An, vùng cam Phủ Quỳ gồm một cụm các nông trường chuyên cam quýt có diện tích hàng nghìn ha. Đây là khu vực trồng cam quýt có ưu thế về tiềm năng đất đai, được nhà nước đầu tư xây dựng các nông trường vì vậy nơi đây có đội ngũ cán bộ kỹ thuật và công nhân có kinh nghiệm về cây có múi [18]. Đồng thời cũng là nơi được thử nghiệm trồng nhiều giống nhập nội nhiều nhất ở nước ta. Vùng Phủ Quỳ ở phía tây bắc tỉnh Nghệ An từ 19,09 độ đến 19,30 độ vĩ bắc, thuộc địa phận huyện Nghĩa Đàn và một phần huyện Quỳ Hợp với tổng diện tích tự nhiên là 730000 ha. Trong đó có đến 40 % là đất đỏ bazan, ngoài ra còn một số đất đá vôi, phù sa cổ,… đất có độ dốc thoai thoải từ 3 - 60

rất thuận lợi để phát triển cam quýt [13]. Khí hậu vùng Phủ Quỳ phân chia thành 4 mùa rất rõ: Xuân - hè - thu - đông, nhiệt độ bình quân trong các tháng mùa đông vùng Phủ Quỳ từ 15 - 170

C, tháng lạnh nhất là tháng 1 có thể xuống đến 20C, số ngày có nhiệt độ dưới 10 khá lớn, yếu tố này cũng ít nhiều ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cam quýt. Nhiệt độ trung bình trong các tháng mùa nóng từ 27 - 300C, có khi nhiệt độ lên đến 33,0 - 33,60C hoặc cá biệt lên đến 420

C. Mưa ở vùng Phủ Quỳ khoảng 1600 mm/năm phân bố không đều và tập chung chủ yếu vào mùa nóng gây nên hiện tượng xói mòn đất vào mùa mưa và khô hạn vào mùa đông. Vùng cam quýt Phủ Quỳ được hình thành cùng với việc xây dựng hàng loạt các nông trường chuyên canh cam quýt, ở đây có nhiều giống nhập nội từ nước ngoài được trồng với mục đích xuất khẩu.

Tuy vậy vùng cam quýt miền trung còn có những mặt hạn chế như: Thời tiết khí hậu tương đối khắc nghiệt, mưa về mùa nóng, khô về mùa đông phần nào hạn chế sự sinh trưởng của cam quýt. Sự tiến bộ về khoa học kỹ thuật không ổn định và không đồng đều giữa các địa phương trong vùng, ở đây cần xác định lại cơ cấu giống hợp lý nhằm sản xuất phục vụ cho xuất khẩu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

* Vùng cam quýt đồng bằng sông Cửu Long.

Bao gồm các tỉnh như Tiền Giang, Đồng Tháp, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh,… vùng đồng bằng sông Cửu Long có lịch sử trồng cam quýt khá lâu đời gắn liền với việc khai phá vùng đất này. ĐBSCL có diện tích cây ăn trái xấp xỉ 378 nghìn ha trong đó có các loại cây đặc sản như: Sầu riêng, Xoài cát Hoà Lộc, vú sữa lò rèn, bưởi Năm Roi, bưởi da xanh, cam sành, chôm chôm… Tập trung nhiều ở các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Hậu Giang… Sản lượng trái cây hàng năm dự tính khoảng 4,4 triệu tấn [27]. Cam quýt được trồng nhiều ở các vùng phù sa ven sông Tiền, sông Hậu, nông dân ở đây có trình độ trồng cam quýt khá cao, đặc biệt trong kỹ thuật chăm sóc như khắc phục hiện tượng ra quả cách năm, điều khiển ra hoa sớm, muộn, tỉa cành, tạo tán cân đối, hạn chế chiều cao của cây, trồng dày hợp lý để tận dụng tối đa ánh sáng mặt trời, dinh dưỡng khoáng, nước và khoảng không gian, tạo hình thành một sự cân bằng khá hoàn chỉnh giữa cây và môi trường sinh thái vùng đồng bằng.

Vùng đồng bằng sông Cửu Long có vị trí từ 9015 đến 10030 vĩ độ bắc, đây là vùng được tạo nên bởi sông Mekong chảy qua địa phận Việt Nam trước khi đổ ra biển. Địa hình của vùng này khá bằng phẳng, cao hơn mực nước biển 3 - 6 m, hầu như không có mùa đông, nhiệt độ khá cao và ôn hoà, nhiệt độ trung bình năm là 24,5 - 29,80C, nhiệt độ tháng nóng nhất 28 - 29 0

C không chênh lệch nhiều so với tháng lạnh nhất (21 - 220

C). Lượng mưa trung bình từ 1300 - 2000 mm, chủ yếu tập trung vào mùa mưa rừ tháng 5 đến tháng 11 (90%), mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 lượng mưa chỉ vào khoảng 10 % lượng mưa cả năm. Người nông dân ở đây đã có những biện pháp trồng trọt thích hợp để tránh sự thay đổi không ổn định của mực nước ngầm và những tháng mùa mưa lũ. Các vườn cam vùng trũng được trồng trên luống cao hoặc xung quanh vườn được đắp bờ nổi để tránh nước lũ tràn vào.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trước đây cây cam quýt được trồng chủ yếu bằng cách chiết, một số gieo hạt, hiện nay chủ yếu áp dụng phương pháp nhân giống bằng phương pháp ghép là phương pháp có nhiều ưu điểm giúp cho cây khoẻ mạnh, bộ rễ khoẻ, chống chịu gió bão tốt. Vùng cam quýt đồng bằng sông Cửu Long cũng có một tập đoàn giống khá phong phú của địa phương và nhập nội. Các thuỷ nhân Trung Hoa và Pháp đã mang nhiều giống cam quýt quí trồng ở vùng nam bộ, các giống được ưa chuộng nhiều như giống cam giấy, cam Navel, cam sành, cam mật, quýt xiêm, quýt đường, bưởi đường, bưởi long tuyền. Đặc biệt ở đây có giống bưởi địa phương là bưởi Năm Roi quả to vừa phải, ngọt pha vị chua nhẹ, không hạt rất phù hợp cho xuất khẩu. Vùng cam quýt đồng bằng sông Cửu Long phát triển mạnh nhờ khí hậu, đất đai khá phù hợp và một thị trường tiêu thụ sản phẩm rộng lớn là thành phố Hồ Chí Minh và khu vực lân cận. Dòng sông Mekong đã tạo nên giao thông đường thuỷ khá thuận lợi giúp tiêu thụ nhanh sản phẩm cho nội địa và xuất khẩu. Tuy nhiên vùng cam quýt này còn một số mặt khó khăn đó là nhiệt độ chêch lệch ngày và đêm không cao, thời tiết nóng quanh năm, lũ lụt và sâu bệnh phá hại nhiều làm năng suất, chất lượng giảm nhiều.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm nông - sinh học và khả năng tạo cây tứ bội của một số dòng giống cam quýt tại thái nguyên (Trang 31)