Một số đối tượng bệnh hại chính.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm nông - sinh học và khả năng tạo cây tứ bội của một số dòng giống cam quýt tại thái nguyên (Trang 88 - 90)

Bảng 3.17 Một số loại bệnh hại chính trên các dòng bƣởi

Chỉ tiêu Giống

Chảy gôm Loét sẹo Nấm phân trắng

Mức độ hại Bộ phận bị hại Mức độ hại Bộ phận bị hại Mức độ hại Bộ phận bị hại

Diễn 0 gốc, rễ cây + Lá, cành non + lá

Phúc Trạch + nt + nt 0 nt Năm Roi + nt + nt + nt Da Xanh 0 nt + nt 0 nt Đoan Hùng + nt + nt + nt ST + nt + nt + nt TN1 0 nt 0 nt + nt V2 + nt 0 nt + nt

* Ghi chú: 0 : Không bị hại,

+ : Bị hại ở mức nhẹ < 30% cây, cành, lá bị sâu bệnh.

++ : Bị hại ở mức trung bình 30 - 70% cây, cành, lá bị sâu bệnh. +++: Bị hại ở mức nặng > 70% cây, cành, lá bị sâu bệnh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Kết quả điều tra tình hình bệnh hại trên các dòng giống cam quýt thí nghiệm ở bảng 3.17 cho thấy: Các giống thí nghiệm bị nhiễm 3 bệnh phổ biến nhất trên cam quýt là: bệnh chảy gôm, loét sẹo và nấm phấn trắng. Các giống thí nghiệm bị nhiễm bệnh ở mức độ khác nhau, từ nhẹ đến nặng, trong đó cho thấy các dòng giống Diễn, Da Xanh, TN1 không bị nhiễm bệnh chẩy gôm, các giống còn lại bị nhiễm ở mức độ nhẹ (dưới 30% gốc rễ cây bị nhiễm bệnh). Trong vườn cây thí nghiệm, hầu hết các giống bưởi bị nhiễm bệnh loét sẹo trên lá hoặc cành non ở mức độ nhẹ, các dòng giống cam thí nghiệm thể hiện sức đề kháng tốt hơn đối với bệnh này. Năm 2009, chỉ có 2 giống bưởi Phúc Trạch và Da Xanh trong vườn cây thí nghiệm không nhiễm bệnh nấm phấn trắng trên lá, còn lại hầu hết các dòng giống khác đều bị nhiễm ở mức độ nhẹ.

Qua kết quả điều tra tình hình sâu bệnh hại trên các dòng giống cam quýt thí nghiệm rút ra một số nhận xét:

Hầu hết các dòng giống thí nghiệm, bị nhiễm một số sâu bệnh hại phổ biến trên cam quýt. Nhưng không nhiễm một số sâu bệnh hại nguy hiểm trên cam quýt hiện nay như bệnh Greening, Tristera….

Ở mức độ nhiễm bệnh nhẹ trên vườn cam quýt thí nghiệm chúng ta có thể áp dụng một số biện pháp phòng chống sâu bệnh như: chế độ chăm sóc bón phân, tỉa cành, tưới tiêu hợp lý… nhằm giảm tối thiểu mức độ gây hại của sâu bệnh đồng thời giảm chi phí thuốc bảo vệ thực vật, đảm bảo cho cây phát triển bộ khung tán trong giai đoạn kiến thiết cơ bản tốt.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm nông - sinh học và khả năng tạo cây tứ bội của một số dòng giống cam quýt tại thái nguyên (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)