Một số đối tượng bệnh hại chính

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm nông - sinh học và khả năng tạo cây tứ bội của một số dòng giống cam quýt tại thái nguyên (Trang 87 - 88)

Bảng 3.16: Một số loại sâu hại chính trên các dòng giống cam quýt nghiên cứu

Chỉ tiêu Giống

Sâu

vẽ bùa Sâu ăn lá Nhện đỏ

Mức độ hại Bộ phận bị hại Mức độ hại Bộ phận bị hại Mức độ hại Bộ phận bị hại

Diễn +++ Lá non + Lá, cành non ++ Lá, cành non

Phúc Trạch + nt ++ nt + nt Năm Roi + nt ++ nt + nt Da Xanh + nt + nt + nt Đoan Hùng ++ nt + nt + nt ST ++ nt ++ nt + nt TN1 + nt + nt 0 nt V2 + nt + nt 0 nt

* Ghi chú: 0 : Không bị hại,

+ : Bị hại ở mức nhẹ < 30% cây, cành, lá bị sâu bệnh.

++ : Bị hại ở mức trung bình 30 - 70% cây, cành, lá bị sâu bệnh. +++: Bị hại ở mức nặng > 70% cây, cành, lá bị sâu bệnh.

Trên các dòng giống cam quýt thí nghiệm, có 3 đối tượng sâu hại chính (bảng 3.16). Nhìn chung các giống đều bị sâu gây hại từ mức độ nhẹ đến nặng, cụ thể:

Sâu vẽ bùa: Các dòng giống cam quýt thí nghiệm đều bị sâu vẽ bùa gây hại ở

giai đoạn lộc, trên những lá rất non (khoảng 4- 8 ngày tuổi). Nặng nhất về mức độ sâu hại là giống bưởi Diễn( mức độ gây hại của sâu vẽ bùa lên tới trên 70% lá, lộc non bị hại), bưởi Đoan Hùng và ST bị sâu hại lá, lộc non ở mức độ trung bình. Các dòng giống còn lại không hoặc bị sâu vẽ bùa hại ở mức độ nhẹ.

Sâu ăn lá: Trên cam quýt, các loại sâu ăn lá bao gồm chủ yếu ấu trùng

của 3 loại bướm phượng: Papilio demoleuus, Papilio polytes và Papilio memnon thuộc họ Papilionidae. Trên vườn cây thí nghiệm, sâu ăn lá là đối tượng gây hại chính vì vườn cây đang ở giai đoạn kiến thiết cơ bản, cây phát triển thân lá mạnh. Từ kết quả điều tra bảng 4.16 cho thấy, các giống bưởi bị sâu ăn lá hại với mức độ nhẹ đến trung bình, 2 dòng giống cam thí nghiệm ở

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

mức độ nhẹ (dưới 30% lá non và lộc non). Do đặc điểm hình thái của sâu ăn lá có kích thước lớn (chiều dài thân khoảng 3,5- 3,7 cm) nên ta có thể dễ dàng phát hiện bằng mắt thường. Mặt khác sâu thường ra ăn lá non vào sáng sớm hoặc chiều mát, nên người làm vườn có thể chủ động bắt sâu ăn lá bằng tay để hạn chế sử dụng và giảm chi phí thuốc hóa học bảo vệ thực vật cho vườn cam quýt.

Nhện đỏ: Nhện đỏ gây hại lá bánh tẻ và lá già làm cho lá bị mất mầu xanh sáng thành mầu xám bạc, bị nặng lá rụng hàng loạt. Trong năm 2009 nhện đỏ gây hại từ tháng 3 đến tháng 11. Thời tiết ấm nóng, khô hạn rất thích hợp cho nhện phát triển.

Nhìn chung các giống đều bị sâu gây hại từ mức độ nhẹ đến nặng, trong đó bưởi Diễn bị nhện đỏ gây hại nặng hơn so với các giống bưởi khác. Các dòng giống còn lại không hoặc bị hại ở mức nhẹ hơn, đặc biệt giống cam V2 và dòng cam TN1 bị nhện đỏ gây hại ở mức độ không dáng kể. Các dòng giống này bước đầu đã thể hiện được khả năng chống chịu sâu hại khá hơn và như vậy sẽ giảm được chi phí thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất, tạo sản phẩm an toàn cho người sử dụng.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm nông - sinh học và khả năng tạo cây tứ bội của một số dòng giống cam quýt tại thái nguyên (Trang 87 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)