Sâu bệnh hại trên cam quýt

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm nông - sinh học và khả năng tạo cây tứ bội của một số dòng giống cam quýt tại thái nguyên (Trang 61 - 64)

Trong các loài cam quýt thì bưởi được coi là cây ít bị sâu bệnh hơn cả. Mức độ gây hại đối với từng vùng, từng giống có khác nhau. Nguồn sâu bệnh xuất hiện và phát triển do nhiều nguyên nhân khác nhau. Song chủ yếu là các nguyên nhân sau:

Nguồn giống cung cấp cho sản xuất đã bị nhiễm sâu bệnh.

Do nguồn lây truyền từ vùng này sang vùng khác, từ vườn này sang vườn khác, từ cây này sang cây khác bởi các môi giới truyền bệnh, như rầy chổng cánh Diaphorinacitri,...

Phòng trừ sâu bệnh không kịp thời, không đúng lúc, không đúng thuốc nên có sự lây lan nhanh.

Chế độ đầu tư chăm sóc còn hạn chế nên sức sinh trưởng và sức đề kháng nội sinh của cây giai đoạn đầu còn yếu [10].

* Một số sâu hại chính

- Sâu vẽ bùa (Phyllocuistis Citrella Stainton): + Tình hình phân bố tại Việt Nam

Theo Hoàng Ngọc Thuận trên cam quýt trồng ở phía Bắc Việt Nam, sâu vẽ bùa là một loài tiêu biểu và phổ biến[4]. Sâu trưởng thành là một loại bướm rất nhỏ đẻ trứng rải rác trên các chồi non vào ban đêm. Sâu non sau khi nở ra đục vào phần thịt lá dưới lớp bảng bì tạo thành các đường ngoằn ngèo có phủ lớp sáp màu trắng trên phiến lá, làm cho lá non bị quăn queo, cuối đường cong vẽ trên mặt lá có sâu non nhỏ bằng đầu kim.Các đường đục thường rộng dần và kéo dài theo tuổi sâu. Các đường đục này khi khô đi có

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hình dạng những đường ngoằn ngoèo trên lá rất rõ vì vậy loại sâu gây hại này được gọi là sâu vẽ bùa. Thời gian gây hại của sâu vẽ bùa tập trung vào các đợt lộc non đặc biệt là lộc xuân tháng 4- tháng 5, lộc thu tháng 8- tháng 9.

Một số khuyến cáo về biện pháp phòng trị sâu vẽ bùa.

+ Tỉa cành, bón phân hợp lý, điều khiển sự ra chồi sao cho đồng loạt để hạn chế sự lây nhiễm liên tục trong năm.

+ Nuôi kiến vàng Oecophylla smaragdina. + Sử dụng dầu khoáng hay thuốc hóa học.

- Sâu đục thân (Nadezhiella cantori), sâu đục cành (Anoplophora

chinensis): Sâu trưởng thành là một loại xén tóc thường xuất hiện từ cuối

mùa xuân đến đầu mùa hè, đẻ trứng rải rác ở các kẽ nứt trên thân, cành, nách lá. Sâu non sau khi nở ra đục vào cành tạo thành đường hầm đi từ cành tăm đến cành to và tới thân, trên vết đục xuất hiện lớp phân mùn cưa đùn ra. Hàng năm sâu thường gây hại nặng vào tháng 5, 8, 9. Biện pháp phòng trị: bắt bọ trưởng thành- xén tóc; dùng gai mây luồn vào chỗ đục để bắt sâu non; bơm thuốc vào chỗ đục của sâu, phun thuốc để diệt trừ trứng sâu và các loại rầy rệp trên cây[4].

- Ruồi đục quả (Bactrocera Dorsalis): Ruồi trưởng thành chích sâu vào trong thịt quả, đẻ trứng vào đó thành từng ổ, trứng đẻ ra dòi phá hoại phần thịt quả làm cho quả thối ủng và bị rụng. Hàng năm ruồi thường xuất hiện gây hại trên các vườn bưởi từ tháng 6 - tháng 11. Hại nặng vào giai đooạn từ khi quả chín đến thu hoạch[10].

- Nhện đỏ (Panonychus Citri): Nhện đỏ gây hại lá bánh tẻ và lá già làm cho lá bị mất mầu xanh sáng thành mầu xám bạc, bị nặng lá rụng hàng loạt. Trong năm nhện thường gây hại từ tháng 3 đến tháng 11. Thời tiết ấm nóng, khô hạn rất thích hợp cho nhện phát triển[4].

* Một số đối tƣợng bệnh hại chính.

Bệnh hại đối với cây có múi là một trong những yếu tố gây cản trở lớn nhất đối với sự phát triển sản xuất cây có múi trên thế giới nói chung và ở

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Việt Nam nói riêng, trong đó nguy hiểm nhất là bệnh Greening, Tristera...[10].

- Bệnh chảy gôm (Phytophthora Citrophthora): Bệnh tạo thành các vết nứt vỏ dọc trên thân cành. Từ vết nứt có dòng nhựa chảy ra đặc dẻo, có màu trong mờ. Nếu bệnh xuất hiện trên cành nhỏ sẽ gây vàng héo các lá phía trên và làm cành đó chết hẳn. Bệnh có thể làm chết cả cành to, thậm chí cả cây. Bệnh còn gây hại trên cả quả chín vàng, quả bị bệnh dễ bị rụng và thối. Bệnh thường xuất hiện quanh năm nhưng phát triển mạnh vào mùa thu, nhất là ở các vườn bưởi không thông thoáng, ít được chăm sóc đốn tỉa[46].

- Bệnh loét sẹo (Xanthomonas Citri Campestris): Vết bệnh thường có mầu nâu nhạt nhô lên khỏi bề mặt lá. Có thể lốm đốm hoặc dày đặc trên mặt lá, hình tròn, bề mặt vết bệnh sần sùi, gồ ghề. Nếu bệnh xuất hiện trên cành sẽ nhìn thấy các đám sần sùi giống như ghẻ lở mầu vàng hoặc nâu. Cành bị nhiều vết bệnh sẽ khô và chết. Bệnh đặc biệt gây hại nặng trong điều kiện nóng ẩm. Có thể dùng Boocdo 1% hoặc Casuran 1% để phun[4].

- Bệnh nấm phấn trắng (Oidium tingita nium): Bệnh xuất hiện cả ở trên cành, lá, hoa và quả nhưng chủ yếu hại trên chồi và lá non. Lá non bị bệnh có màu xanh nhợt nhạt, phiến lá bị uấn cong phồng cứng, quăn queo và bị rụng. Chồi non bị bệnh thân tóp lại và có thể bị chết. Hàng năm bệnh thường xuất hiện và gây hại nặng từ cuối mùa xuân. Điều kiện thời tiết ban ngày ấm áp, ban đêm lạnh khô mát kéo dài, phù hợp cho bệnh phát triển mạnh[4].

- Các bệnh virus: Exocortis, Greening, Tristera và Pxoroxis. Phòng bệnh là chính bằng các biện pháp tổng hợp như: thâm canh cao ngay từ đầu, chọn gốc ghép chống bệnh, phun thuốc thường xuyên để phòng trừ rệp, rầy chổng cánh và các loại sâu hại khác[4].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

CHƢƠNG II

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm nông - sinh học và khả năng tạo cây tứ bội của một số dòng giống cam quýt tại thái nguyên (Trang 61 - 64)