Các loài trong họ cam quýt

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm nông - sinh học và khả năng tạo cây tứ bội của một số dòng giống cam quýt tại thái nguyên (Trang 56)

Trong nhóm cam quýt nói chung và nhóm cây trong họ hoa hồng (Rutaceae) đều có chung những đặc điểm phân loại như: Cây có mang tuyến dầu (chủ yếu phân bố ở lá), bầu mọc nối trên đài hoa, lá phần lớn có đỉnh viền răng cưa, quả gồm 2 hay nhiều noãn bên trong [57].

Họ hoa hồng (Rutaceae) được phân chia thành 130 giống (genus) với những đặc điểm chung như đã trình bày ở trên, 130 giống này nằm trong 7 họ phụ khác nhau, trong đó họ phụ hoa hồng (Aurantirideae) có ý nghĩa nhất. Sự phân loại chi tiết hơn dưới họ phụ Aurantirideae có tộc Citreae (28 giống) và tộc phụ Citrinae (13 giống), 3 nhóm: “tiền cam quýt”, “gần cam quýt” và nhóm “cam quýt thực sự” (true citrus group) được phân nhóm từ Citreace và tộc phụ Citrnae. Sự phân loại cam quýt khá phức tạp vì có các yếu tố như: Có rất nhiều giống (cultivars) trong sản xuất và các dạng con lai của các giống này (hybrids), hiện tượng hạt đa phôi, đột biến và hiện tượng đa bội thể cũng là những nhân tố gây khó khăn cho phân loại cam quýt. Hiện nay tồn tại 2 hệ thống phân loại cam quýt được nhiều người áp dụng, theo Tanaka Nhật Bản cam quýt gồm 160 - 162 loài (species). Tanaka quan sát thực tiễn sản xuất và cho rằng các giống (cultivars) cam quýt qua trồng trọt đã có nhiều biến dị trở thành giống mới, ông quan sát, ghi chép tỉ mỉ đặc điểm hình thái của các giống đã biến dị và phân chúng thành một loài mới hoặc giống mới với tên khoa học được bắt đầu bằng tên của giống hoặc loài đã sinh ra chúng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

và kết thúc bằng chữ Horticulture Tanaka [65], [66]. Swingle đã phân chia cam quýt ra thành 16 loài [57], bảng phân loại của Swingle đơn giản hơn nên được sử dụng nhiều hơn, tuy nhiên các nhà khoa học vẫn phải dùng bảng phân loại của Tanaka để gọi tên các giống cam quýt vì bảng phân loại này chi tiết đến tên từng giống. Có 10 loài quan trọng nhất trong nhóm “true citrus group” và nhóm con lai được liệt kê ở bảng 8, và tên của một số nhóm con lai phổ biến, đây là những loài được trồng phổ biến và có ý nghĩa với con người, cụ thể được mô tả như sau:

Bảng 1.8a. Các loài cam quýt thực sự có ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất

Tên loài Tên tiếng Anh Tên tiếng Việt

C. sinensis C. aurantium C. reticulata C. paradisis C. grandis C. limon C. medica C. aurantifolia C. trifoliate C. F. margarita Sweets orange Sour orange Mandarin Pomelo (grapefruit) Shadock (pummelo) Lemon Citron Lime Tritoliate (poncirus) Kumquat Cam ngọt Cam chua Quýt Bưởi chùm Bưởi Chanh ta Chanh núm Chanh vỏ mỏng có núm Chanh đắng (chanh 3 lá) Quất

Bảng 1.8b. Tên gọi của các nhóm con lai (hybrids)

Tangar Tangelo Lemonlime Citrange Citrumelo Limequat = = = = = =

Mandarin x sweet orange Mandarin x graefruit Lemon x lime

Poncirus x sweet orange Poncirus x grapefruit Lime x kumquat

Bưởi (C. grandis) quả to nhất trong các loài cam quýt, vị chua hoặc ngọt, bầu có từ 13 - 15 noãn, eo lá khá lớn, hạt nhiều. Hiện nay các giống bưởi phần

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

lớn thuộc dạng hạt đơn phôi, và được trồng chủ yếu ở các nước nhiệt đới như Thái Lan, Malaysia, Việt Nam, Trung Quốc,… Việt Nam có rất nhiều giống bưởi nổi tiếng như bưởi Đoan Hùng, bưởi Phúc Trạch, bưởi Năm Roi,…

Bưởi chùm (C. paradisi): Được đánh giá là dạng con lai tự nhiên của bưởi

(C. grandis) vì vậy hình thái bưởi chùm khá giống với bưởi (C.grandis) nhưng

lá nhỏ hơn, eo cũng nhỏ hơn, quả nhỏ, cùi mỏng, vỏ mỏng, vị chua nhẹ. Bưởi chùm cho những giống ít hạt như Duncan, phần lớn các giống bưởi chùm có hạt đa phôi nên cũng có thể sử dụng làm gốc ghép. Quả bưởi chùm là món ăn tráng miệng rất được ưa chuộng ở châu Âu, người ta gọt nhẹ lớp vỏ mỏng bên ngoài rồi để cả cùi cắt thành các lát nhỏ dùng sau bữa ăn [65], [66], [57]. Bưởi chùm được trồng nhiều ở Mỹ, Brazil, riêng bang Florida Mỹ chiếm 70 % sản lượng bưởi chùm của thế giới. Ở Việt Nam vào những năm 60 đã nhập nội một số giống bưởi chùm như Duncan, Marsh, Forterpinke,… cho năng suất khá, tuy nhiên bưởi chùm chưa được ưa chuộng thực sự ở Việt Nam.

Cam ngọt (C. sinensis)

Cam ngọt quả to hơn các loai cam khác, mùi vị tinh dầu ở lá các loài cam quýt là một đặc điểm để phân loại, lá quýt có mùi cay đậm hơn các loại lá khác. Đặc điểm cam ngọt là có vị rất ngọt, quả có từ 9 - 13 múi, vỏ mỏng và mịn. Cam ngọt chiếm tới 2/3 sản lượng cam quýt trên thế giới, là sản phẩm được ưa chuộng nhất trong các loại quả có múi. Cam ngọt được chia làm rất nhiều nhóm giống như cam Navel, cam Valencia, cam Vàng, cam Máu, cam Pineapple…[65], [66].

Quýt (C. Reticulata)

Tuyến dầu của quýt có múi đặc trưng giúp có thể phân biệt được với các loài khác, quả quýt nhỏ, vỏ nhẵn, rất rễ bóc vỏ, lá có răng cưa khá điển hình, ở một số giống, mặt dưới lá màu xanh nhạt, hoa mọc đơn hoặc chùm nhưng không bao giờ mọc thành chùm có nhánh, màu sắc vỏ quả rất hấp dẫn từ vàng đến vàng - đỏ, đỏ. Quýt cũng được chia thành các nhóm khác nhau như quýt Sasuma (trồng phổ biến ở Nhật Bản, còn được gọi là quýt Unshiu hay quýt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Ôn Châu), quýt Kinh hay còn gọi theo tiếng Nhật Bản là quýt Kunenbo, quýt Vàng, nhóm quýt không hạt trong đó có quýt Dancy, Clementine..[65], [66], [57].

Các loại chanh bao gồm: Chanh núm (C. medica), chanh núm vỏ mỏng (C. aurantifolia), chanh ta (C. limon). Các giống chanh được chia chủ yếu thành 2 nhóm chanh chua và chanh ngọt. Hạt chanh đa số là hạt đa phôi, mùi tinh dầu của lá cũng đặc trưng cho từng loài, chanh chua độ Acid có thể lên đến 7 - 8 %. Hoa của chanh núm và chanh vỏ mỏng có màu tím trước khi nở rất đặc trưng, gân lá của 3 loại chanh kể trên cũng rất khác nhau, dựa vào đó có thể phân biệt được từng loại khi không có quả trên cây. Ở Việt Nam cho thấy có cả 3 loại bao gồm chanh Yên, Phật Thủ (C. medica), chanh Giấy, chanh vỏ mỏng có núm (C. aurantifolia), chanh ta (C. limon) ..[65], [66], [57].

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm nông - sinh học và khả năng tạo cây tứ bội của một số dòng giống cam quýt tại thái nguyên (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)